Lịch sử dụng thuốc bổ cho gà

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tỷ lệ mắc bệnh của giống gà HAH - VCN tại trường Đại học Hùng Vương (Trang 39 - 53)

Đối với gà con từ 1 - 30 ngày tuổi

Tên thuốc Liều lượng Mục đích

CK 9 1g/ 1lít nước Kích thích tiêu lòng đỏ nhanh, giảm stress Glucan K-C 1g / 1kg P Hạ nhiệt, giảm stress, tăng sức đề kháng

Vitalyte 1g/ 1 lít nước Bổ sung các vitamin tổng hợp ( A, B, E ) Bio one plus 1g/1lít nước Men tiêu hóa kích thích tiêu hóa, tăng tính

thèm ăn, giảm mùi hôi Bioliver 1-2ml/1lít

nước Bổ gan, giải độc gan giúp hấp thụ thuốc tốt Dùng thuốc định kì, 5 ngày liên tục, nghỉ 2 ngày

Đối với gà 1 tháng tuổi trở lên Tên thuốc Liều lượng Mục đích

Unilyte VitC 2 g/1lít nước Chống mất nước, khô chân, stress Gluco KC 250ml/20lít

nước Bổ sung vitamin K, C

Acid for way 1g/2 lít nước Tiêu hóa hấp thu tối đa thức ăn, tăng trọng nhanh

Vita AD3E 1g/2 lít nước Kích thích tăng trọng, ăn khỏe, lớn nhanh Bioliver 1ml/ 2lít nước Giải độc gan, thận

Dùng thuốc định kỳ, 1 lần/1 tuần, nghỉ 1 tuần lại dùng lại

Để có một quy trình chăn nuôi hiệu quả nhằm nâng cao năng xuất và sản lượng vật nuôi, tăng năng xuất lao động, hạn chế tối đa các tác động có hại gây bệnh từ bên ngoài tới đàn gà nuôi, và những thiệt hại không đáng có là điều rất cần thiết vì dịch bệnh ngày càng nhiều và phức tạp. Tuy nhiên một quy trình chăn nuôi phù hợp là chưa đủ, người công nhân, người kĩ thuật trại cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình trại để kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh.

* Đánh giá các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng gà thí nghiệm:

- Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi

Hàng ngày theo dõi cụ thể tình trạng sức khoẻ và tỷ lệ sống ở tất cả các lô thí nghiệm, ghi chép chính xác số lượng gà chết. Trên cơ sở tính theo tuần và cộng dồn theo công thức sau:

Tỷ lệ nuôi sống trong tuần (%) =

Số gà sống cuối kỳ (con)

x 100 Số gà sống đầu kỳ (con)

- Khả năng sinh trưởng

+ Sinh trưởng tích lũy: (S)

Cân ngẫu nhiên số gà lúc sơ sinh, hàng tuần và lúc kết thúc dự án. Cân vào buổi sáng trước khi cho ăn (chỉ cho uống nước). Cố định loại cân và người cân. Từ kết quả thu được từ khối lượng của gà qua các tuần tuổi, chúng tôi có thể tính được tăng khối lượng tuyết đối và tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm.

+ Sinh trưởng tương đối, tuyệt đối biểu thị khả năng tăng trọng theo đơn vị thời gian và theo giai đoạn. Tính theo các công thức:

Sinh trưởng tương đối

R( % ) = W1 – W0 x 100 0,5x(W0 +W1)

Tăng trọng hàng ngày ADG: là khả năng tăng lên về khối lượng được tính theo ngày nuôi. ADG = tổng khối lượng tăng/tổng số ngày nuôi

+ Sinh trưởng tuyệt đối A = W1 – W0

t1 – t2

Trong đó: S: Sinh trưởng tích luỹ

R: Sinh trưởng tương đối (%)

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W0: khối lượng gà tại thời điểm t1

W1: khối lượng gà đo tại thời điểm t2

t1, t2: Thời gian nuôi.

