Thống nhất về kinh tế, tài chính, tiền tệ và xã hội

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc Đức 1990- 2019 (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc khoá luận

2.1. Quá trình tái thiết thực hiện thống nhất Đức1989 – 1990

2.1.2.2. Thống nhất về kinh tế, tài chính, tiền tệ và xã hội

Để thống nhất nước Đức thì vấn đề thống nhất về kinh tế là một vấn đề quan trọng và góp phần thúc đẩy quá trình thống nhất diễn ra được nhanh hơn.

Trước khi cuộc bầu cử tháng 3 – 1990 diễn ra vấn đề chính trong các cuộc tranh luận chính trị giữa hai nước Đức là làm thế nào xây dựng một nền kinh tế, tiền tệ, xã hội thống nhất và đảm bảo các chi phí tài chính để thực hiện thống nhất quốc gia. Câu hỏi này trở thành trung tâm tranh luận của tất cả các đảng phái chính trị ở Đức.

Để nhận được sự ủng hộ cao của cử tri Đức, Chancellor Kohl cam kết sẽ đưa Đông Đức nhanh chóng đuổi kịp Tây Đức, xoá bỏ khoảng cách phát triển giữa hai miền và hoàn thành thống nhất quốc gia trong thời gian ngắn nhất. Trong đó, đảng Dân chủ xã hội Đức(SPD) đưa ra một biện pháp tranh cử khác. Đảng SPD chỉ rõ những tổn thất, những khó khăn đặt ra cho nước Đức sau khi tiến hành thống nhất thành công. Tuy nhiên các cử tri Đông Đức quan tâm lúc đó là vấn đề thống nhất quốc gia và làm thế nào nhanh chóng thống nhất Đông Đức, nên hầu hết các cử tri Đông Đức vẫn ủng hộ Kohl.

Quyết định cốt yếu nhất là đưa ra tỉ lệ trao đổi giữa đồng tiền Đông Đức(Ost mark) với đồng tiền Tây Đức(Deutsch mark – DM). Ngày 1 – 4 – 1990, Karl Otto Pohl – giám đốc Bundesbank đưa ra tỉ lệ trao đổi giữa đồng Ost mark và đồng Deutsch mark – DM là 2:1(2 đồng Ost mark đổi được 1 đồng Deutsch mark – DM). Tuy nhiên quan điểm này không được chấp nhận, đặc biệt là tỉ lệ trao đổi này ở chợ đen là 5:1. Một vài chuyên gia kinh tế ước lượng giá trị thật của đồng Ost mark lúc đó chỉ bằng 0,23 giá trị của đồng Deutsch mark – DM, nhưng những chính trị gia Đức thời gian ấy tiếp tục đứng ra đấu tranh cho tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền lúc ấy với tỉ lệ là 1:1

Ngày 23 – 4 – 1990, chính phủ Tây Đức công bố giới hạn đổi tiền là 1:1. Vào tháng 5 – 1990, chính phủ Tây Đức ra thông báo về số lương tiền cho phép phụ thuộc vào độ tuổi của người công dân. Công dân trên 60 tuổi chỉ được đổi

một lượng tiền tối đa là 6000DM theo tỉ lệ 1:1, những người dân từ 15 – 59 tuổi chỉ được đổi tôí đa là 4000DM và người dưới 15 tuổi được đổi tối đa 2000DM. Những quy định này chỉ áp dụng cho khản tiết kiệm tính đến thời điểm ngày 31 – 12 – 1989. Các khoản tiền được gửi trong ngân hàng đến trong nửa năm 1990 thì được đổi với tỉ lệ 3:1, các khoản tiết kiệm khác và tiền đang lưu hành được đổi với tỉ lệ 2:1, lương và tiền trợ cấp xã hội được đổi theo tỉ lệ 1:1. Nợ của nhà nước Đông Đức phải trả theo tỉ lệ 2:1, tuy nhiên những nợ này chỉ là những nợ trong nước. Những quy định này được áp dụng bắt đầu từ ngày 1 – 7 – 1990 trên toàn nước Đức.

Ngày 5 – 3 -1990, Uỷ ban Đức – Đức họp hội nghị ở Born về vấn đề thành lập liên minh tài chính tiền tệ giữa hai nước. Từ ngày 14 – 3 công dân Cộng hoà dân chủ Đức được mở tài khoản ở các ngân hàng thuộc Cộng hoà liên bang Đức và từ đó các ngân hàng Tây Đức tự do chuyển các khoản tiền vào ngân hàng của Đông Đức. Cũng trong thời gian từ ngày 5 – 6 tháng 3, thủ tướng Hán Modrow sang Matxcova họp với lãnh đạo của Liên Xô về việc thống nhất nước Đức.

Tháng 5 – 1990, chính phủ Tây Đức đưa ra thông báo trương trình 4 năm để xây dựng Quỹ thống nhất đất nước Đức. Theo đó, trong bốn năm từ năm 1990 đến năm 1994 cần phải sử dunhj là 116 tỉ DM , trong đó 20 tỉ DM lấy từ ngân sách tiết kiệm quốc gia (chiếm 17% ngân sách tiết kiệm quốc gia lúc đó), phần còn lại lấy từ việc thành lập quỹ thống nhất và được vay trên thị trường tư bản quốc tế. Các loại thuế vẫn giữ nguyên như cũ.

