Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu Một số chuyển biến lâm sàng, sinh hóa sinh lý máu của chó mắc bệnh viêm phổi và hiệu quả điều trị tại phòng khám 295 (Trang 26)

2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Có rất nhiều các nghiên cứu về bệnh viêm phổi đã được thực hiện và đưa ra nhiều kết luận đặc biệt là về nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân bệnh viêm phổi được nghiên cứu nhiều ở các nước phát triển. Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân tiên phát là do vius, nguyên nhân thứ phát là các vi khuẩn. Từ phổi viêm cấp tính, mạn tính ở gia súc đã phân lập được các vi khuẩn: tụ huyết trùng,

bordetella, phế cầu, tụ cầu, song cầu, Salmonella, trực trùng mủ xanh, trực trùng đường ruột cũng như một số nấm . Trong viêm phổi, các vi khuẩn đóng vai trò thứ phát và làm cho bệnh phát triển mạnh hơn (Niconxki, V.V., 1986; Blood, D.C và cs, 1985; Russell A. Runnel và cs, 1991). Nhiều tác giả đã nhấn mạnh ý

nghĩa to lớn của khí hậu chuồng nuôi, nền chuồng lạnh gió lùa, nồng độ amoniac và những khí độc khác trong chuồng nuôi cao là nguyên nhân gây bệnh ở cơ quan hô hấp. Một số tác giả còn chú ý tới yếu tố stress (nhất là cơ sở chăn nuôi kiểu công nghiệp) và ảnh hưởng của các đặc điểm về địa lý, khí hậu của vùng (bệnh địa phương).

Theo Blood, D.C và cs (1985), khi tôi xét kĩ quá trình phát triển của bệnh đã nhận thấy bệnh xuất hiện không những chỉ ở các cơ sở nuôi dưỡng kém mà ngay cả cơ sở nuôi dưỡng chăm sóc tốt. Tiến hành các biện pháp vệ sinh chỉ làm giảm tỷ lệ chết và làm mờ triệu chứng lâm sàng, nhưng số lượng ốm vẫn cao.

Theo Walter.J, Gibbous (1971), giun phổi Dictyocaulus viviparus là nguyên nhân gây ra bệnh phổi bò. Ngoài ra, ấu trùng giun đũa Toxocara vitulorum trong quá trình di hành lên phổi cũng gây tổn thương và viêm phổi.

Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1997), cho biết các loài nấm

Aspergillus fumigatus, Cadida blabrata, Cryptococus neoformans cũng gặp trong nhiều trường hợp viêm phổi ở bò, nhất là bê non. Bò thường bị viêm phổi khi ăn cỏ dự trữ có chứa nấm mốc Mycopolysporafaeni, Aspergillu,… Khi bò bị mắc bệnh, dấu hiệu lâm sàng thường là ho, khó thở, tần số hô hấp tăng và có tiếng ran, sốt vừa phải, ăn ít và sản lượng sữa giảm.

Theo Blood, D.C và cs (1985), gia súc hít nhầm ngoại vật vào phổi, ăn phải một số chất độc, một số cây cỏ độc hay các chất độc được sản sinh ra trong thức ăn, sặc thuốc, kích thích của hơi độc thường dẫn đến viêm kẽ phổi không đặc hiệu (Russell A.Runnell và cs, 1991) nhận thấy: cho bê lớn ăn cỏ dự trữ trong mùa đông dưới tác dụng của vi khuẩn Lactobacillus, tryptophan có trong thức ăn được chuyển thành 3 - methylindol, chất này được hấp thu từ dạ cỏ vào máu vào đến phổi. Ở phổi nó tiếp tục được chuyển hoá nhờ chức năng hỗn hợp của các enzym oxydaza tạo thành các chất trung gian độc và gây tổn thương rộng rãi trên đường hô hấp.