Thu nhận TĂ (g/con/ngày) = Tổng Lượng TĂ thu nhận trong tuần (g) Số gà bình quân trong tuần x 7 (ngày)

Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL = Lượng TĂ TN trong kỳ (kg) Tổng khối lượng tăng trong kỳ (kg)

- Đánh giá năng suất và chất lượng thịt

Tiến hành mổ khảo sát ở tại thời điểm kết thúc thí nghiệm theo phương pháp của Willson. R và Auas. R (1978) [21] và Bùi Quang Tiến, 1993 [14] Chọn 3 trống và 3 mái có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của mỗi lô. Cho nhịn ăn, chỉ cho uống nước 12 giờ, cân lên ta được khối lượng sống. Sau đó tiến hành mổ khảo sát để xác định khối lượng thịt xẻ:

+ Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ:

Khối lượng thịt xẻ được xác định như sau:

Sau khi cắt tiết vặt lông, rạch bụng theo lườn bỏ ruột, phổi, khí quản, lá lách, tách mật khỏi gan, lấy thức ăn và lớp màng sừng ra khỏi mề, bỏ mề và gan vào bụng. Cắt bỏ đầu ở đoạn xương chẩm ở đốt xương cổ đầu tiên, cắt chân ở đoạn khuỷu (bỏ bàn chân) cân khối lượng ta xác định được khối lượng thịt xẻ.

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (g) x 100 Khối lượng sống (g)

+ Tỷ lệ cơ đùi:

Khối lượng cơ đùi: Được xác định bởi cơ đùi trái nhân đôi.

Cách làm: Rạch một đường cắt từ khớp xương đùi trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng theo đường phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đường cho tách rời ra, cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xương chày, xương mác để lấy 2 xương này ra cùng với xương bánh chè và xương sụn, cân khối lượng cơ đùi và nhân đôi ta được khối lượng cơ đùi.

Tỷ lệ cơ đùi (%) = Khối lượng cơ đùi (g) x 2 x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

+ Tỷ lệ cơ ngực:

Khối lượng cơ ngực: Được tính bằng cơ ngực trái nhân đôi. Phương pháp:

Rạch một đường dọc theo xương ức, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xương vai. Lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé ra khỏi xương, cân khối lượng và nhân đôi ta được khối lượng cơ ngực.

Tỷ lệ cơ ngực (%) = Khối lượng cơ ngực (g) x 2 x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

+ Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi:

Tỷ lệ cơ ngực, cơ đùi (%) = Khối lượng cơ đùi + cơ ngực (g) x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học và phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002) [16].

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tỷ lệ sống gà HAH - VCN thí nghiệm Tỷ lệ sống gà HAH - VCN thí nghiệm Tuần tuổi Tổng đàn Số con chết Trong tuần Cộng dồn (%) (%) Ss 500 0 100 100 1 492 8 98,40 98,40 2 482 10 97,97 96,40 3 482 0 100 96,40 4 473 9 98,13 94,60 5 471 2 99,58 94,20 6 465 6 98,72 93,00 7 465 0 100 93,00 8 465 0 100 100 9 465 0 100 100 10 465 0 100 100 11 465 0 100 100 12 465 0 100 100

Qua bảng 4.1 nhận thấy tỷ lệ nuôi sống của đàn gà HAH - VCN khá cao. Tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở 12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 93%.

Trong tuần đầu và tuần thứ 2 tỷ lệ sống cùa đàn gà bị giảm xuống còn 96,40% nguyên nhân do vận chuyển đường xa thời tiết nắng nóng; do con giống đầu vào không đều một số con còi cọc, trong quá trình nuôi một số con bị bệnh bạch lỵ. Tuần thứ 3 thì gà dần ổn định trở lại. Ở giai đoạn 4 - 6 tuần tuổi, tỷ lệ sống giảm mạnh do thời điểm đó gà bị mắc bệnh cầu trùng và đầu đen, gà chết rất nhiều. Sau khi mổ khám và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời gà đã ổn định trở lại bình thường, tiếp tục bổ xung thêm thuốc bổ tăng sức đề kháng cho gà. Theo Nguyễn Văn Lưu (2005) [8] tỷ lệ nuôi sống của gà Ác giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi

là 95,5%, tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn 1- 6 tuần tuổi là 88,1%, giai đoạn 7 - 19 tuần tuổi là 91,07% theo Phạm Công Thiếu và cs, (2001) [11]. Như vậy, tỷ lệ nuôi sống của gà HAH - VCN là cao hơn gà Ác, gà H’ Mông.

