Chỉ tiêu Mức dinh dưỡng/kg TA
0 - 3 tuần tuổi >4 tuần tuổi - xuất bán
Độ ẩm (%)max 13 13
Năng lượng trao đổi min (kcail/kg) 3200 3100
Protein thô min (%) 22 20
Xơ thô max (%) 5 5,5
Canxi min-max (%) 0,6 - 1,2 0,6 - 1,2 P tổng số min-max (%) 0,4 - 0,8 0,4 - 0,8
Lysin tổng số min (%) 1,2 1
Methionine + Cystine tổng số min (%) 0,65 0,65
3.4.4. Công tác vệ sinh phòng bệnh
Trong chăn nuôi, công tác vệ sinh phòng bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc vệ sinh phòng bệnh tốt sẽ hạn chế tối đa khả năng đàn gia cầm mắc bệnh, nếu vệ sinh phòng bệnh không tốt thì khả năng mắc bệnh tăng lên và việc kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn. Thường chú trọng vào 2 khâu đi song song với nhau: vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vacxin.
+ Vệ sinh phòng bệnh:
- Đối với công nhân và khách tham quan và cán bộ thú y khi vào trang trại: Phải mặc trang phục bảo hộ lao động khi làm việc, trước khi vào chuồng phải đi ủng dẫm lên vôi sát trùng ở ngay đầu cửa chuồng. Trại có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ, thuốc sát trùng đảm bảo cho công nhân thực hiện tốt. - Đối với chuồng trại: Công tác vệ sinh chuồng trại được tiến hành định kì, thường xuyên, sạch sẽ. Gà ở các lứa tuổi khác nhau được nuôi ở các khu chuồng khác nhau và mỗi khu chuồng cách nhau tối thiểu 30m. Trong mỗi khu
chuồng đều có các khu vực cách ly gia cầm ốm để điều trị sớm khi phát hiện bệnh tránh lây lan bệnh ra toàn đàn.
Vệ sinh hàng ngày:
- Vệ sinh hố sát trùng, máng uống nước của gà - Quét dọn kho cám
Vệ sinh định kì:
- Rửa đường ống nước cho gà: 4 ngày/lần - Lau rửa máng ăn cho gà: 2 ngày/lần
- Vệ sinh toàn bộ các dụng cụ chăn nuôi: 1 tuần/lần - Phun sát trùng: 1 tuần/lần
Thực hiện nguyên tắc cùng nhập cùng xuất. Vệ sinh sau khi xuất gà: Sau khi xuất gà toàn bộ dụng cụ chăn nuôi cùng với các trang thiết bị trong chuồng nuôi sẽ được sát trùng. Đồng thời sẽ phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại và môi trường xung quanh sau đó sẽ để trống chuồng tổi thiểu 10 ngày rồi mới nhập đợt gà mới.
Xử lí phân thải: Phân của gà sau mỗi giai đoạn nuôi được hốt đóng vào bao tải, đem bán hoặc vận chuyển đến khu vực cuối hướng gió cách xa khu chăn nuôi tối thiểu 30m.
+ Phòng bệnh bằng vacxin
Bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh thì việc phòng bệnh bằng vacxin luôn được trại quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tiêm phòng bằng vacxin là biện pháp phòng bệnh tích cực, tạo miễn dịch chủ động cho gia cầm làm cho cơ thể con vật tự sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh. Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm việc tiêm vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm cho gia cầm là cần thiết với phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”