Phân loại hoạt động cho vay trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động cho vay tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi Nhánh Thanh Xuân (Trang 26 - 32)

1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM

1.2.2. Phân loại hoạt động cho vay trong ngân hàng

Hiện nay, hoạt động cho vay được phân theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại cho vay ngân hàng phổ biến.

1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay

6 Cơ sở lí luận về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (luanvan1080.com) 7 .Lợi nhuận vẫn dựa vào tín dụng (tapchitaichinh.vn)

Phân loại theo hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với NH, bởi vì thời gian liên quan mật thiết đến việc đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của tín dụng cũng như việc hoàn trả vốn vay của khách hàng: Thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn, do đó lãi suất sẽ càng cao. Hơn nữa, việc phân lọai theo thời gian còn giúp NH đảm bảo tính phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động được và số tiền cho vay”.

Theo thời gian, các khoản vay của NH được phân thành:

Bảng 1.1: Phân loại các khoản vay theo thời hạn cho vay

Thời gian Mục đích

Ngắn hạn Dưới 12 tháng

“Bù đắp sự thiếu hụt vốn cho các DN và cá nhân khi có nhu cầu chi tiêu ngắn hạn”

Trung hạn Từ 12 đến 60 tháng

“Phục vụ việc mua sắm tài sản, cải tiến hoặc thay đổi thiết bị, máy móc, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm các dự án có quy mô nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh, hình thành vốn lưu động thường xuyên của các DN, đặc biệt là những DN mới và trẻ…”

Dài hạn Trên 60 tháng, tối đa lên đến 20-30 năm.

“Cho vay dài hạn với mục đích cung cấp tài chính cho các công trình xây dựng cơ bản như xây dựng chung cư, nhà ở, đường xá, công trình phương tiện giao thông vận tải có quy mô lớn…”

1.2.2.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

Căn cứ vào mục đích sử dụng thì vốn vay sẽ được chia ra làm hai loại chính: Tiêu dùng và kinh doanh. Mối ngân hàng thướng sẽ có những chính sách rất khác biệt cho hai loại khoản vay này.

Cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho người vay được hưởng mức sống cao hơn (mua nhà, mua oto, du học..). Do đó quy mô khoản vay nhỏ và rủi ro khá cao do phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu nhập và ý thức trả nợ của khách hàng. Hiện nay thu nhập khó kiểm soát khá phổ biến ở Việt

Nam nên lãi suất vay tiêu dùng thường khá cao.

“Cho vay kinh doanh là cho vay tín dụng đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức như: cho vay công nghiệp, cho vay thương mại, cho vay nông nghiệp. Quy mô của các khoản vay này rất đa dạng từ nhỏ cho đến rất lớn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, quy mô, cơ cấu nợ của dự án, công ty”.

1.2.2.3. Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay

“Cho vay không đảm bảo là hình thức cho vay không có tài sản thế chấp đảm bảo, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba”. Với những khách hàng chuẩn, trung thực trong hoạt động kinh doanh, tài chính mạnh, năng lực quản trị tốt thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của khách hàng, mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các NH vì không có tài sản đảm bảo, do vậy NH cần thẩm định kỹ càng năng lực và uy tín của khách hàng trước khi quyết định cho vay.

“Cho vay có đảm bảo là hình thức cho vay dựa trên yếu tố đảm bảo về việc thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự đứng ra bảo lãnh của bên thứ ba”. Nếu khách hàng không tốt, không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo, sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai. Phần lớn khách hàng được cho vay theo hình thức này bởi Rủi ro với NH khá thấp vì rủi ro đã được đẩy hết cho khách hàng bằng tài sản đảm bảo, vì khi khách hàng mất khả năng trả nợ NH sẽ không phải chịu tổn thất lớn.

1.2.2.4. Căn cứ vào phương thức cho vay

“Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi bởi NH có thể kiểm soát từng món vay tách biệt một cách đơn giản. Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp

đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong khi khách hàng sử dụng vốn vay, ngân hàng sẽ kiểm tra, giám sát mục đích vay vốn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay. Nếu thấy có dấu hiệu khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện việc thu nợ trước hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi”.

“Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cho vay tín dụng theo đó ngân hàng đồng ý cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định, hạn mức này có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được NH cấp căn cứ trên cơ sở kế hoạch sản xuất, hoạt động kinh doanh, nhu cầu vốn, vay vốn của khách hàng”.

+ Cho vay trong hạn mức: Số dư nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức. Khách hàng có thể vay hoặc trả nhiều lần trong kỳ nhưng dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng.

+ Cho vay ngoài hạn mức: Số dư lớn hơn hạn mức tín dụng. NH sẽ quy định hạn mức tín dụng thời điểm cuối kỳ. Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức tín dụng, nhưng đến cuối kỳ khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vượt quá hạn mức.

