1.4. Quản trị rủi ro hoạt động cho vay trong NHTM
1.4.1. Định nghĩa quản trị rủi ro hoạt động cho vay
Quản trị rủi ro là việc thực hiện công tác ngăn ngừa khả năng xuất hiện những kết quả không mong đợi liên quan đến lĩnh vực cần quản trị sẽ xảy ra trong tương lai. Hay có thể nói quản trị rủi ro là quá trình nhận diện, phân tích, đánh giá, xác định, xử lý rủi ro tiềm năng, kiểm soát những nguy cơ rủi ro về từ các hoạt động kinh doanh tài chính của một tổ chức. Mục tiêu của quản trị rủi ro là :
Giảm thiểu tối đa hậu quả xảy ra,
Loại bỏ hậu quả xảy ra từ các rủi ro khó xác định,
Quản trị rủi ro của NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của các nhà quản trị ngân hàng lên các đối tượng quản trị và khách thể kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi NHTM.
Có nhiều quan điểm cho rằng: Hoạt động quản trị kinh doanh trong các NHTM chính là quản trị rủi ro, hoạt động quản trị và điều hành của mỗi NHTM đều lấy quản trị rủi ro làm trung tâm. Hay nói cách khác thì quản trị rủi ro chính là việc các NHTM áp dụng các phương pháp, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh để thực hiện việc kiểm tra, giám sát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tư và hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng.
Từ những quan điểm nêu trên, có thể thấy quản trị rủi ro chính là trung tâm quản trị và điều hành của NHTM, rủi ro trong hoạt động cho vay là rủi ro thường gây thiệt hại lớn cho NHTM, kéo theo sự phá sản của cả một hệ thống, do đó quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là trung tâm của mọi hoạt động quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch quản lý hoạt động cho vay nhằm thu được lợi nhuận cao nhất trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được. Kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay trong phạm vi có thể chấp nhận được là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay, nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận, giảm bớt chi phí phát sinh đối với các khoản vay ngắn và dài hạn. Sự thành công và phát triển bền vững của ngân hàng phụ thuộc rất
nhiều và công tác kiểm soát quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, đây được coi là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định”
Tóm lại, “khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là quá trình các ngân hàng tiến hành xây dựng kế hoạch, chiến lược và tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình hoạt động thẩm định, xác minh cho đến khi cấp tín dụng, nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận được”.
1.4.2. Quy trình quản trị rủi ro hoạt động cho vay
Quy trình quản trị rủi ro trên thực tế thường có 04 giai đoạn: xác định; đo lường; quản lý và kiểm soát. Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay muốn đạt hiệu quả thì cần phải thực hiện các giai đoạn một cách đảm bảo, cụ thể cần kịp thời phát hiện rủi ro, xác định được rủi ro nằm ở đâu, phân tích, đo lường, đánh giá một cách chính xác từ đó có những biện pháp ứng phó kịp thời. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quả không có nghĩa là không để rủi ro xảy ra mà nếu rủi ro có thể xảy ra thì đã nằm trong dự tính trước và đã chuẩn bị các phương án tài chính để giải quyết rủi ro đó.
a. Xác định/ phát hiện RRTCV
Đây là việc nhận định, phán đoán trước được nguy cơ xảy ra trong hoạt động cho vay. Sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá làm cho khả năng xảy ra rủi ro ngày càng gia tăng và thường xuyên hơn.
Vì vậy một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng phát hiện, nhận biết hầu hết các rủi ro hiện hữu trong cho vay, xác định được tình hình và nguyên nhân RRTCV.
b. Tìm hiểu, đo lường, phân tích
Đây là các giai đoạn tiếp theo sau khi đã xác định, phát hiện được nguy cơ rủi ro. Các giai đoạn này trên thực tế được ngân hàng gộp lại thành một
quy trình khép kín, xuyên suốt nối tiếp nhau. Các giai đoạn này giúp cho bộ phận quản trị rủi ro của ngân hàng xác định được chính xác và thống nhất nguy cơ rủi ro đã được xác định, phân tích, đánh giá nguyên nhân và quan trọng nhất là lượng hoá mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.
c. Theo dõi
Sau khi đã xác định, phân tích, đánh giá và đưa ra các chỉ tiêu đo lường thì rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Mục đích của giai đoạn này giúp cho hệ thống quản trị rủi ro nắm được tình hình, trạng thái rủi ro và diễn biến của nó theo từng giai đoạn như thế nào.
d. Quản lý, báo cáo, kiểm soát rủi ro:
Đây là những khâu giúp ngân hàng nắm bắt được tình trạng rủi ro để đưa ra phương án giải quyết hợp lý. Để giải quyết tình hình thì ngân hàng cần xây dựng được hệ thống kiểm soát hạn chế rủi ro, bên cạnh đó là chính sách chuẩn bị các phương án về nguồn lực để giải quyết rủi ro xảy ra.
Kiểm soát RRTCV là việc giám sát một cách độc lập RRTCV và quản lý rủi ro đó, quá trình kiểm soát RRTCV phải bảo đảm đánh giá một cách độc lập nhằm tuân thủ các mục tiêu và chỉ thị cho vay của ban lãnh đạo ngân hàng.