Ngày 18 – 5 – 1990, lãnh đạo giữa hai nước kín Hiệp định thống nhất tiền tệ, kinh tế ở Born. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1 – 7 – 1990.

Tuy nhiên, ở Đông Đức không phải tất cả người dân có nguyện vọng thống nhất đất nước. Trong lá thư của đại diện Nhà hát Đức ở Berlin gửi thủ tướng Kohl đăng trên báo Neusdeutschland viết: “Chúng tôi phẫn nộ hơn khi thấy ông đấu tranh cho nền dân chủ ở Cộng hoà dân chủ Đức và nghe ông đòi bầu cử cho quyền tự do ở nước chúng tôi, nếu được thể thì ông sẽ hợp tác kinh tế. Nhân dân Cộng hoà dân chủ Đức đã tự đấu tranh giành được cải cách và sẽ làm như thế trong tương lai. Trong đối thoại quyết liệt với chính phủ chúng tôi và với Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (SED), chúng tôi không cần hỗ trợ về chính trị từ chính phủ và Đảng của ông… Thưa ông thủ tướng, chúng tôi không phản đối ông xuống đường đòi bầu cử tự do,

nhưng chúng tôi không thích gặp ông trong đám ăn bám vào phong trào cải cách của chúng tôi… Vả lại bầu cử tự do ấy là gì, nếu nó được mua bằng đồng tiền của Công hoà liên bang Đức”[12;457].

Trong những người chống lạ quá trình thống nhất Đức 1990 tiêu biểu nhất là nhà văn Gunter Grass. Ông đưa ra lí lẽ phản đối thành lập một “siêu liên bang”, ủng hộ xây dựng một bang và cho đó là con đường mới trong việc giải quyết vấn đề nước Đức đáp ứng được mong muốn của công dân nước Đức. Tuy nhiên quan điểm của ông không gây được ảnh hưởng đến những người chịu trách nhiệm soạn thảo luật giữa hai nước. Thay vào đó, một nền kinh tế thị trường được xây dựng ở Đức bằng đồng DM.

Những hiệp định để phát triển sức mạnh thị trường và hoạt động kinh doanh cá nhân được soạn thảo ở Đông Đức. Toàn bộ nền kinh tế Đông Đức sẽ đươc tư nhân hoá. Hoạt động ngoại thương cũng được mở rộng và tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn, những hạn chế trong thương mại giữa hai nước được xoá bỏ và xây dựng một cấu trúc kinh tế đa dạng hoá và hiện đại trở thành mục tiêu kinh tế ở nước Đức. Những quy định về môi trường ở Tây Đức được áp dụng rộng rãi trong toàn nước Đức.

Thống nhất về xã hội cũng được đưa ra trong công cuộc thống nhất Đức về các khoản như: Trợ cấp, bệnh tật, tai nạn và thất nghiệp được kí kết. Một vấn đề đặc biệt quan trong là xây dựng một chính sách thị trường lao động bao gồm cả đào tạo ngành nghề và đào tạo lại lực lượng lao động cũng được kí kết. Điều 19 của Hiệp định công nhận tầm quan trong của phụ nữ trong thị trường lao động ở Đức. Mối quan tâm trên hết là khả năng của Đông Đức trong việc thành lập quỹ thất nghiệp sau thống nhất đã thúc đẩy một điểu khoản đặc biệt là Đông Đức chấp nhận ủng hộ tài chính tạm thời của chính phủ Born. Hệ thống thuế của Tây Đức và giới hạn thu thập khác như VAT và các thủ tục ngân sách được áp dụng ở Đông Đức.

Từ ngày 1 – 7 – 1990, khi hiệp định được kí kết giữa hai nước và bốn cường quốc Hoa Kì, Anh, Pháp, Liên Xô trong những vòng đàm phán của hội nghị “Hai cộng Bốn” bắt đầu có hiệu lực, thì tiền lương tháng và lương tuần ở Đông Đức được chính thức trả bằng đồng DM. Trong các cửa hàng ở đông Đức nhanh chóng

có những mặt hàng của tây Đức. Ngay ngày 2 – 7 – 1990, rất nhiều người đã vung tiền mua sắm những chiếc xe hạng hai, những chiếc ti vi hay những nội thất mới cho thấy rằng hàng hoá Tây Đức cũng được người dân Cộng hoà dân chủ Đức ưa chuộng, người qua lại giữa hai quốc gia cũng không bị kiểm soát , người dân Đông Đức mong muốn hoà nhập và xã hội Tây Đức để có thể sử dụng hàng hoá đa dạng hơn.

Để đi đến thống nhất đất nước thì vấn đề hoà hợp dân tộc, tôn giáo là rất quan trọng. Vì vậy, tại Tây Berlin kể từ khi thành lập hai nước Đức, đại diện của những người Do Thái ở hai nước Đức đã họp hội nghị chung.

Như vậy, đến đầu tháng 7 – 1990 sau các phiên họp đầu tiên của Hội nghị “Hai cộng Bốn” giữa sáu nước, về cơ bản hai nhà nước Đức đã hoàn tất công việc thống nhất về kinh tế, tài chính, tiền tệ và xã hội, tất cả các bên tham gia đều đạt được thoả thuận về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc Đức 1990- 2019 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)