4.2. Sinh trưởng của gà thí nghiệm

4.2.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống với môi trường. Độ sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Kết quả theo dõi về khối lượng gà qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà HAH - VCN (gram/con)

Ngày tuổi Gà TN Mean SE CV 1 ngày tuổi 36,17 0,57 6,11 Tuần 1 78,07 2,65 13,15 Tuần 2 141,07 3,21 8,82 Tuần 3 211,67 3,29 6,02 Tuần 4 288,07 2,61 3,51 Tuần 5 400,07 3,97 3,84 Tuần 6 526,00 2,54 1,87 Tuần 7 694,00 3,54 1,98 Tuần 8 876,00 4,01 1,77 Tuần 9 1044,00 10,60 3,92 Tuần 10 1184,20 2,46 0,81 Tuần 11 1289,10 2,64 0,79 Tuần 12 1352,10 3,16 0,90

Qua bảng sinh trưởng tích lũy của gà HAH - VCN nhận thấy sự thay đổi khối lượng cơ thế rõ rệt qua các tuần tuổi như: Tuần đầu khối lượng cơ thể của gà HAH - VCN là 36,17g cao hơn khối lượng gà H’Mong 1 ngày tuổi đạt 26,7 g/con, khối lượng này cũng tương tự một số giống gà nội khác như gà nhiều ngón 27,98g/con (Nguyễn Hoàng Thịnh và cs, 2016); gà ri vàng rơm 29,3g/con và gà

Ai Cập 29,13 g/con theo (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2008). Đến tuần thứ 4 là

288,07g, bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 thì khối lượng cơ thể của gà HAH - VCN tăng nhẹ do ở giai đoạn này gà bị cầu trùng, làm ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn và sự sinh trưởng của gà, lúc này khổi lượng của gà đạt 400,07g. Tuần 5 đến tuần thứ 6 khối lượng cơ thể tăng chậm, đây là giai đoạn gà mắc bệnh đầu đen nên gà sinh trưởng chậm, sau khi được điều trị khỏi gà dần ổn định. Tiếp tục bố sung các Vitamin, thuốc bổ hỗ trợ việc hấp thu chất dinh dưỡng giúp gà phát triển tốt đa nhất, đến tuần 12 thì khối lượng cuối cùng của gà đạt 1352,10g

Hình 4.1. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm

Qua biểu đồ 4.1 nhận thấy sinh trưởng tích lũy của gà HAH - VCN tăng liên tục qua các tuần tuổi, ở tuần tuổi thứ 12 khối lượng của gà đạt 1352,10g. Như vậy

phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tích luỹ của gia cầm. Theo Đào Văn Khanh (2002) [6] cho biết khối lượng cơ gà H’mong 12 tuần tuổi đạt 1.195,7g/con. Kết quả trên cho thấy, gà HAH - VCN có tốc độ sinh trưởng lớn hơn so với gà H’ Mong, Ri vàng rơm và gà Ai Cập.

4.2.1. Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng. Nó được thể hiện bằng sự tăng lên về khối lượng trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà HAH - VCN (gram/con/ngày) Giai đoạn (tuần tuổi) Gà TN Mean SE CV GĐ 1- Tuần 1 5,99 0,42 26,92 GĐ 1-2 9,00 0,49 20,89 GĐ 2-3 10,09 0,43 16,32 GĐ 3-4 10,91 0,27 9,5 GĐ 4-5 16,00 0,54 13,03 GĐ 5-6 17,99 0,68 14,68 GĐ 6-7 24,00 0,57 9,18 GĐ 7-8 26,00 0,81 12,01 GĐ 8-9 24,00 1,56 25,18 GĐ 9-10 20,03 1,58 30,58 GĐ 10-11 14,98 0,39 10,07 GĐ 11-12 9,01 0,39 16,88

Qua bảng 4.3 nhận thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà tăng dần từ tuần tuổi 1 và đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 8 là 26,00 g/con/ngày, sau đó bắt đầu giảm. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn.

Để biểu diễn sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm tôi minh họa qua biểu đồ 4.2

Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Qua biểu đồ hình 4.2 nhận thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà TN đều tuân theo quy luật sinh trưởng và phát dục chung của gia cầm. Cụ thể sinh trưởng tuyệt đối ở các giai đoạn có sự khác nhau thể hiện ở thời điểm đạt tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đỉnh cao, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đạt đỉnh cao ở giai đoạn 7 - 8 tuần tuổi là 26(gram/con/ngày) và có xu hướng giảm dần từ tuần thứ 8 trở đi đây là thời điểm gà phát triển về chất lượng thịt.

