1.3. Rủi ro hoạt động cho vay của NHTM
1.3.4. Nguyên nhân phát sinh rủi ro hoạt động cho vay
1.3.4.1. Nguyên nhân bất khả kháng
Loại rủi ro này không xuất phát từ cán bộ cho vay hay ý thức trả nợ của khách hàng mà do yếu tố bên ngoài tác động vào. Nguyên nhân này thường khó kiểm soát, khó đoán định và gây ra những thiệt hại lớn cho cả khách hàng và ngân hàng cho vay. Có thể liệt kê một số nguyên nhân sau:
- Sự thay đổi chính sách của chính phủ: Nước ta đang thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Do vậy, cần phải thực hiện đúng và thừa nhận sự biến động theo quy luật của nó. Các chính sách của chính phủ thường xuyên có sự thay đổi nhằm hạn chế rủi ro, ảnh hướng đến nền kinh tế đất nước như: Chính sách tài chính; Chính sách tiền tệ; chính sách thu hút đầu tư...
- Môi trường pháp lý: Hoạt động kinh doanh tài chính của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Do đó, môi trường pháp lý có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng, khi môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định, chặt chẽ và phù hợp, có nhiều ưu điểm thì hoạt động này có điều kiện phát triển thuận lợi và ngược lại.
- Môi trường tự nhiên: Sự thay đổi về thời tiết, khí hậu và những vấn đề khác của tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy khi có những sự kiện thiên tai, dịch bệnh xẩy ra khách hàng sẽ có nguy cơ bị thiệt hại lớn, dẫn đến các ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hương trong việc thu hồi lãi suất và thu hồi nợ... Hay như dễ thấy gần đây trong năm 2020, đó là yếu tố dịch
bệnh. Covid-19 đã tàn phá hoạt động sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, khiến rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Sau khi Việt Nam với những biện pháp chống dịch quyết liệt và kịp thời là một trong những nước đã kiểm soát tốt dịch bệnh, giúp nhiều doanh nghiệp có thể trở lại được với nhịp độ sản xuất, một tín hiệu vô cùng tốt cho ngành ngân hàng.
- Môi trường kinh tế xã hội: Sự biến động của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng tới môi trường kinh tế xã hội của từng quốc gia, qua đó sẽ phát sinh ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, cụ thể là hoạt động cho vay. Bên cạnh đó thói quen, truyền thống, tập quán sinh hoạt của người dân cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động cho vay.
Khi khách hàng gặp phải một trong số các nguyên nhân nêu trên dẫn dến rủi ro xảy ra đối với họ, khi đó họ không còn đủ năng lực thực hiện cam kết theo thoả thuận đã ký với ngân hàng.
1.3.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Rủi ro đến từ phía khách hàng xảy ra bởi những nguyên nhân sau:
- Ý thức trả nợ của bên đi vay
Ý thức trả nợ của khách hàng chưa tốt gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng cho vay. Hành vi này khó dự báo trước và khó khăn trong việc xử lý, bởi vì đôi khi hồ sơ cho vay của khách hàng rất tốt nhưng sau khi nhận tiền thì nảy sinh ý thức không tốt trong việc trả nợ. Do đó, Ngân hàng cần phát triển nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, xây dựng hệ thống cảnh bảo rủi ro sớm, hạn chế những khoản vay không có tài sản đảm bảo để có thể tránh hậu quả từ loại rủi ro này.
- Bên đi vay dùng tiền cho hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật:
Có khách hàng sau khi vay tiền ngân hàng thì sử dụng vào mục đích bất hợp pháp, khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì số tiền này sẽ khó thu hồi hoặc mất nhiều thời gian, vướng mắc các quy trình, thủ tục. Đây là một loại
rủi ro ít khi xảy ra.
- Rủi ro trong kinh doanh
Đây là loại rủi ro thường gặp và có thể dự báo trước được. Cụ thể thường gặp các hình thức sau:
+ Do thị trường đầu vào: Giá cả đầu vào nguyên liệu tăng cùng với các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh tăng làm ảnh hưởng đến nguồn thu theo dự tính của khách hàng, dẫn tơi việc trả nợ cho các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
+ Do thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra nếu có biến động phức tạp, giá cả giảm thấp ảnh hưởng đến nguồn thu của khách hàng. Ngoài ra, sự thay đổi của nhiều yếu tố khác nhau cũng ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng cho ngân hàng.
+ Khả năng tài chính của khách hàng: Đây là một loại rủi ra mà trong quá trình xác minh, thẩm định năng lực của khách hàng nhân viên tín dụng phải cẩn trọng. Một khi khả năng tài chính của khách hàng yếu kém, khi gặp khó khăn sẽ khó thể trụ vững và qua đó không thể trả nợ cho ngân hàng.
1.3.4.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay
- Chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao.
Đặc điểm của kinh doanh tiền tệ là: Lợi nhuận cao luôn đi cùng với các rủi ro cao, ngân hàng cần phân tích dựa trên những thế mạnh nội tại để chọn ra mức lợi nhuận hợp lý với mức rủi ro vừa phải. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008, tuy không xuất phát từ chính sách cho vay nhưng cũng xuất phát từ việc các ngân hàng theo đuổi lợi nhuận mù quáng, không thẩm định rõ các tài sản nợ mua vào. Theo đuổi lợi nhuận cao một cách mù quáng đã dẫn tới Khủng hoảng tài chính toán cầu.
vay yếu kém
Cán bộ cho vay không thẩm định, xác minh đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, dẫn đến mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay ở mức cao, tăng dần kể từ khi xét duyệt hồ sơ vay vốn, đến khi giám sát và cuối cùng là thu nợ. Cùng với sự hạn chế về trình độ chuyên môn, thì phẩm chất đạo đức của cán bộ cho vay cũng là một yếu tố quan trọng. Trước sự cám dỗ của vật chất và nhiều yếu tố khác, một số cán bộ cho vay đã thoái hoá đạo đức, làm trái quy trình, quy định, câu kết với khách hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.
- Vấn đề bảo đảm tiền vay.
Việc đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản thế chấp có vai trò quan trong trong vấn đề đảm bảo tiền vay. Nếu không ngân hàng sẽ không đảm bảo trong việc thu hồi nợ khi có rủi ro xảy ra.