Theo Boiton A.M, Cloud P and Heap P (1985), tổn thất do bệnh đường hô hấp dao động tương đối giữa các gia súc và các mùa. Sự tổn thất theo mùa do

bệnh viêm phổi gây ra là hơn 30%.

Bên cạch các nghiên cứu về nguyên nhân bệnh thì trên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu về huyết học của chó cho kết luận rằng có sự biến đổi về huyết học giữa chó bị bệnh và chó khỏe mạnh: Anderson A.C and Gree (1958) nghiên cứu về số lượng hồng cầu, bạch cầu, htôioglobin, phân loại bạch cầu ở các lứa tuổi: chó sơ sinh, chó 2 đến 12 tuần tuổi trên giống chó Becgie. Bulgin (1970) nghiên cứu hồng cầu, bạch cầu trên giống chó nhập ngoại. E.Wing G.O, Schalm O.W and Smith R.S (1970) nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu trường hợp bệnh lý ở chó. Lea and Febiger (1986) nghiên cứu các trị số hồng cầu, bạch cầu và htôioglobin của chó trong giai đoạn sơ sinh theo mốc từ 0 - 3 ngày tuổi, 14 - 17 ngày, 28 - 31 ngày, 56 - 59 ngày. Angarano, D.W and Macdonal, J.M (1992) nghiên cứu về sự biến động bạch cầu đối với sức khoẻ và bệnh trạng của chó. Curtis, C.F, Evans, H and Lloyd, D.H (1996) nghiên cứu hàm lượng chất có trong huyết thanh chó theo tuổi. Schalm O.W.Jain N.C và Carroll E.J (1975) đã nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, hình thái máu bình thường cũng như máu bệnh của chó và mèo.

2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Theo Phạm Ngọc Thạch (2007) hàng năm tỷ lệ gia súc chết do viêm phổi ở nước ta rất cao (chiếm khoảng 1/3 tổng số con bị bệnh hô hấp) do việc phòng và trị bệnh chưa đạt hiệu quả cao gây nên các thiệt hại lớn về kinh tế.

Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1997), cho biết bệnh viêm phổi thường xảy ra ở bò nuôi tập trung, cũng như nuôi nhốt gia đình ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh thường phát sinh khi thay đổi thời tiết từ ấm sang lạnh. Bê non dưới một năm tuổi mắc bệnh với tỉ lệ cao và nặng hơn bò trưởng thành.

Súc vật hay phát bệnh viêm phổi khi các điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, sức đề kháng giảm thấp. Bình thường người ta vẫn phân lập được vi sinh vật gây bệnh trong bộ máy hô hấp của bò như: virus Adeno; Mycoplasma; Pasteurella; Steptococcus; Staphylococcus;… Nhưng chúng chỉ gây bệnh cho bò nhất là bò non khi thời tiết chuyển lạnh và chăm sóc nuôi dưỡng kém.

Bên cạnh đó cũng có những đề tài trực tiếp nghiên cứu về bệnh viêm phổi trên chó như: Theo tác giả Lê Văn Thanh (2010), khi khảo sát tình hình mắc bệnh trên chó nghiệp vụ của trường 24 cho biết tỷ lệ bệnh viêm phổi trên chó chiếm 32,99% trong tổng số các bệnh nội khoa. Các biểu hiện lâm sàng khác khi chó bị viêm phổi là: hắt hơi, ho nhiều, chảy nước mũi, khó thở và nghe phổi có âm phổi bệnh lý. Chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm phổi: thân nhiệt là: 40,06 0,130C; tần số hô hấp là: 84,681,17 lần/phút; tần số tim đập là 130,740,85 lần/phút.

Theo tác giả Phạm Thị Cẩm Nhung (2008), đã nghiên cứu về đặc điểmbệnh lý của bệnh viêm phổi ở chó và biện pháp điều trị, cho biết ngoài gây ra những triệu chứng lâm sàng, thay đổi về các chỉ số về huyết học. Bệnh viêm phổi còn gây tổn thương bệnh lý nghiêm trọng cho phổi, làm cho phổi bị sưng, xung huyết, tụ huyết. Lòng phế quản chứa nhiều dịch, các tế bào biểu mô bị bong chóc, thoái hóa và hoại tử. Hiện tượng xuất huyết chiếm tỷ lệ 62,50%.