Kết quả về tốc độ sinh trưởng tuyệt đối còn cho chúng ta biết nên giết thịt ở tuần tuổi nào là hợp lý. Đến 12 tuần tuổi, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đã giảm xuống thấp, thể trọng cơ thể xấp xỉ 1352,10 g/con, là thời điểm thích hợp để kết thúc quá trình nuôi và giết thịt. Một mặt cho hiệu quả kinh tế cao, mặt khác, sản phẩm gà HAH - VCN lúc 12 tuần tuổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

4.2.3. Sinh trưởng tương đối

Từ kết quả theo dõi về khối lượng, chúng tôi xác định tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà HAH - VCN (%) Giai đoạn (tuần tuổi) Gà TN Mean SE CV GĐ 1- Tuần 1 72,38 3,84 20,54 GĐ 1-2 57,67 3,19 21,41 GĐ 2-3 40,18 1,79 17,24 GĐ 3-4 30,67 0,94 11,84 GĐ 4-5 32,53 1,02 12,12 GĐ 5-6 27,24 1,10 15,61 GĐ 6-7 27,54 0,63 8,89 GĐ 7-8 23,18 0,72 11,97 GĐ 8-9 17,44 1,06 23,58 GĐ 9-10 12,65 1,05 32,11 GĐ 10-11 8,48 0,22 10,06 GĐ 11-12 4,78 0,21 16,82

Qua bảng 4.4 nhận thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm đều giảm dần theo tuổi. Trong đó, giai đoạn gà con 1 - 4 tuần giảm nhanh hơn so với giai đoạn 7 - 11 tuần tuổi. Ở tuần thứ 4, sinh trưởng tương đối của gà là 30,67%. Đến tuần thứ 12, sinh trưởng tương đối lần giảm mạnh còn 4,78%.

Hình 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

Qua hình 4.3 nhận thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà lai HAH - VCN đều giảm dần qua các tuần tuổi. Tốc độ sinh trưởng tương đối đạt cao nhất ở tuần tuổi đầu tiên, cụ thể tốc độ sinh trưởng cùa gà TN đạt 72,38%. Sau đó giảm dần, ở 4 tuần tuổi là 30,67%. Đến 6 tuần tuổi, tốc độ sinh trưởng tương đối tiếp tục giảm mạnh xuống còn 27,24%. Và đến 12 tuần tuổi thì sinh trưởng tương đối của đàn gà giảm xuống còn rất thấp là 4,78%.

Như vậy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm đạt cao nhất ở 3 tuần tuổi đầu tiên, ở giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi thì giảm nhẹ và giảm mạnh trong giai đoạn gà 8 - 12 tuần tuổi từ 23,18% xuống còn 4,78%

4.3. Tiêu tốn thức ăn

Khả năng tiêu thụ thức ăn của gia cầm nói chung, của gà nói riêng, phụ thuộc vào các yếu tố: giống, tuổi, mùa vụ, hướng sản xuất cũng như thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Nói chung, gà có khả năng sinh trưởng nhanh, sức sản

xuất cao thường tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà thí nghiệm qua 12 tuần tuổi và tính toán tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (kg thức ăn /kg tăng khối lượng)

Giai đoạn FCR TĂTN MEAN SE 1 - 4 tuần tuổi 0,62 2,17 0,012 5 - 8 tuần tuổi 2,31 2,65 0,018 9 - 12 tuần tuổi 4,66 3,45 0,018 Toàn kỳ 3,94 2,92 0,010

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.5 cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn tỷ lệ thuận với tốc độ sinh trưởng của gà. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm đều tăng dần qua các tuần tuổi. Cụ thể chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu từ 1 - 4 tuần tuổi FCR là 2,17(kg TĂ/ Kg tăng khối lượng), giai đoạn 2 từ 5 - 8 tuần tuổi FCR của gà thí nghiệm là 2,65(kg TĂ/kg tăng khối lượng)

Ở giai đoạn cuối 9 - 12 tuần tuổi FCR tăng lên đạt 3,45(kg TĂ/kg tăng khối lượng). Trung bình cả kỳ thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà thí nghiệm là 2,92 (kg TĂ/kg tăng khối lượng)

Hình 4.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (kg TĂ/kg TKL)

Qua hình 4.4 nhận thấy gà lai HAH - VCN giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng mạnh, FCR thấp. Giai đoạn 9 - 12 gà có xu hướng sinh trưởng chậm lại FCR tăng lên, FCR toàn kỳ là 2,92. So với gà H’Mông có FCR là 3,30 - 3,33 theo Lương Thị Hồng (2005). Như vậy FCR của gà lai HAH - VCN thấp

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và tỷ lệ mắc bệnh của giống gà HAH - VCN tại trường Đại học Hùng Vương (Trang 39 - 53)