Chi đầu tư phát triển các xã, thị trấn giai đoạn 2018 2020

Một phần của tài liệu Quản lý phân bổ và quyết toán ngân sách cấp cấp xã trên địa bàn huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 58 - 94)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số phân bổ Số thực hiện Số phân bổ Số thực hiện Số phân bổ Số thực hiện Chi đầu tư phát

triển (triệu đồng) 60.300 122.355 45.900 117.734 50.824 94.034 Tỷ lệ thực hiện so

với phân bổ % 202,9% 256,5% 185,0%

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và tác giả tính toán

Từ bảng số 9 cho thấy công tác giải ngân chi đầu tư phát triển được các xã, thị trấn rất chú trọng và giải ngân kịp thời. Trong năm ngoài nguồn vốn chi đầu tư phát triển được giao trong cân đối, được sự quan tâm của trung ương, tỉnh và huyện đã hỗ trợ cho các xã một số nguồn vốn khá lớn để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Bảng 2.17. Phân bổ ngân sách chi ĐTPT trong nguồn cân đối

cho các xã, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu

Tổng phân bổ giai đoạn 2018 - 2020

(Triệu đồng)

Trong đó

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng chi ngân sách 493.264 173.027 156.191 164.046

Chi đầu tư phát triển vốn

cân đối ngân sách 157.024 60.300 45.900 50.824

Trong đó phân bổ cho các xã, thị trấn Đức Lạng 1.008 470 273 265 Đức Đồng 932 420 258 253,6 Hòa Lạc 2.260 1.234 515 510,8 Tân Dân 8.329 3.492 2.441 2.395,51 An Dũng 2.849 1.750 564 535,1

Lâm Trung Thủy 21.998 10.900 6.565 4.533

Yên Hồ 9.522 2.485 2.019 5.018 Bùi La Nhân 10.791 3.253 2.522 5.015,5 Thị Trấn 67.211 21.445 22.146 23.620 Tùng Ảnh 15.364 5.400 3.781 6.183 Trường Sơn 1.313 808 253 251,5 Liên Minh 1.300 800 250 250 Tùng Châu 540 240 150 150 Quang Vĩnh 356 200 86 70,4 Tân Hương 15 10 3 1,5 Tỷ trọng 31,8% 34,9% 29,4% 31,0%

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và tác giả tính toán

Phân bổ chi đầu tư giai đoạn 2018-2020 được giao trong cân đối tại huyện Đức Thọ cho các xã, thị trấn với tổng số tiền là: 157.024 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,8%, trong đó cao nhất là Thị trấn 13,63%. Trong phân bổ cho các xã còn lại huyện tập trung cho các xã phấn đấu đạt xã Nông thốn mới nâng cao như: Lâm Trung Thủy, Tùng Ảnh, Yên Hồ…còn các xã còn lại được phân bổ khá đồng đều và sát với quỹ đất vốn có của từng xã. Điều này cho thấy chính sách phát triển các xã trọng điểm của huyện trong giai đoạn 2018-2020, ngoài ra phân bổ ngân sách đã chú trọng đến mức phát triển kinh tế của từng xã, thị trấn.

Qua thực hiện điều tra 16 kế toán ngân sách xã, thị trấn về phân bổ dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn tại huyện Đức Thọ có kết quả điều tra cụ thể được mô tả bảng dưới đây.

Bảng 2.18. Kết quản điều tra phân bổ dự toán NSNN cho các xã, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020

TT Tiêu chí Điểm trung bình

1 Quy trình phân bổ ngân sách cho các xã, thị trấn đã được thực hiện đúng

4,5

2 Phân bổ ngân sách đã được thực hiện công khai, minh bạch

4,5

3 Căn cứ phân bổ ngân sách là khoa học và có cơ sở thực tiễn

3,5

4 Phân bổ kinh phí NSNN cho chi thường xuyên và chi đầu tư kịp thời và đúng tiến độ

4,3 5 Kết quả phân bổ ngân sách được phân bổ hàng năm 3,2

là hợp lý

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Thọ

2.3.1.4. Thực trạng quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Đức Thọ giai đoạn 2018 - 2020

Quyết toán ngân sách là công việc phân tích kết quả thực hiện của một năm ngân sách nhằm cung cấp thông tin tài chính; đánh giá công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách trong năm đồng thời rút kinh nghiệm cho những năm sau. Sau khi thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trong năm, Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Sở Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn công tác khóa sổ và quyết toán NSNN để làm cơ sở cho các đơn vị thống nhất thực hiện khóa sổ và lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.