CHƯƠNG 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Chó mắc bệnh viêm phổi được đưa tới phòng khám thú y 295.

3.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Phòng khám thú y 295 Hoàng Văn Thụ, Tân Thịnh, Hòa Bình - Thời gian: 14/10/2019 đến 8/05/2020

3.2 Nội dung nghiên cứu

1. Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và phi lâm sàng ở chó viêm phổi. 2. Nghiên cứu kết quả chụp X-quang phổi.

3. Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở chó viêm phổi.

4. Thử nghiệm điều trị bệnh viêm phổi.

3.3 Nguyên vật liệu

- Động vật thí nghiệm là chó bị mắc bệnh viêm phổi được đưa tới phòng khám.

- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: môi trường thạch thường. - Các hóa chất dùng trong trong bảo quản và xét nghiệm máu. - Thuốc kháng sinh, thuốc hỗ trợ, dung dịch truyền.

- Các trang thiết bị và dụng cụ trong chẩn đoán, điều trị: máy xét nghiệm máu (sinh lý, sinh hóa), chụp X-quang, các thiết bị y tế khác.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh viêm phổi phổi

Tôi theo dõi bằng phương pháp quan sát, khám lâm sàng và ghi chép hàng ngày các biểu hiện của chó bệnh.

Tiến hành kiểm tra thân nhiệt,tần số hô hấp, tần số tim mạch vào buổi sáng từ 6h30- 7h30 trước khi cho ăn và vận động, chiều đo từ 4h -5h (Đỗ Hiệp, 1994).

- Thân nhiệt(0C): Dùng nhiệt kế, đo ở trực tràng của chó.

- Tần số hô hấp(lần/phút): Để đếm tần số hô hấp ở chó tôi quan sát sự lên xuống hõm hông của chó kết hợp dùng ống nghe nghe âm phổi ngày 2 lần (sáng, chiều).

- Theo dõi tần số tim đập (lần/phút): Tôi dùng ống nghe nghe vùng tim chó. Đếm số lần tim đập trong 1 phút, kiểm tra 3 lần rồi tính trung bình.

Quan sát những thay đổi về trạng thái, các phản xạ, thể thở… theo từng ngày.

3.4.2 Phương pháp theo dõi phổi chó mắc bệnh qua hình ảnh

X-quang là xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh lý phổi. Giá trị của X quang trong chẩn đoán bệnh lý phổi chỉ đứng sau chẩn đoán bệnh lý xương. Chụp X-quang tim phổi sẽ cho ra hình ảnh cấu trúc tim, phổi hay các mạch máu, khớp, xương, cột sống rõ ràng nhất sau lồng ngực.

Chụp X-quang phổi là một trong những phương pháp giúp phát hiện sớm những bất thường phổi và các cơ quan lân cận. Đây là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán hình ảnh, tìm ra những bất ổn để kịp thời xử lý.

3.4.3 Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở chó viêm phổi phổi

3.4.3.1 Tiến hành lấy mẫu và bảo quản mẫu máu xét nghiệm

Lấy mẫu máu của chó khoẻ mạnh và chó mắc bệnh viêm phổi để xét nghiệm đối chứng. Lấy máu vào buổi sáng sớm khi chó chưa vận động và cho ăn. Lấy máu ở tĩnh mạch kheo hoặc tĩnh mạch bàn của chó. Sử dụng xi lanh 3cc và kim bướm để lấy máu. Trước khi lấy phải vệ sinh về trí lấy máu, tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Lấy mỗi mẫu là 1,5ml máu, sau đó nhanh chóng cho máu vào ống chống đông, rồi lắc nhẹ đều mẫu cho đều chất chống đông có trong ống. Tôi sử dụng ống chống đông EDTA 2ml (EDTA là chất chống đông máu được lựa chọn cho việc đếm tế bào máu và định dạng/kích cỡ tế bào. Bởi vì EDTA ít làm biến dạng co rút hồng cầu và ít làm tăng thể tích tế bào ở tư thế dựng đứng).