1.4.3. Các mô hình quản trị rủi ro hoạt động cho vay
Trên thế giới hiện nay có hai loại mô hình quản trị rủi ro hoạt động cho vay chính đó là quản lý tập trung và quản lý phi tập trung, có những đặc điểm trái ngược nhau và dành cho các đối tượng ngân hàng khác nhau.
Trong mô hình quản lý tập trung công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro khách hàng, ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Điều đó có nghĩa là mô hình này tập trung vào sự đồng bộ, tầm nhìn chung hướng đến sự hiệu quả trên toàn hệ thống.Nó có điểm mạnh là đảm bảo
tính cạnh tranh lâu dài và tận dụng được tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scales). Với mô hình này, nhà quản lý có thể thiết lập và duy trì hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, cho phép đưa ra phương án tối ưu cho toàn hệ thống. Nó tách biệt kinh doanh và rủi ro từ đó nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Tuy vậy, để triển khai được mô hình này thì lại không hề dơn giản. Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian, những mô hình phức tạp đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn. Do đó, mô hình này chỉ phù hợp với những ngân hàng trung bình và lớn trở lên, khi họ đã có nèn tảng tài chính vững chắc, có thể huy động được nguồn nhân lực chất lượng cao và đòi hỏi những chính sách phức tạp mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Đối với mô hình quản lý phân tán, công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn chung và thẩm định khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Do đó, mô hình cơ cấu tổ chức này vô cùng đơn giản và gọn nhẹ, không tốn nhiều công sức để xây dựng chi nhánh mới. Tuy nhiên mô hình này lại thiếu sự chuyên sâu. Các chi nhánh đôi khi không đồng nhất về phương hướng hoạt động, mang lại hiệu quả nhất định tại một vài chi nhánh còn lai thì không. Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa, không tách biệt giữa kinh doanh và quản lý rủi ro. Với những ưu nhược điểm như vậy, mô hình này chủ yếu chỉ dược áp dụng thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.
1.4.4. Ứng dụng phương trình quản trị ANPTT vào quản trị rủi ro hoạt động cho vay trong NHTM
Thứ nhất, chúng ta cần làm rõ các khái niệm của phương trình MNS khi áp dụng đôi với hoạt đông cho vay của ngân hàng trước khi có thể đưa ra các phân tích và áp dụng sâu hơn. Đối với hoạt động cho vay của ngân hàng:
Đối tượng ở đây bao gồm hoạt động cho vay và những khoản vay từ hoạt động cho vay đó. Chủ thế ở đây là ngân hàng.
S1 biểu hiện cho sự an toàn của các khoản vay, có thể đo bằng cách theo dõi tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ so sánh với các ngân hàng khác và với các thời điểm khác nhau.
S2 biểu hiện cho tính ổn định hoạt động cho vay của ngân hàng đó có thể để xác định xem các khoản vay này có đem về lợi nhuận ổn định tăng dần, cũng như là ổn định về mặt tài chính cho ngân hàng hay không. S2 có thể đo đạc bằng cách so sánh các chỉ số từ hoạt động cho vay qua các mốc tài khóa ví dụ như lợi nhuận gộp, chỉ số nợ xấu qua các năm.
S3 thể hiện tính bền vững của chính sách cho vay của ngân hàng, liệu trong tương lai chính sách cho vay này có mang lại hiệu quả cho ngân hàng nữa hay không hay chính sách ấy có đang tạo ra vấn đề gì có thể gây ra bất ổn trong tương lai hay không.
C1 là chi phí quản trị rủi ro, ngăn ngừa nợ xấu. Do đó C1 là tổng các phí mà ngân hàng bỏ ra để xây dựng các hệ thống quản trị rủi ro hoạt động cho vay bao gồm cả nhân công, cơ sở hạ tầng và phần mềm.
C2 là chi phí quản trị khủng hoảng mà khủng hoảng ở đây chính là khi nợ biến thành nợ xấu. Ngân hàng phải bỏ chi phí để tiến hành xử lý nợ xấu bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như: thu hồi nợ xấu, bán nợ xấu, đấu giá tài sản thế chấp. Mỗi cách xử lý lại mang đến chi phí theo cách khác nhau, thu hồi nợ xấu tốn rất nhiều thời gian và công sức của nhân viên ngân hàng đi đòi nợ. C2 có thể được hiểu là hậu quả của C1 và đã được phân tích kĩ ở phần 1.3.5.
C3 là những chi phí (và chi phí cơ hội) ngân hàng và cổ đông phải gánh chịu hậu khủng hoảng bởi dòng tiền bị ảnh hưởng, chỉ số tài chính xấu đi khiến giá cổ phiếu giảm. C3 cũng đã được nhắc đến trong phần 1.3.5
Vậy câu hỏi đặt ra là mô hinh MNS nên áp dụng vào quản trị rủi ro hoạt động cho vay trong NHTM như thế nào? Nên chọn mô hình rút ngọn hay
không? Nên dùng mô hình rút gọn nào? Dùng phương pháp gì để lượng hóa các yếu tố trên?
