STT Chỉ tiêu theo dõi Số lượng gà
chết (con) Tỷ lệ (%) 1 Số gà chết do bệnh bạch lỵ 15 3,00 2 Số gà chết do bệnh cầu trùng 9 1,80 3 Số gà chết do bệnh đầu đen 6 1,20 4 Số gà chết do nguyên nhân khác 5 1,00 5 Tổng số gà chết 35 7,00
Tỷ lệ mắc bệnh bạch lỵ chủ yếu gặp ở giai đoạn đầu từ 1 đến 2 tuần tuổi tuy nhiên, tỷ lệ này chiếm ở mức khá thấp 3%. Bệnh cầu trùng mắc ở giai đoạn 4 tuần tuổi, tỷ lệ mắc là 1,8%. Bệnh đầu đen mắc ở giai đoạn gà 6 tuần tuổi với tỉ lệ mắc là 2,09%. Sở dĩ như vậy, vì giai đoạn này, gà còn nhỏ, sức đề kháng
kém. Để hạn chế vấn đề này, cần đặc biệt chú ý trong khâu chăm sóc và phòng bệnh: cho ăn đủ dinh dưỡng, tiêm phòng bệnh bằng vacxin đầy đủ, môi trường chuồng nuôi đảm bảo, định kỳ tiêu độc khử trùng. Khi phát hiện gà mắc bệnh tiến hành mổ khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp để điều trị nhằm giảm thiểu thỉ lệ chết trong đàn.
4.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế
Trong chăn nuôi gia cầm, chi phí các khoản là yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do vậy để mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài yếu tố con giống, người ta phải tính toán đến chi phí cho 1kg tăng khối lượng thấp nhất. Vì chi phí thức ăn thường chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm nên quyết định rất nhiều đến hiệu quả kinh tế, bên cạnh đó trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng và các yếu tố khác như giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, môi trường chăn nuôi... cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng, giảm giá trị của sản phẩm chăn nuôi.
Để đánh giá hiệu quả khi chăn nuôi gà thí nghiệm chúng tôi sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1kg thịt tăng của gà thí nghiệm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.9. Sơ bộ hạch toán kinh tế
Chỉ tiêu theo dõi 500 (con) 1 (con)
Khối lượng ban đầu (kg/con) 18,01 0,036
Khối lượng kết thúc (kg/con) 628,68 1,35
Khối lượng tăng thêm (kg) 610,60 1,32
Tổng thức ăn thu nhận (kg) 1,787,55 3,84
Chi phí con giống (đồng) 7,000,000 14,000
Chi phí thức ăn (đồng) 17,875,517 38,441
Chi phí thuốc thú y (phòng bệnh và chữa bệnh
(đồng) 1,710,270 3,678
Tổng chi phí (đồng) 28,696,998 61,714
Tổng thu (đồng) 40,864,200 87,880
Lợi nhuận (đồng) 12,167,202 26,166
Hạch toán chi phí sản xuất được tính bằng tổng thu trừ tổng chi, trong phần này, chúng tôi không tính chi phí nhân công chăm sóc và điện nước. Giá gà xuất chuồng tính 65,000 đ/kg, lợi nhuận thu được trung bình trên một đầu gà khoảng 26,200 đồng.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thực tế chăn nuôi cho thấy gà lai HAH - VCN thích hợp với điều kiện khí hậu Phú Thọ nói chung và Trung tâm thực nghiệm trường Đại học Hùng Vương nói riêng với phương thức nuôi nhốt. Tỷ lệ nuôi sống khá cao là 93%.
Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm tăng liên tục qua các tuần tuổi, cụ thể ở tuần tuổi thứ nhất và tuần tuổi thứ 12 lần lượt là 36,17g và 1352,10g.
Sinh trưởng tuyệt đối xu hướng tăng dần, cao nhất ở giai đoạn tuần 7 - 8 là 26g/con/ngày.
Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà lai HAH - VCN thí nghiệm giảm dần qua các tuần tuổi, cao nhất ở giai đoạn tuần sơ sinh - 1 tuần tuổi là 72,38%.
Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm tốt, FCR toàn kỳ từ sơ sinh - 12 tuần tuổi là 2.92(kg TĂ/kg tăng khối lượng).
Khả năng cho thịt của gà lai HAH - VCN thí nghiệm tương đối cao cụ thể như: tỷ lệ thịt xẻ là 79,82% ở con trống và 73,70% ở con mái; tỷ lệ cơ đùi ở con trống là 21,47% và ở con mái là 20,49%; tỷ lệ cơ ngực ở con trống là 17,20% và ở con mái là 19,01%; tương tự tỷ lệ thịt ngực + thịt đùi/thịt xẻ của gà TN (con trống 19,34%, con mái 22,40%).