Các mẫu máu được bảo quản tốt nơi râm mát, tránh ánh sáng, có thể bảo quản ngăn mát tụ lạnh, cần thiết tiến hành làm thí nghiệm càng sớm càng tốt. Các mẫu được sử dụng chạy xét nghiệm trực tiếp trên máy sinh lý và khi chạy sinh hóa thì cân phải ly lâm để lấy huyết thanh.

Hình 3.1 Mẫu máu được cho vào ống chống đông

3.4.3.2 Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó viêm phế phổi

Tôi sử dụng là thiết bị là máy huyết học 21 thông số (Urit 2900 plus) và các phương pháp xét nghiệm thường qui đang được áp dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm trên toàn quốc.

Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Thay đổi số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của hồng cầu.

+ Hàm lượng huyết sắc tố, nồng độ huyết sắc tố trung bình và lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở chó viêm phổi.

Công thức tính thể tích trung bình hồng cầu:

VTB (µm3) = Tỷ khối huyết cầu x 10 Số triệu hồng cầu/mm3 máu

[Hb]tb = g% Hb x 100 (%) Tỷ khối huyết cầu

Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu tính theo công thức:

LHSTTB = g% Hb x 10 (pg) Số triệu hồng cầu/mm3

+ Thay đổi về số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu.

Bảng 3.1 Thông số các chỉ tiêu sinh lý máu chó (chó khoẻ)

Các chỉ tiêu Đơn vị (SI) Thông số tham chiếu

WBC x10-9/L 6.0 - 17.0 RBC x10-12/L 4,95 - 7.87 Hàm lượng Hb g/dL 12 - 19.0 HCT % 38 - 52 MCV fL 66 - 77 MCH Pg 21.0 - 26.0 MCHC g/dL 32.0 - 36.0 BC trung tính % 58 - 85 Lymphocytes % 8 - 21 BC Mono % 2 - 11

3.4.3.3 Theo dõi một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó viêm phổi

Tôi đã sử dụng thiết bị xét nghiệm phân thích sinh hóa (Urit-81)

 Hàm lượng đường huyết (mmol/l)

 Hàm lượng Ure (mmol/l)

 Hàm lượng creatinine (mmol/l)

Bảng 3.2 Thông số các chỉ tiêu sinh hoá máu chó (chó khoẻ)

Các chỉ tiêu Đơn vị Thông số tham chiếu

ALT u/L 23 – 66

AST u/L 21 -102

Urea máu mmol/l 2,9 – 10

Creatinine µmol/l 44 - 132,6

Glucose mmol/l 3,6 – 6,5

3.4.4 Phương pháp tiến hành điều trị thử nghiệm.

3.4.4.1 Xác định độ mẫn cảm với một số kháng sinh

Tôi tiến hành làm kháng sinh đồ theo phương pháp đục lỗ thạch của Aslim và cộng sự (2005) với 4 loại thuốc kháng sinh mà phòng khám thường sử dụng trong điều trị (Gentamycin, Florfenicol, Steptomycin, Amoxicillin)

Pha huyễn dịch vi khuẩn: Mẫu là dịch mũi có chứa vi khuẩn của chó viêm phổi được pha loãng 101 bằng nước cất.

Cách tiến hành: dùng micropipette hút 0,1ml dịch mũi khi đã pha loãng vào giữa đĩa thạch. Sau đó dàn đều vi khuẩn lên bề mặt thạch bằng que cấy vô trùng. Đợi 3 – 5 phút (không quá 15 phút) cho ráo mặt thạch khi đó môi trường đã đông cứng tiến hành đục lỗ thạch bằng dụng cụ vô trùng. Nhỏ kháng sinh vào các lỗ đã đục. Đợi khoảng 15 phút, đặt vào tủ ấm 37oC, sau 24h quan sát vòng kháng khuẩn tạo thành. Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng vi sinh vật tuyển chọn được tính bằng đường kính vòng kháng khuẩn ΔD.