Qua bảng 14 cho ta thấy: Thu NSX những năm gần đây có nhiều sự cố gắng, luôn vượt so với dự toán huyện giao. Năm 2018 đạt 141,5%/DT; Năm 2019 đạt 136,4%/DT; Năm 2020 đạt 123,9%/DT. Tuy nhiên thu trong cân đối của xã còn chưa đáp ứng chi thường xuyên trên địa bàn mà còn phải dựa vào bổ sung cân đối hàng năm tương đối lớn. Năm 2018: 87,6 tỷ đồng; Năm 2019: 93,4 tỷ đồng; Năm 2020: 96,3 tỷ đồng;

Về cơ cấu thu ngân sách xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020: Thu NSX trên địa bàn để cân đối chiếm tỉ trọng thấp trong tổng thu ngân sách, chủ yếu do nên SXKD, dịch vụ chưa phát triển, quy mô còn nhỏ, nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn thu là tiền sử dụng đất, năm 2018: 148.389 triệu đồng, chiếm 82,6%; năm 2019: 144.311,6 triệu đồng, chiếm 82,8%; năm 2020: 129.734 triệu đồng, chiếm 75%. Đây là một khó khăn, bởi quỹ đất thì có hạn, không đồng điều giữa các năm dẫn đến tình trạng thu ngân sách không được bền vững, điều hành ngân sách sẽ bị động và dễ xảy ra tình trạng mất cân đối phải điều chỉnh dự toán.

Nguồn thu thường xuyên để cân đối ngân sách là khoản thu ngoài quốc doanh và nguồn thu tại xã chỉ chiếm tỷ trọng 11,7% trong tổng thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2018-2020.

ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế xã hội trên địa bàn, một số khoản phí được đầu tư trực tiếp tại địa phương thu phí song khoản thu này chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức chính vì vậy số thu phí, lệ phí trên địa bàn qua các năm: 2018: 1.477 triệu đồng; năm 2019: 1.611 triệu đồng và năm 2020: 1.285 triệu đồng chưa đánh giá đúng, sát thực với số phải thu.

Bảng 2.19. Quyết toán chi ngân sách các xã, thị trấn trên địa huyện Đức Thọ giai đoạn 2018 - 2020

TT

Nội dung chi Tổng số 3 năm 2018-2020

DT QT QT/DT% Tỷ trọng% I Chi cân đối ngân sách 493.903 906.423 183,52 100 1 Chi đầu tư 157.024 330.548 210,51 36,4 2 Chi thường xuyên 330.486 530.359 160,48 58,5

Chi sự nghiệp kinh tế 11.569 42.875 370,60 4,7

Chi Quốc phòng 12.460 25.226 202,46 2,7

Chi an ninh 2.535 14.474 570,97 15,9

Sự nghiệp văn hóa 4.260 4.510 105,87 0,5

Chi đảm bảo xã hội 32.089 39.424 122,86 4,34 Chi Quản lý, nhà nước và

Đảng Đoàn thể 265.015 403.850 152,39 44,55

3 Chi dự phòng ngân sách 2.558

4 Chi chuyển nguồn 45.516

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

Từ số liệu bảng 2.19 cho ta thấy: Cơ cấu chi đầu tư, bình quân 3 năm 2018-2020 tại các xã, thị trấn trên địa bàn chiếm 36,4%, điều này đã nói lên việc phân cấp chi đầu tư cho cấp xã đã được quan tâm. Chi thường xuyên chiếm 58,5% nhưng chủ yếu là chi Quản lý, nhà nước và Đảng Đoàn thể, các khoản chi khác chiếm tỷ trọng nhỏ.

Qua thực hiện điều tra 16 kế toán ngân sách xã, thị trấn về công tác quyết toán ngân sách cho các xã, thị trấn tại huyện Đức Thọ có kết quả điều tra cụ thể được mô tả bảng dưới đây.

2020

T

T Nội dung Điểm trung bình

1 Quyết toán NSNN các xã, thị trấn được tiến hành đúng quy định

4,5 2 Công tác thẩm định quyết toán đúng thời gian quy định 4,3 3 Công tác quyết toán công khai, minh bạch 4,2 4 Các kết luận báo cáo quyết toán hợp lý 4,3

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Thọ

2.3.1.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra Ngân sách xã

Công tác thanh tra, kiểm tra NSX là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSX, đảm bảo phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành NSX, hướng dẫn việc thu, chi ngân sách đúng chế độ quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm tránh các hành vi tham ô, lãng phí, gây thất thoát ngân sách và tài sản của nhà nước.

Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính ngân sách xã luôn được Cấp ủy chính quyền cấp huyện, các ngành quân tâm, hẹ thống thanh tra, giám sát công tác thu, chi tài chính ngân sách xã luôn được tổ chức thường xuyên, liên tục và chặt chẽ từ cấp xã đến cấp huyện cụ thể:

a) Công tác kiểm tra

Kiểm tra thường xuyên, định kỳ: trong quá trình hoạt động quản lý ngân sách xã của các xã, thị trấn. Đối với các cơ quan nhà nước, với chức năng nhiệm vụ của mình vẫn thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt đông thu, chi ngân sách xã.

