1.3. Rủi ro hoạt động cho vay của NHTM
1.3.2. Phân loại rủi ro hoạt động cho vay
Có nhiều phương pháp phân loại RRTCV (rủi ro trong cho vay), việc này tuỳ thuộc vào từng yêu cầu và mục đích nghiên cứu cụ thể. Đối với hệ thống NHTM thì việc phân loại RRTCV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng các chính sách, quy định, quy trình và mô hình tổ chức công tác quản trị, điều hành với mục tiêu bảo đảm xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro và quy kết trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận trong quá trình tiến hành thẩm định, phê duyệt cho vay, cũng như quá trình giám sát sau khi cho vay, quá trình thu hồi và xử lý nợ nếu thấy dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra. Việc này, trên thực tế cho thấy càng cụ thể, rõ ràng thì quá trình quản rị RRTCV càng hiệu quả.
1.3.2.1. Phân loại RRTCV theo đối tượng sử dụng vốn vay: a.Rủi ro khách hàng cá thể
“Đây là rủi ro xảy ra khi cho các khách hàng là cá nhân vay vốn. Thường thì số lượng khách hàng sẽ chiếm số lượng lớn và mức độ rủi ro của từng khoản
vay sẽ thấp, việc mất khả năng thanh toán của từng khoản vay là nhỏ, ít ảnh hưởng, cơ cấu và loại hình giao dịch này dễ dàng trong khâu quản lý”.
b. Rủi ro khách hàng công ty, tổ chức kinh tế
“Đây là rủi ro khi cho khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế vay vốn. Tùy theo qui mô hoạt động, tiềm lực tài chính của từng công ty, tổ chức kinh tế thì mức độ ảnh hưởng của rủi ro các khoản vay đối với những trường hợp này sẽ được đánh giá ở mức tương ứng, từ đó tác động của nó đến khả năng thanh toán của khoản vay lớn hay nhỏ”.
c. Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý
Những ngân hàng có tầm hoạt động trên phạm vi toàn cầu bị tác động bởi sự phân chia theo quốc gia, vùng lãnh thổ, còn trong phạm vi một quốc gia RRTCV được phân chia theo khu vực địa lý, ví dụ: như mức độ rủi ro khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.
1.1.3.2. Phân loại RRTCV theo giai đoạn phát sinh a. Rủi ro trong thẩm định
Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng tiến hành thẩm định, đánh giá sai khách hàng. Do quá trình thẩm định khách hàng không đảm bảo về thông tin khách hàng hoặc thông tin khách hàng không đầy đủ, bên cạnh đó là việc chạy theo chỉ tiêu, doanh thu nên ngân hàng thường chấp nhận cho những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, dẫn đến phát sinh nợ xấu khiến ngân hàng không thể thu hồi lại vốn. Ngoài ra, do tin tưởng vào tài sản đảm bảo, đối tượng bảo lãnh từ phía khách hàng hoặc do năng lực thẩm định đánh giá khách hàng của nhân viên tín dụng kém, do nhân viên tín dụng có đạo đức nghề nghiệp không tố dẫn đến việc đánh giá sai giá trị các khoản thế chấp, bảo lãnh gây ra hậu quả là không thu hồi được nợ khi khách hàng mất khả năng trả nợ.
b. Rủi ro khi cho vay
Việc giải ngân vốn vay không đúng mục đích làm cho khoản vay không phát huy được hiệu quả theo mong muốn ban đầu của ngân hàng. Rủi ro này phát sinh khi ngân hàng phê duyệt cho vay mà thiếu thông tin hoặc có sự thoái hoá đạo đức của cán bộ cho vay trong quá trình thẩm định, giám sát khoản vay để cho khách hàng cố ý sử dụng vốn sai mục đích ngay từ đầu làm cho cơ cấu khoản vay và mục đích vay không đúng dẫn đến hậu quả không trả được nợ của người vay.
c. Rủi ro trong quản lý, thu hồi nợ
Đây là rủi ro phát sinh do quá trình nhân viên ngân hàng tiến hành giám sát khoản vay, quá trình xử lý, thu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng không đúng mục đích ban đầu, dẫn tới thất thoát không thu được nợ đúng kỳ hạn.