ΔD = D – d (mm)

D: đường kính vòng vô khuẩn (mm) d: đường kính lỗ thạch (mm)

mức độ: mẫn cảm cao (H), mẫn cảm trung bình (I) hay kháng (R). Nếu có khuẩn lạc mọc trong vòng vô khuẩn thì phải tiến hành nuôi cấy lại.

Đánh giá đường kính vòng vô khuẩn dựa theo bảng sau:

Bảng 3.3 Bảng đánh giá đường kính vòng vô khuẩn

Ghi chú: H (High): mẫn cảm cao.

I (Intermediate): mẫn cảm trung bình. R (Resistant): kháng.

3.4.4.2 Tiến hành điều trị thử nghiệm

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng của bệnh, làm kháng sinh đồ từ dịch mũi của chó mắc viêm phổi. Tôi tiến hành thực hiện điều trị thử nghiệm với hai kháng sinh mẫn cảm nhất. Chia làm 2 lô điều trị với 2 phác đồ khác nhau trong cùng điều kiện chăm sóc.

Lô 1: Rp: Kháng sinh mẫn cảm thứ 1 Ds: Tiêm bắp 0,5ml/10kgP

Liệu trình: Tiêm 3-7 ngày liên tục Lô 2: Rp: Kháng sinh mẫn cảm thứ 2 Ds: Tiêm bắp 0,5ml/10kgP

Liệu trình: Tiêm 3-7 ngày liên tục

Bệnh làm cho con vật ho, sốt cao gây mất nước, mệt mỏi, bỏ ăn, suy nhược STT Loại kháng sinh

Lượng kháng sinh (mg)

Đường kính vòng vô khuẩn (mm) R(≤) I H(≥) 1 Gentamicin 10 12 13 – 14 15 2 Florfenicol 10 13 14 – 17 18 3 Streptomycin 10 11 12– 17 18 4 Amoxicillin 10 13 14 - 17 16

cơ thể,… nêu không bổ sung điện giải, trợ sức, trợ lực, tăng cường đề kháng cho con vật thì hiệu quả điều trị sẽ không cao. Vì vậy trong quá trình điều trị tôi sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng, các thuốc trợ sức, trợ lực cho con vật, để rút ngắn thời gian điều trị cho con vật nhanh phục hồi như:

- Vitamin C 500mg: 0,5-1g/con/ngày, tiêm tĩnh mạc

- Vitamin B12, 0,05: 0.5-1ml/con/ngày, tiêm bắp hoặc dưới da - CaCl2 10%: 0,25-1ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch

- Trường hợp con vật bỏ ăn, mệt mỏi, mất nước, dùng dung dịch đường Glucoza 0,5% truyền tĩnh mạch 20-40ml/kg thể trọng.

- Con vật ho nhiều, khó thở, trợ tim mạch: Adrenalin pha tỉ lệ 1/10ml nước cất tiêm chậm dưới da.

- Con vật sốt: Dùng Analgin 30%: 0,5-2ml/con/ngày, tiêm bắp.

- Trường hợp con vật nôn, tiết dịch nhiều: Dùng Atropin 0,1%: 0,15- 0,5ml/10kg thể trọng

- Kết hợp xoa bóp vùng ngực của con vật, ngày 2-3 lần

Chó được coi là khỏi bệnh khi: Chấm dứt các triệu chứng của bệnh và con

Một phần của tài liệu Một số chuyển biến lâm sàng, sinh hóa sinh lý máu của chó mắc bệnh viêm phổi và hiệu quả điều trị tại phòng khám 295 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)