1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý phân bổ và quyết toán ngân sáchcấp xã cấp xã
1.5.1. Các yếu tố thuộc về chính quyền địa phương
- Chất lượng và cơ cấu tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương:
+ Chính quyền địa phương bao gồm HĐND và UBND có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, một bên là cơ quan quyền lực nhà nước còn một bên là cơ quan hành chính nhà nước. Để các chính sách của Nhà nước phát huy được hiệu quả thì một mặt cơ quan quyền lực nhà nước cần có những chính sách tốt cho sự phát triển, một mặt cơ quan hành chính phải có năng lực để triển khai chính sách đó.Vì vậy, trong bộ máy quản lý yếu tố năng lực quản lý có tính chất quan trọng, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển KT - XH của địa phương.Chính quyền địa phương phải đánh giá đúng thế mạnh và hạn chế của địa phương mình, khai thác thế mạnh của địa phương trong điều kiện ngân sách có hạn.Trên cơ sở đó, xây dựng và thực hiện kế hoạch PBNS phù hợp mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương và điều này phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý địa phương.
+ Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã: Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách. Trình độ và phương pháp quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng. Nếu trình độ quản lý tốt và phương pháp quản lý khoa học thì hiệu quả quản lý sẻ rất cao và ngược lại.
+ Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý ngân sách cấp xã: Để thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước theo nhiệm vụ được giao, cần phát triển hệ thống thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của xã. Nếu hệ thông tin và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách tốt thì hiệu quả quản lý ngân sách cũng
sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại.
- Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách:
Khi một xã, thị trấn phát huy tốt vai trò của mình trong việc sử dụng nguồn ngân sách được phân bổ, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của ngân sách cấp trên thì xã, thị trấn đó có thể được quan tâm và chú ý hơn trong quá trình lập dự toán và phân bổ ngân sách của những năm tiếp theo. Bên cạnh đó việc xây dựng tốt mối quan hệ với ngân sách cấp trên sẽ được tạo điều kiện hơn trong quá trình phân bổ ngân sách cho địa phương.
1.5.2. Các yếu tố khác
1.5.2.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phân bổ ngân sách. Đối với những xã, thị trấn có điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, địa hình,…) thuận lợi hơn thì việc tổ chức các hoạt động sẽ thuận lợi, nguồn thu lớn và ngược lại. Do đó, khi phân bổ ngân sách phải ưu tiên những xã, thị trấn có điều kiện khó khăn để đảm bảo phát triển KT - XH và rút ngắn khoảng cách giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, Nhà nước có chính sách thúc đẩy sự phát triển của tất cả các địa phương, tạo điều kiện nâng cao trình độ trình độ dân trí và mức sống, tiến tới công bằng xã hội.Ngoài ra, phân bổ ngân sách cũng cần có kế hoạch đầu tư phát triển các vùng trọng điểm dựa vào điều kiện tự nhiên của từng vùng.
1.5.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện KT - XH là cơ sở xây dựng chiến lược và chính sách phát triển. Hệ thống vùng kinh tế được hình thành một cách khách quan do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và môi trường kinh tế, do đó hình thành đa dạng vùng KT - XH khác nhau. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu nâng cao mức sống toàn dân và tiến tới công bằng xã hội trong cả nước yêu cầu việc PBNS tới các địa phương phải dựa vào điều kiện KT - XH của từng địa phương, tạo điều kiện cho từng địa phương phát
huy khả năng thế mạnh của mình.
1.5.2.3. Quy mô dân số và dân trí
Quy mô dân số và trình độ dân trí là những nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến công tác PBNS.Địa phương có quy mô dân số lớn thì nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, do đó việc PBNS phải nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Trình độ dân trí có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Nếu trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế, tiếp cận thông tin và các dịch vụ công cộng còn khó khăn,… sẽ làm tăng gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ngân sách nhà nước giữa vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, là công cự góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Quản lý ngân sách nhà nước ngày càng trở nên quan trọng đối với các chính quyền địa phương khi Chính phủ ngày càng phân cấp mạnh về quản lý ngân sách cho các địa phương.
Hệ thống NSNN bao gồm NSTW và NSĐP, trong đó hệ thống NSTW giữ vai trò chủ đạo, NSĐP là ngân sách của các cấp chính quyền bao gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Qua việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận đối với ngân sách nhà nước như: Khái niệm, vai trò, hệ thống NSNN ở nước ta, Ngân sách cấp xã trong hệ thống ngân sách nhà nước, cơ sở của quy trình lập dự toán, PBNS và quyết toán ngân sách nhà nước giúp cho những người làm công tác này nhìn nhận và hiểu rõ hơn căn cứ, phương pháp và vai trò của nó để công tác quản lý ngân sách ngày càng tốt và hiệu quả hơn.
Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng đó, trong Chương 2 sẽ đi sau nghiên cứu thực trạng quản lý phân bổ và quyết toán ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà tĩnh giai đoạn 2018-2020.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN