4.4 Một số chỉ tiêu sinh lý máu
4.4.3 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu
Số lượng bạch cầu
Chức năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào, tham gia vào các đáp ứng miễn dịch. Số lượng bạch cầu trong máu thường ít
hơn so với hồng cầu và không được ổn định, phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể (tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi có thai,…) và biến động mạnh trong các trường hợp bệnh lý. Do đó có thể căn cứ vào số lượng bạch cầu tăng hay giảm để chẩn đoán và chữa bệnh đạt hiệu quả cao.
Theo dõi số lượng bạch cầu thay đổi ở chó khỏe và chó viêm phổi trên máy huyết học 21 thông số (Urit 2900 plus) tôi thấy: ở chó viêm phổi số lượng bạch cầu trung bình tăng lên tới 18,85 ± 1,20 nghìn/mm3, dao động trong khoảng 17,17 - 20,58 nghìn/mm3. Trong khi đó số lượng bạch cầu trung bình ở chó khỏe là 13,95± 3,08 nghìn/mm3, dao động trong khoảng 8,18 - 17,08 nghìn/mm3. Theo Nguyễn Thị Dung (2013), ở chó viêm phổi số lượng bạch cầu trung bình tăng lên tới 18,28 ± 0,62 nghìn/mm3, dao động trong khoảng 16,95 – 20,35 nghìn/mm3. Trong khi đó số lượng bạch cầu trung bình ở chó khỏe là 14,73 ± 0,64 nghìn/mm3, dao động trong khoảng 12,55 – 16,75 nghìn/mm3. Vậy kết quả của tôi là phù hợp với nghiên cứu trên.
Hiện tượng bạch cầu tăng cao trong máu ở chó viêm phổi theo tôi là do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể kích thích cơ quan tạo máu và các cơ quan đáp ứng miễn dịch sản sinh nhiều bạch cầu để tiêu diệt mầm bệnh.
Công thức bạch cầu
Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm (%) của từng loại bạch cầu trên tổng số bạch cầu. Công thức bạch cầu của các loài động vật không giống nhau. Trong cùng một loài, công thức bạch cầu tương đối ổn định. Công thức bạch cầu thay đổi do một số yếu tố: nếu mắc các bệnh về nhiễm trùng thì bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân lớn sẽ tăng lên đột ngột, khi mắc các bệnh về ký sinh trùng đường ruột thì bạch cầu ưa toan tăng và trong các bệnh về thiếu máu thì bạch cầu ưa kiềm tăng (Nguyễn Quang Mai, 2004). Mỗi loại bạch cầu có chức năng khác nhau và tăng giảm trong các bệnh là khác nhau. Trong chẩn đoán bệnh không chỉ dựa vào số lượng bạch cầu mà còn phải dựa vào công thức bạch cầu để tìm ra nguyên nhân bệnh. Vì vậy, phân loại bạch cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán. Tôi xét trên 3 loại bạch cầu.
Bảng 4.5. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở chó viêm phổi Đối tượng Đối tượng nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) Công thức bạch cầu (%) P Bạch cầu trung tính Lâm ba cầu (lympho) Bạc cầu đơn nhân lớn Chó khỏe (n=10) ± mx 13,95± 3,08 60,98 ± 2,54 27,73 ± 3,05 5,89 ± 1,96 <0,05 Chó bệnh (n=20) ± mx 18,85± 1,20 71,38 ± 2,62 18,76 ± 1,65 3,38 ± 0,86 <0,05 X X
Theo dõi sự thay đổi công thức bạch cầu ở chó khỏe mạnh bình thường và chó viêm phổi (bảng 3.5), tôi thấy:
Tỷ lệ bạch cầu trung tính ở chó khỏe trung bình là 60,98 ± 2,54%, dao động trong khoảng 58,02 – 65,42%. Tỷ lệ bạch cầu trung tính ở chó viêm phổi tăng cao (trung bình là 71,38 ± 2,62%), dao động trong khoảng 67,23 – 75,63%.
Tỷ lệ lâm ba cầu trung bình ở chó khỏe là 27,73 ± 3,05%, dao động trong khoảng 23,18 – 32,13%. Tỷ lệ lâm ba cầu trung bình ở chó viêm phổi là 18,76 ± 1,65%, dao động trong khoảng 16,82 – 21,02%.
Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trung bình ở chó khỏe là 5,89 ± 1,96%, dao động từ 3,48 – 9,03%. Ở chó viêm phổi tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 3,38 ± 0,86%, dao động từ 2,13 – 4,58%.
Như vậy, khi chó bị bệnh viêm phổi thì trong công thức bạch cầu, bạch cầu trung tính tăng rõ rệt (tỷ lệ bạch cầu trung tính cao hơn so với chó khỏe 10,05%). Theo tôi có sự tăng mạnh như vậy là do đây là bạch cầu quan trọng tham gia vào quá trình thực bào các vi khuẩn, dị vật tại ổ viêm. Chúng còn là bước đầu tiên trong chuỗi đáp ứng miễn dịch của cơ thể để sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh.