3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.4 Phương pháp tiến hành điều trị thử nghiệm
3.4.4.1 Xác định độ mẫn cảm với một số kháng sinh
Tôi tiến hành làm kháng sinh đồ theo phương pháp đục lỗ thạch của Aslim và cộng sự (2005) với 4 loại thuốc kháng sinh mà phòng khám thường sử dụng trong điều trị (Gentamycin, Florfenicol, Steptomycin, Amoxicillin)
Pha huyễn dịch vi khuẩn: Mẫu là dịch mũi có chứa vi khuẩn của chó viêm phổi được pha loãng 101 bằng nước cất.
Cách tiến hành: dùng micropipette hút 0,1ml dịch mũi khi đã pha loãng vào giữa đĩa thạch. Sau đó dàn đều vi khuẩn lên bề mặt thạch bằng que cấy vô trùng. Đợi 3 – 5 phút (không quá 15 phút) cho ráo mặt thạch khi đó môi trường đã đông cứng tiến hành đục lỗ thạch bằng dụng cụ vô trùng. Nhỏ kháng sinh vào các lỗ đã đục. Đợi khoảng 15 phút, đặt vào tủ ấm 37oC, sau 24h quan sát vòng kháng khuẩn tạo thành. Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng vi sinh vật tuyển chọn được tính bằng đường kính vòng kháng khuẩn ΔD.
ΔD = D – d (mm)
D: đường kính vòng vô khuẩn (mm) d: đường kính lỗ thạch (mm)
mức độ: mẫn cảm cao (H), mẫn cảm trung bình (I) hay kháng (R). Nếu có khuẩn lạc mọc trong vòng vô khuẩn thì phải tiến hành nuôi cấy lại.
Đánh giá đường kính vòng vô khuẩn dựa theo bảng sau:
Bảng 3.3 Bảng đánh giá đường kính vòng vô khuẩn
Ghi chú: H (High): mẫn cảm cao.
I (Intermediate): mẫn cảm trung bình. R (Resistant): kháng.
3.4.4.2 Tiến hành điều trị thử nghiệm
Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng của bệnh, làm kháng sinh đồ từ dịch mũi của chó mắc viêm phổi. Tôi tiến hành thực hiện điều trị thử nghiệm với hai kháng sinh mẫn cảm nhất. Chia làm 2 lô điều trị với 2 phác đồ khác nhau trong cùng điều kiện chăm sóc.
Lô 1: Rp: Kháng sinh mẫn cảm thứ 1 Ds: Tiêm bắp 0,5ml/10kgP
Liệu trình: Tiêm 3-7 ngày liên tục Lô 2: Rp: Kháng sinh mẫn cảm thứ 2 Ds: Tiêm bắp 0,5ml/10kgP
Liệu trình: Tiêm 3-7 ngày liên tục
Bệnh làm cho con vật ho, sốt cao gây mất nước, mệt mỏi, bỏ ăn, suy nhược STT Loại kháng sinh
Lượng kháng sinh (mg)
Đường kính vòng vô khuẩn (mm) R(≤) I H(≥) 1 Gentamicin 10 12 13 – 14 15 2 Florfenicol 10 13 14 – 17 18 3 Streptomycin 10 11 12– 17 18 4 Amoxicillin 10 13 14 - 17 16
cơ thể,… nêu không bổ sung điện giải, trợ sức, trợ lực, tăng cường đề kháng cho con vật thì hiệu quả điều trị sẽ không cao. Vì vậy trong quá trình điều trị tôi sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng, các thuốc trợ sức, trợ lực cho con vật, để rút ngắn thời gian điều trị cho con vật nhanh phục hồi như:
- Vitamin C 500mg: 0,5-1g/con/ngày, tiêm tĩnh mạc
- Vitamin B12, 0,05: 0.5-1ml/con/ngày, tiêm bắp hoặc dưới da - CaCl2 10%: 0,25-1ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch
- Trường hợp con vật bỏ ăn, mệt mỏi, mất nước, dùng dung dịch đường Glucoza 0,5% truyền tĩnh mạch 20-40ml/kg thể trọng.
- Con vật ho nhiều, khó thở, trợ tim mạch: Adrenalin pha tỉ lệ 1/10ml nước cất tiêm chậm dưới da.
- Con vật sốt: Dùng Analgin 30%: 0,5-2ml/con/ngày, tiêm bắp.
- Trường hợp con vật nôn, tiết dịch nhiều: Dùng Atropin 0,1%: 0,15- 0,5ml/10kg thể trọng
- Kết hợp xoa bóp vùng ngực của con vật, ngày 2-3 lần
Chó được coi là khỏi bệnh khi: Chấm dứt các triệu chứng của bệnh và con vật ăn uống trở lại trạng thái bình thường của cơ thể.
Kết quả điều trị ở các lô thí nghiệm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị khỏi trung bình.
Công thức tính:
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =
- Thời gian điều trị trung bình =
N n x n i i i (ngày)
xi: Số ngày điều trị khỏi. Tổng số con khỏi
× 100 Tổng số con điều trị
ni: số con điều trị khỏi N: tổng số con điều trị khỏi.