Bình thường các thành phần hóa học của máu là không thay đổi. Trong tình trạng bệnh lý sẽ dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của máu, do đó những xét nghiệm sinh hóa giúp ta chẩn đoán và theo dõi bệnh có sự khác nhau về thành hóa học của máu toàn phần, huyết tương. Vì vậy, cùng với theo dõi các biểu hiện lâm sàng và chỉ tiêu sinh lý máu, tôi còn tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh hóa máu.
Bảng 4.6 Hàm lượng đường huyết, Urê, Creatinin máu, AST(SGOT), ALT(GPT) Đối tượng Số lượng nghiên cứu Hàm lượng đường huyết(mmol/l) Hàm lượng Ure(mmol/l) Hàm lượng Creatinin(µmol/l) Hàm lượng AST(u/l) Hàm lượng ALT(u/l) P ± mx ± mx ± mx ± mx ± mx Chó khỏe n = 10 5,38 ± 0,85 6,48 ± 2,12 110,30 ± 9,93 91,57± 9,33 57,58 ± 6,42 <0,05 Chó bệnh n = 20 3,88 ± 0,32 11,26 ± 0,82 146,18 ±8,94 112,48 ± 4,01 67,61 ±0,92 X X X X X
4.5.1 Hàm lượng đường huyết ở chó bị viêm phổi
Đường huyết chủ yếu là glucoza ở dạng tự do trong máu toàn phần, ngoài ra còn một lượng nhỏ các hợp chất gluxit dưới dạng phosphat, dạng phức hợp gluxit – protit, glucogen… Glucoza trong máu như một nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng đường huyết tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa nguồn cung cấp (gluxit thức ăn, glycogen phân giải từ gan) và quá trình tiêu thụ (cung cấp năng lượng các chu trình kreb, chu trình đường phân dưới dạng ATP, chuyển hóa dưới dạng glycogen tích trữ ở gan). Hàm lượng đường huyết là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khỏe của con vật. Kết quả kiểm tra đường huyết của chó bị viêm phổi được thể hiện ở bảng sau.
Kết quả bảng cho thấy: ở chó khỏe có hàm lượng đường huyết trung bình 5,38 ± 0,85 mmol/l (dao động từ 4,38 – 6,75 mmol/l). Khi chó bị viêm phổi hàm lượng đường huyết giảm xuống còn 3,88 ± 0,32 mmol/l (dao động từ 3,25– 4,22 mmol/l). Theo tôi hàm lượng đương huyết thay đổi khi chó viêm phổi là do mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn làm giảm nguồn năng lượng cung cấp từ bên ngoài vào. Đồng thời con vậy sốt cao tiêu hao năng lượng nhiều nên nguồn glucoza trong máu phải tăng cường chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể dẫn đến hàm lượng đường huyết giảm.
4.5.2 Hàm lượng Urê trong máu
Ure trong máu là sản phẩm thoái hóa của protein, sẽ được lọc ở cầu thận để đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Do đó, chỉ số xét nghiệm Ure máu sẽ có giá trị đánh giá chức năng thận cũng như theo dõi các bệnh lý thận.
Giá trị Ure máu chó bình thường: 3,8 - 10 mmol/l. Khi chó mắc bệnh viêm phổi chỉ số Urê tăng lên 11,26 ± 0,82mmol/l, trong khoảng giao động từ 10,15- 12,45mm/l.
Hiện tượng ure trong máu tăng ở chó mắc bệnh viêm phổi sẽ làm ure tăng, do mất nước, con vật sốt cao, ảnh hưởng chức năng của thận.
4.5.3 Hàm lượng Creatinine máu
Mối tương quan giữa ure và creatinine sẽ cho thông tin chính xác về thận cũng như nguyên nhân gây rối loạn. Vì vậy khi chức năng thận bị suy chức năng thì khả năng lọc creatinine bị giảm dẫn tới nồng độ creatinine trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường.
Tăng trong mất nước, tăng hồng cầu, bệnh tim, viêm phổi, giảm khi thiếu máu, chảy máu, dung thuốc, bệnh nhiễm,ký sinh trùng, bệnh thận…
Để xác định sự thay đổi của hàm lượng men gan chó khỏe và chó viêm phổi, tôi dùng thiết bị xét nghiệm phân tích sinh hóa (Urit-81), đơn vị tính µmol/l.
Kết quả cho thấy: ở chó khỏe có hàm lượng creatinine trung bình 110,30 ± 9,93 µmol/l (dao động từ 95,9 – 122,60µmol/l). Khi chó bị viêm phổi hàm lượng creatinine tăng 146,18 ±8, 94µmol/l( giao động từ 133,5- 158,5µmol/l).
Trong trường hợp chó mắc viêm phổi, con vật sốt cao gây mất nước ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận dẫn tới nồng độ creatinin tăng cao.
4.5.4 Hàm lượng men gan ALT và AST trong máu
Hai chỉ số đặc trưng của gan, khi gan bị tổn thương hay hoại tử cả hai men này sẽ được giải phóng ồ ạt vào máu. Để xác định sự thay đổi của hàm lượng men gan chó khỏe và chó viêm pheea quản tôi dùng thiết bị xét nghiệm phân thích sinh hóa (Urit-81), đơn vị tính u/l.
Kết quả cho thấy: ở chó khỏe có hàm lượng men gan trung bình 91,57 ± 9,33u/l (dao động từ 77,6 -102 u/l) đối với AST và ALT là 57,58 ±6,43 u/l (gioa động từ 49,05 - 66u/l). Khi chó bị viêm phổi hàm lượng AST tăng 112,48±4,01 u/l (giao động từ 108 – 120 u/l) và ALT là 67,61±0,92 u/l (giao động từ 66,45- 69,15u/l). Theo tôi có sự tăng 2 chỉ số này một phần là do mầm bệnh tấn công vào gan gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa ở gan, một phần do khi điều trị viêm phổi phải kháng sinh nặng, quá trình dùng thuốc kéo dài sẽ gây độc tế bào gan làm cho men gan thay đổi.