Triển vọng hoà hợp dân tộc Đức

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc Đức 1990- 2019 (Trang 57 - 67)

7. Cấu trúc khoá luận

3.3. Triển vọng hoà hợp dân tộc Đức

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đưa ra một số nhận định về triển vọng hoà hợp dân tộc Đức như sau:

Trong một tương lai gần, nước vấn đề hoà hợp dân tộc ở Cộng hoà liên bang Đức sẽ có nhiều khó khăn vì một số lí do sau. Năm 2019 là một năm thế kỉ, với sự bất ổn kinh tế toàn cầu do dịch bệnh Covid19 gây ra. Đã làm cho kinh tế khắp thế giới kiệt quệ và có lâm vào khủng hoảng, đặc biệt là ở Châu Âu các hoạt động xuất nhập khẩu dường như không thể hoạt động. Nước Cộng hoà liên bang Đức cũng không tránh khỏi việc đó, theo số liệu đã được thống kê ngày 25/4/2020 số ca bị nhiễm dịch bệnh lên đến con số 156.337 ca nhiễm. Đây là một số lượng rất lớn, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, đặc biệt là biện pháp cách li xã hội làm cho nền sản xuất bị ngưng trệ, từ đó mức tăng trưởng kinh tế đất nước cũng rơi vào mức 0 hoặc thậm chí đến mức âm nếu như tình hình dịch bệnh không được kiểm soát một cách triệt để.

Trong thời kì dịch bệnh tràn lan như vậy, vấn đề để có thể đưa đến sự phát triển đồng đều giữa hai miền Đông Đức và Tây Đức là một vấn đề khó khăn, từ đó đòi hỏi những nhà lãnh đạo liên bang phải có những quyết sách đúng đắn, kịp thời để khoảng cách không bị kéo xa ra.

Vào những năm 30 của thế kỉ XX, vấn đề hoà hợp dân tộc Đức mới có thể đi vào ổn định, nền kinh tế miền Đông mới có thể đuổi gần kịp so với nền kinh tế miền Tây. Nhờ các chính sách ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế, văn hoá cho miền Đông nước này mà chính phủ đã, đang và sẽ làm trong tương lai.

Tiểu kết chương 3

Qua đó ta có thể thấy rằng, sau 30 năm tái thống nhất đất nước. Vấn đề hoà hợp dân tộc Đức đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực về sự kéo gần khoảng cách giữa hai miền Đông và Tây. Rút ngắn khoảng cách về kinh tế đưa mức nhập bình quân Đông Đức gần bằng so với mức thu nhập trung bình của Tây Đức. Ngoài những thành tựu về kinh tế, thì cũng có nhiều thành tựu về văn hoá và đặc biệt là

chính trị. Hệ thống trong tổ chức chính trị số lượng nữ chính trị đang tăng dần qua các thời kì và đến một tương lai không xa thì sẽ đạt mức độ cân bằng giữa nam và nữ trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, ngoài những thành tựu mà Cộng hoà liên bang Đức đã đạt được thì vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như sự chênh lệch kinh tế giữa hai miền vẫn ở mức cao, số lượng người thất nghiệp vẫn ở mức cao. Số lượng người Đông Đức tham gia vào hệ thống chính trị còn ít và chủ yếu là các cán bộ cấp thấp trừ bà thủ tướng Angela Merkel.

Nhìn chung lại, sau 30 năm tái thống nhất, Cộng hoà liên bang Đức thay đổi từng ngày. Trong tương lai, nhất định hai miền nước Đức sẽ có được “một tiếng nói chung”.

KẾT LUẬN

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị chia cắt làm bốn phần do bốn cường quốc Anh, Pháp, Hoa Kì, Liên Xô tạm thời chiếm đóng. Đến năm 1949 ngay tại nước Đức ra đời hai nhà nước mới với hai chế độ chính trị khác nhau là Cộng hoà liên bang Đức theo thể chế CNTB và Cộng hoà dân chủ Đức theo thể chế CNXH. Như vậy, sau năm 1949 nước Đức đã chính thức bị chia cắt thành hai. Sau 40 năm chia cắt, với sự sụp đổ của bức tường Berlin mở đầu cho sự tái thống nhất nước Đức. Đến ngày 3 – 10 – 1990 nước Đức chính thức tái thống nhất và lấy tên là Cộng hoà liên bang Đức gồm 16 bang.