Đây là hình thức cho vay tiện lợi cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên để sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong hình thức cho vay tín dụng này ngân hàng không xác định trước kỳ hạn nợ và thời hạn tín dụng. Khi khách hàng có tài chính, ngân hàng sẽ chủ động thu hồi nợ, do đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý ngân quỹ của khách hàng. Tuy nhiên, các lần vay vốn của khách hàng không phân chia thành các kỳ hạn nợ cụ thể, nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả trong việc sử dụng tiền vay của khách hàng trong từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề của khoản vay khi khách hàng nộp hồ sơ tài chính hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

khách hàng vay được chi tiêu vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một thời điểm nhất định, trong khoảng thời gian cụ thể, đấy gọi là hạn mức thấu chi. Thấu chi dựa trên cơ sở nguồn thu và chi của khách hàng, không liên quan đến thời gian và quy mô. Do vậy, hình thức này tạo thuận tiện cho khách hàng trong quá trình trả nợ: Chủ động, nhanh chóng và kịp thời”.

Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, hầu hết là không có đảm bảo, hình thức này có thể cấp cho khách hàng vài ngày trong tháng, vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi trả cho các khoản, mua hàng hoá và chi tiêu khác…Hình thức này thường thì chỉ sử dụng với những khách hàng có uy tín cao, thu nhập ổn định và chu kỳ thu nhập ngắn.

“Cho vay luân chuyển là hình thức cho vay dựa trên việc luân chuyển của hàng hóa mua bán, áp dụng đối với các công ty thương mại hoặc đơn vị sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn hạn, có quan hệ vay vốn và trả nợ thường xuyên với ngân hàng. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu tiền, ngân hàng có thể cho vay tiền để khách hàng mua hàng, ngân hàng sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán được hàng”.

Cho vay luân chuyển rất tiện lợi cho khách hàng, thủ tục cho vay ngắn gọn chỉ cần thực hiện một lần. Việc thanh toán cho người bán hàng sẽ ngắn gọn vì nguồn vốn được đáp ứng kịp thời.

Cho vay trả góp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng đồng ý cho khách hàng trả nợ gốc, lãi thành nhiều lần trong hạn mức tín dụng đã được cấp. Hình thức cho vay này thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn. Việc trả nợ cho ngân hàng được tính toán đảm bảo phù hợp với khả năng của khách hàng”.

Hình thức cho vay này tiềm ẩn rủi ro cao, do khách hàng thường phải thế chấp hàng hóa mua để trả góp. Việc trả nợ phụ thuộc vào tình hình thu nhập của khách hàng. Nếu khách hàng mất nguồn thu nhập hoặc thu nhập bị

giảm sút, thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, rủi ro từ hình thức này thường là cao nhất.

“Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ; đội; hội; nhóm như: nhóm sản xuất; hội phụ nữ; Đoàn thanh niên; hội cựu chiến binh; Hội chữ thập đỏ...” có hai hình thức cho vay, gồm:

+ Cho vay gián tiếp thông qua người bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng hoặc nguyên liệu đầu vào. Hình thức này sẽ hạn chế được việc sử dụng tiền sai mục đích của người vay.

+ Cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ…). Các tổ chức này sẽ đứng ra bảo lãnh cho các thành viên trong hội của mình vay vốn của ngân hàng, với các mục đích khác nhau.

Cho vay thông qua các tổ chức trung gian nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay. Nhưng nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết, nhiều tổ chức trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không có hình thức kiểm soát tốt thì họ sẽ cho người khác vay lại với lãi suất cao hơn của ngân hàng... Các tổ chức trung gian có thể lợi dụng việc này để thu lợi về cho mình.

“Cho vay hợp vốn là hình thức cho vay gồm một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn của khách hàng, sẽ có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối để kết nối với các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức này phải ký kết hợp đồng hợp vốn với nhau”. Hiện nay, ở Việt Nam hình thức này khá là phổ biến, do nhiều khách hàng có nhu cầu vay với số tiền lớn, nhưng các ngân hàng lại bị giới hạn chỉ được phép cho vay dưới 15% vốn điều lệ của ngân hàng.

“Cho vay theo dự án đầu tư là hình thức cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống”. Khách hàng đã có vốn đầu tư tham gia vào dự án đó, vốn tham gia có thể là tiền hoặc tài sản có giá được đưa vào sử dụng cho dự án. Vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh, sản xuất trong dự án của chủ đầu tư phải đưa vào dự án trước khi ngân hàng cho vay.

+ Đối với các dự án mở rộng quy mô hoạt động, sản xuất, kinh doanh phải có vốn tự có tối thiểu tham gia vào dự án bằng 10% tổng mức vốn đầu tư.

+ Đối với dự án đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh mới hình thành, khách hàng phải có vốn tham gia tối thiểu tham gia vào dự án bằng 30% tổng mức vốn đầu tư.

Hình thức cho vay này có kỳ hạn rất dài, hàm chứa nhiều rủi ro, do phải phụ thuộc lớn vào tính khả thi của dự án.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động cho vay tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi Nhánh Thanh Xuân (Trang 26 - 32)