Tỷ lệ mắc bệnh bạch lỵ, cầu trùng, đầu đen trên gà thí nghiệm lần lượt là 3%;1,8%;1,2%.
Nuôi gà lai HAH - VCN đem lại hiệu quả kinh tế cao có thể thu lãi 12.167.000 đồng trên 465 con.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục thực hiện việc đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi tỉ lệ nhiễm bệnh của gà lai HAH - VCN (là kết quả của của tổ hợp lai ¾ H’Mông x ¼ Ai Cập) chăm sóc và làm thí nghiệm tại cơ sở, thời điểm khác nhau trong năm, với số gà lớn hơn để có những kết luận chính xác hơn. Tiếp tục
nghiên cứu thêm về bệnh trên gà cũng như đưa các biện pháp phòng trị thích hợp. Tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh để hạn chế được những tác hại của bệnh gây ra đối với đàn gà nâng cao kinh tế hiệu quả.
Nhà trường và khoa Nông - lâm - ngư hãy tiếp tục cho các sinh viên khóa sau thực tập tại địa điểm Trung tâm thực nghiệm để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Ân, Nguyễn Thị Mai (2006) Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội
2. Nguyễn Xuân Bình (2004), Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
3. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (2001), Dinh dưỡng
và Thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp, 259 trang.
4. Đào Lệ Hằng (2001), Bước đầu nghiên cứu một số tính trạng của gà H’Mông
nuôi bán công nghiệp tại đồng bằng miền Bắc Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm I.
5. Nguyên Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 172 - 176
6. Đào Văn Khanh (2002), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả
ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ĐH Nông
Lâm Thái Nguyên.
7. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gà công nghiệp và gà
lông màu thả vườn, Nhà xuất bản Nghệ An.
8. Nguyễn Văn Lưu (2005), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho
thịt của gà H’Mong, Luận văn thạc sĩ Nông Nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội.
9. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Giáo trình Chăn nuôi
gia cầm, NXB NN.
10. Trần Đình Miên , Nguyễn Văn Thiện (1995), Chọn giống và nhân giống vật nuôi, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
11. Nguyễn Viết Thái, Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu và Lương Thị Hồng (2011), khả năng sinh sản của gà lai F1 (H’Mong - Ai Cập) và F1(Ai Cập -
H’Mong) . Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 31; Viện Chăn Nuôi - Bộ
nông nghiệp và PTNN, tháng 8 năm 2011, trang 7 - 11.
12. Nguyễn Viết Thái, Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu Lương Thị Hồng và Trần Quốc Hùng (2011), khả năng sinh sản xuất thịt của một số tổ hợp lai giữa gà H’Mong với gà Ai Cập. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 31; Viện
Chăn Nuôi - Bộ nông nghiệp và PTNN, tháng 8 năm 2011, trang 28 - 31.
13. Phạm Công Thiếu, Võ Văn Sự, Hồ Lam Sơn (2001), Kết quả nghiên cứu bảo
tồn chọn lọc và phát triển gà H’Mông qua 3 thế hệ nuôi tại Viện Chăn nuôi, Hội
nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990- 2004, NXBNN
14. Bùi Quang Tiến (1993), “Phương pháp mổ khảo sát gia cầm”, Thông tin
KHKT nông nghiệp số 11, tr: 1- 5.
15. Nguyễn Văn Thiện (1996), Thuật ngữ thống kê, di truyền, giống trong chăn nuôi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 4 - 6
16. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),
Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, trang 105 – 133.
17.Tổng cục thống kê chăn nuôi, https://channuoivietnam.com/thong-ke-chan- nuoi
II. Tài liệu tiếng anh
18. Brandsch H và Bilechel H (1972), Cơ sở của sự nhân giống và nuôi dưỡng giacầm, Người dịch Nguyễn Chí Bảo, NXB khoa học và kỹ thuật.
19. Chambers J. R. And Becker Richard A. 91984). An Interactive Environment For dât Analysis and Graphics. Wadsworth Advanced Book Program, 01-
02 - 1984
20. Deaton (1976) và Fallie 1973 – 1974, Thức ăn của gà, NXB khoa học và kỹ thuật
21. Willson S.P (1969), “Genetic aspect of feed efficiency in Broiler”,
MỘT SỐ ẢNH CHỤP TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
Ảnh 1: Chuẩn bị quây úm Ảnh 2: Úm gà
Ảnh 3: Mài mỏ gà lần 1