Thân nhiệt,tần số hô hấp, tần số tim mạc hở chó viêm phổi

Một phần của tài liệu Một số chuyển biến lâm sàng, sinh hóa sinh lý máu của chó mắc bệnh viêm phổi và hiệu quả điều trị tại phòng khám 295 (Trang 40 - 43)

Cùng với quan sát các biểu hiện lâm sàng, tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng của chó bị bệnh với mục đích xác định tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của chó bệnh. Theo dõi thân nhiệt, tần số tim và tần số hô hấp ở 20 chó bệnh và 10 chó khoẻ. Kết quả được trình bày ở (bảng 3.2).

Thân nhiệt (0C):

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể động vật và người. Nhiệt độ này có thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường (ở động vật biến nhiệt) hoặc không biến đổi theo môi trường (ở động vật đẳng nhiệt) (Nguyễn Quang Mai, 2004). Động vật có vú và gia cầm, thân nhiệt ổn định, cả trong những điều kiện môi trường sống thay đổi. Thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường được coi là triệu chứng quan trọng đối với cơ thể. Do vậy, đo thân nhiệt là một biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong chẩn đoán bệnh (Phạm Ngọc Thạch, Chu Đức Thắng, 2006).

Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế ở trực tràng của chó khỏe và chó bị bệnh. Kết quả cho thấy (bảng 3.2) nhiệt độ của cơ thể chó khỏe mạnh trung bình là 38,20 ± 0,480C, dao động trong khoảng 37,5 – 390C. Khi chó bị viêm phổi, thân nhiệt trung bình tăng lên tới 39,83 ± 0,300C, dao động trong khoảng 39,50 – 40,330C. Tương tự với kết quả của, Nguyễn Thị Dung (2013) khi chó bị viêm phổi nhiệt độ cơ thể tăng 39,97 ± 0,150C, dao động trong khoảng 39,82 – 40,120C.

Như vậy, qua theo dõi tôi thấy ở hầu hết chó viêm phổi thân nhiệt đều cao hơn so với chó khỏe. Theo Nguyễn Thị Dung (2013), triệu chứng lâm sàng đầu tiên của gia súc khi bị nhiễm khuẩn là sốt cao. Allen BV and Frank CJ (1986) cho biết khi chó bị viêm phổi thì thân nhiệt tăng cao. Vậy kết quả nghiên cứu của tôi cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả trên. Theo tôi, đó là kết quả tác động của độc tố vi khuẩn, những chất phân giải của dịch rỉ viêm và những chất độc khác được hình thành trong quá trình bệnh lý kích thích vào trung khu điều hòa nhiệt làm tăng quá trình sản nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt dẫn đến

thân nhiệt tăng cao.

Tần số hô hấp (lần/phút)

Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý và trạng thái bệnh lý… Để đo tần số hô hấp của chó tôi dùng ống nghe nghe vùng phổi kết hợp với việc quan sát sự lên xuống của hõm hông của chó (bảng 4.2) tôi thấy:

Ở chó khỏe có tần số hô hấp trung bình là 44,25 ± 2,26 lần/phút, dao động trong khoảng 39,5– 46 lần/phút. Ở chó viêm phổi tần số hô hấp tăng lên rõ rệt so với chó khỏe, trung bình là 57,50 ± 2,59 lần/phút, dao động trong khoảng 54,50 – 65,50 lần/phút. Tương ứng với kết quả của Lê Văn Thành(2010). chó viêm phổi tần số hô hấp tăng lên rõ rệt so với chó khỏe (trung bình 57,13 ± 1,13 lần/phút, dao động trong khoảng 54,10 – 62,12 lần/phút).

Nguyên nhân của sự tăng hô hấp ở chó bị viêm phổi theo tôi là do tác động của các tác nhân gây bệnh làm cho phổi bị tổn thương, diện tích trao đổi khí của phổi bị thu hẹp, khả năng cung cấp oxy cho mô bào không đủ do đó vùng phổi lành phải hoạt động bù nhằm cung cấp lượng oxy thiếu hụt, dẫn đến con vật thở nhanh và nông, tần số hô hấp tăng lên.

Khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng lên, phản ứng giải phóng ra ion H+ tăng theo, từ đó khí CO2 và ion H+ tác động đến các tế bào cảm thụ hóa học, nhất là ở xoang động mạch cảnh. Từ đó xung động thần kinh được chuyển về làm hưng phấn trung khu hô hấp ở hành tủy và kết quả là tăng cường hô hấp. Sự thừa khí CO2 có thể làm tăng nhịp hô hấp lên gấp 8 lần so với mức thông thường nhằm giải phóng khí CO2 ra ngoài (Nguyễn Quang Mai, 2004).

Bảng 4.2 Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở chó viêm phổi

Đối tượng nghiên cứu Số lượng

Thân nhiệt (0C) Tần số hô hấp (lần/phút) Tấn số tim mạch (lần/phút)

P P P ± mx ± mx ± mx Chó khỏe n = 10 38,20 ± 0,48 < 0,05 44,25 ± 2,26 < 0,05 119,30 ± 4,27 < 0,05 Chó bệnh n =20 39,83 ± 0,30 57,50 ± 2,59 132,08 ± 3,08 X X X

Tần số tim mạch (lần/phút)

Tần số tim mạch được xác định bằng số lần tim co bóp trong một phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể cũng như của tim. Vì vậy, cùng với kiểm tra thân nhiệt và tần số hô hấp, kiểm tra tần số tim mạch cũng là một trong các chỉ tiêu lâm sàng mà tôi quan tâm.

Kết quả bảng 3.2 cũng cho thấy: tần số tim mạch của chó khỏe trung bình là 119,30 ± 4,27 lần/phút, dao động trong khoảng 114,50 – 128,00 lần/phút. Tần số tim mạch ở chó viêm phổi cao hơn tần số tim mạch của chó khỏe, trung bình là 132,08 ± 3,08 lần/phút, dao động trong khoảng 129,10 – 138,50 lần/phút.

Theo tôi, tần số tim mạch của chó viêm phổi tăng là do lượng oxy trong máu giảm nên các phản xạ từ cung động mạch chủ và các phản xạ ngay tại cơ tim kích thích trung khu tim mạch làm tăng nhịp tim và tăng sức co bóp của cơ tim. Mặt khác phổi bị tổn thương ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí làm phân áp O2 trong máu giảm và phân áp CO2 tăng. Theo Nguyễn Quang Mai (2004), ở vùng động mạch chủ và xoang động mạch cảnh có các thụ cảm thể hóa học rất nhạy cảm với nồng độ của khí O2 và CO2 khi bị thay đổi trong máu. Khi nồng độ khí O2 giảm hoặc nồng độ khí CO2 trong máu tăng sẽ kích thích các thụ cảm thể hóa học, các xung động sinh ra sẽ được truyền về hành tủy để gây ra các phản xạ làm tăng cường hoạt động của tim.

Một phần của tài liệu Một số chuyển biến lâm sàng, sinh hóa sinh lý máu của chó mắc bệnh viêm phổi và hiệu quả điều trị tại phòng khám 295 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)