Sau khi tái thống nhất trở lại, nước Cộng hoà liên bang Đức đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các bang miền Đông Đức với các bang miền Tây Đức để từ đó có thể thống nhất đất nước một cách toàn diện nhất. Sau 30 tái thống nhất, Cộng hoà liên bang Đức đã đạt được nhiều thành tựu trong tất cả các lĩnh vực đời sống đặc biệt là về lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá. Về kinh tế, kinh tế từ năm 2009 đạt được nhiều năm phát triển liên tục với mức tăng trưởng khá cao, đời sống nhân dân hai miền ngày càng được nâng cao, mức chênh lệch giữa Đông – Tây về thu nhập trung bình đã giảm dần. Về chính trị, số lượng phụ nữ trong bộ máy chính trị đang tăng dần, đặc biệt là sự có mặt của bà Angela Markel là một người phụ nữ đầu tiên nắm trong tay chức vụ thủ tướng và đặc biệt hơn nữa, bà là một lãnh đạo của nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức trước đây.

Như vậy, qua công trình nghiên cứu chúng ta có những cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình hoà hợp dân tộc Đức từ 1990 đến 2019, một sự tái thống nhất xuất hiện một cách bất ngờ, một sự nỗ lực không biết mệt mỏi của nhân dân Đức và chính quyền đất nước để có thể đi đến một sự thống nhất hoàn toàn, đó chính là thu hẹp đến hết cỡ sự chênh lệnh kinh tế, chính trị vùng miền.

Ngoài những thành tựu về kinh tế, thì cũng có nhiều thành tựu về văn hoá và đặc biệt là chính trị. Hệ thống trong tổ chức chính trị số lượng nữ chính trị đang tăng dần qua các thời kì và đến một tương lai không xa thì sẽ đạt mức độ cân bằng giữa nam và nữ trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, ngoài những thành tựu mà Cộng hoà liên bang Đức đã đạt được thì vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như sự chênh lệch kinh tế giữa hai miền vẫn ở mức cao, số lượng người thất nghiệp vẫn ở mức cao. Số lượng người Đông Đức tham gia vào hệ thống chính trị còn ít và chủ yếu là các cán bộ cấp thấp trừ bà thủ tướng Angela Merkel.

Nhìn chung lại, sau 30 năm tái thống nhất, Cộng hoà liên bang Đức thay đổi từng ngày. Trong tương lai, nhất định hai miền nước Đức sẽ có được “một tiếng nói chung”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Vân Anh (2011), Công cuộc thống nhất Đức1989 – 1990, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Cơ quan báo chí và thông tin Chính phủ Đức (2003), Nước Đức quá khứ và hiện

tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

3. Krenz, Egon (2012), Mùa thu nước Đức 1989: Câu chuyện về sự sụp đổ bức tường Berlin và sự thống nhất nước Đức,Nhà xuất bản Hồng Đức.

4. James, Peter (1998),Nước Đức hiện đại: Chính trị, xã hội và văn hóa, Nhà xuất bản Routledge, London.

5. Schäfer-Gümbel, Thorsten Rolf (2014), Dân chủ và kinh tế vì sự phát triển của con người: Góc nhìn dân chủ xã hội của Đức, Tạp chí Nghiên cứu con người, Số 3 (72), tr.60-67.

6. Larres, Klaus (1998), Nước Đức từ khi thống nhất: Những hậu quả trong và ngoài

nước, Nhà xuất bản MacMillan, St. Martin's.

7. Đặng Hoàng Linh (2014), Mô hình kinh tế thị trường xã hội và vai trò của nhà nước tại Đức, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,Số 1 (96), tr. 185-197.

8. Parxalina và các tác giả, (2001), Nước Đức thống nhất 10 năm, Nhà xuất bản Inion Pan.

9. Nguyễn Anh Thái (1995), Lịch sử thế giới hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

10. Lê Thế Tình (2010), Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của Cộng hòa dân chủ

Đức, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

11. Trần Thị Vinh, Lê Anh Văn (2008)Lịch sử thế giới hiện đại, quyển 2,Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. The new Germany: A human geography (2019), John Wiley &Sons, Universitym

College London.

13. Kỳ công thống nhất nước Đức của Helmut Kohl, https://thanhnien.vn/the-gioi/ky- cong-thong-nhat-nuoc-duc-cua-helmut-kohl 846488.html.

14. Sự thật về sự khác nhau giữa Đông Đức và Tây Đức bạn cần nhớ, https://avt.edu.vn/nuoc-duc/thu-tuc/su-khac-nhau-giua-dong-duc-va-tay- duc.html. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC LÃNH ĐẠO CAO CẤP

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc Đức 1990- 2019 (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)