Thứ nhất, như đã nếu ở phần cho vay ngân hàng, hoạt động này chiếm 2/3 tổng thu nhập của các ngân hàng, do vậy, hoạt động cho vay thực hiện tốt góp phần cực kỳ tốt cho sự thành công của các ngân hàng. Do vậy, ở bất cứ ngân hàng nào, các nhà quản lý cũng nên áp dụng phương trình MNS để nhìn ra đưa ra những quyết định đúng đắn cho ngân hàng.
Thứ hai, như chúng ta đã khẳng định ở phần 1.1.3 thì 3C có mối quan hệ nhân quả theo trình từ thời gian: ngăn ngừa phòng tránh trước khủng hoảng, xử lý quản trị khung hoảng, phục hồi hậu khủng hoảng. C1 càng lớn thì C2 và C3 có xu hướng càng nhỏ lại. Khi 3C tỏ ra hiệu quả thì thường sẽ mang lại 3S tốt. 3S ở đây lại có mối quan hệ đồng biến bởi chúng đang phản ánh các mặt khác nhau của khoản vay nên khi phân tích, phương trình MNS hoàn thiện không phải là một bắt buộc. Do vậy, chúng ta không nhất thiết phải phân tích theo mô hình đầy đủ 3S-3C mà chỉ cần chọn ra một mô hình rút gọn đáp ứng được nhu cầu đề ra.
Thứ ba, hoạt động quản trị rủi ro hoạt động cho vay liên quan cực kỳ chặt chẽ đến C1. Do đó mô hình MNS khi áp dụng đối với phân tích quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay NHTM không thể thiếu C1.
Thứ tư, nếu chúng ta sẽ dùng chỉ số tỷ lệ nợ xấu để dánh giá C3 (tỷ lệ nợ xấu càng lớn thì C3 càng lớn) thì lý luận, thực tiễn và cả nghiên các nghiên cứu đều có chung kết luận rằng mỗi khi C3 tăng lên, đó cũng là khi ngân hàng lại rơi vào tính trạng bất ổn và nếu C3 lớn thì thậm chí ngân hàng thường phải đối mặt với việc phá sản/ Atoi, Ngozi V (2018) đã chỉ ra rằng tỉ lệ nợ xấu tăng cao có tác động tiêu cực đáng kể đến sự ổn định của ngân hàng với độ trễ vào khoảng 3-4 quý.9 Hay cụ thể hơn, Martiningtiyas & Nitinegeri (2020) đã cho ra kết quả cứ mỗi 1% tỷ lệ nợ xấu tăng lên thì ROA (Return on Asset) của
ngân hàng sẽ giảm đi -0,47%, một con số không hề nhỏ.10 Một số ngân hàng nhỏ đưa ra chính sách cho vay vô cùng hấp dẫn, lợi nhuận tăng nhanh và đều đặn trong 3-5 năm nhưng sau đó lại bị tình trạng nợ xấu tăng vọt, tỷ lệ tổn thất tín dụng tăng cao, khiến cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn .Thực tế hơn, khủng hoảng tài chính thé giới 2008 xuất phát từ việc bong bóng giá nhà được hình thành từ năm 2006 vỡ tung, tạo nên những đống nợ xấu khổng lồ, đánh sập hoạt động của các nhà băng vốn đang ôm nhiều khoản vay được thế chấp bằng đất động sản. Ở trong trường hợp này C3 đạt giá trị cực đại và các ngân hàng đã không thể gánh nổi chi phí này. Do vậy mô hình MNS của chúng ta chỉ bao gồm C3 khi phân tích các ngân hàng có những tài sản rủi ro cao hoặc theo đuổi những chính sách thu hút khách hàng không bền vững.
Từ những phân tích trên ta, bằng lý luận từ góc độ lý thuyết, ta có thể thây rằng các ngân hàng hiện nay cần đặc biệt chú trọng vào C1. Khi phân tích quản trị rủi ro hoạt động cho vay NHTM, các nhà phân tích nên chọn các mô hình phân tích MNS như sau:
Bảng 1.2: Các mô hình MNS đối vói ngân hàng
Phương trình MNS Yêu cầu về thông tin Yêu cầu về phân tích MNS=1S-1C (S1-C1) Hệ thống quản trị
rủi ro và các thông tin liên quan
Tập trung vào phân tích hoạt đông quản trị rủi ro cho vay.
MNS = 2S-2C (S1+S2)-(C1+C2)
Hoạt động chi tiết về tất cả các khâu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Khi cần phân tích cả hoạt động quản trị khủng hoảng thu hồi nợ.
MNS = 3S-3C Thông tin chi tiết về hoạt động lẫn chiến lược hoạt động cho
Khi cần phân tích chuyên sâu một cách toàn diện hoạt động cho vay của NHTM.
10The Effect of Non-Performing Loans on Profitability in Banking Sector in Indonesia | Atlantis Press (atlantis-press.com)
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lí luận về rủi ro và quản trị rủi ro hoạt động cho vay cũng như An ninh phi truyển thống trong nội dung Chương 1,