- Đối với UBND xã, thị trấn: thường xuyên nắm bắt, quản lý toàn diện các hoạt động về tài chính, ngân sách của xã, thị trấn để từ đó có những điều chỉnh trong quá trình quản lý ngân sách.

- Đối với HĐND cấp xã: về cơ bản đã thực hiện vài trò giám sát, vai trò quyết toán ngân sách của mình. Thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra Nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn quyết toán hàng năm

của ngân sách xã.

- Đối với Kho bạc nhà nước huyện: đây là cơ quan kiểm soát toàn bộ các khoản thu, chi của các xã, thị trấn một cách thường xuyên; kiểm tra các khoản thu, tính tỷ lệ điều tiết, kiểm tra việc chi trả khi cấp phát tiền cho các xã, thị trấn.

- Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chuyên môn của kế toán ngân sách xã; kiểm tra đối chiêu số liệu hàng tháng, hàng quý và năm đối với từng xã, thị trấn. Thực hiện việc thẩm tra quyết toán ngân sách cho các xã, thị trấn hàng năm, thường xuyên có biện pháp để tổ chức quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức các cuộc giao ban định kỳ và đột xuất.

- Kiểm tra đột xuất đối với các xã, thị trấn thường xảy ra khi có sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại đối với bộ phận nào đó hoặc theo một chuyên đề nào đó được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.Thực hiện các nhiệm vụ này do các cơ quan Thanh tra Nhà nước tỉnh; Thanh tra Sở Tài chính, Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy… khi có vụ việc xảy ra.

Ngân sách xã là nơi liên quan đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ trực tiếp của người dân. Chính vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân sách xã đã được huyện Đức Thọ coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân sách xã, thị trấn của Phòng Tài chính cũng như ngành tài chính đã kịp thời uốn nắn, điều chỉnh hoạt động của ngân sách xã đi vào nề nếp. Trong những năm qua Huyện Đức Thọ thông qua những đợt kiểm tra đã phát hiện ra những sai phạm, có những sai phạm vô tình nhưng có những sai phạm do cố ý từ đó đưa ra các biện pháp ngăn chặn, khắc phục không để xảy ra tiêu cực và gây mất lòng tin của nhân dân ( năm 2020 Thanh tra tỉnh đã thanh tra công tác quản lý ngân sách và xây dựng cơ bản tại huyện Đức Thọ giai đoạn 2018-2020, đã thu hổi nộp ngân sách nhà nước 812,5 triệu đồng; trong đó sai phạm trong XDCB: 708 triệu đồng và sai phạm về sử dụng tài chính ngân sách 104,5 triệu đồng). Thông qua công tác kiểm tra, Phòng Tài

chính - Kế hoạch huyện đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong quản lý, những bài học có giá trị từ thực tiễn quản lý ngân sách xã, tiến hành tổng kết thành những chuyên đề để thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ đối với các xã, thị trấn, rút kinh nghiệm, xử lý những địa phương đã sai phạm nhằm giúp công tác quản lý NSX ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên công tác kiểm tra thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại như:

Qua những sai phạm ở một số xã, thị trấn cho thấy vai trò giám sát của HĐND đối với công tác NSX thể hiện còn chưa cao, mới chỉ là hình thức. Thông qua các kỳ họp HĐND mới chỉ quan tâm giải quyết nợ đọng, mức chi cho các Ban, ngành đoạn thể cấp xã mà chưa chú trọng vào chất vấn công tác quản lý, điều hành ngân sách, hoạch toán, báo cáo quyết toán, điều này cho thấy trình độ Đại biểu HĐND cấp xã còn nhiều bất cập, đặc biệt là Chủ tịch HĐND ở một số xã, thị trấn. Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân chưa thực sự vào cuộc với vai trò giám sát để phát hiện những bất hợp hợp lý, những sai phạm trong công tác quản lý NSX để có ý kiên kịp thời.

b) Công tác thanh tra, kiểm toán

Việc Thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng tuy đã đạt được nhiều kết quả, tìm ra được những sai phạm, những bất hợp lý trong XDCB, cơ chế, chính sách, xong việc thanh tra, kiểm toán không thường xuyên, nó chỉ có tính chất trọng điểm, cụ thể đối với Thanh tra tỉnh và Thanh tra Sở Tài chính do toàn tỉnh có 13 huyện, thị xã, số lượng cán bộ thanh tra chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên chỉ thực hiện thanh tra định kỳ mỗi huyện 3 năm 1 lần; Kiểm toán nhà nước thì chỉ kiểm toán tổng hợp tại ngân sách huyện.

Việc xử lý sau kết luận thanh tra, kiểm toán chưa được thực hiện nghiêm nhiều địa phương còn dây dưa và chưa thực hiện hoặc thực hiện nhưng chậm so với thời gian quy định.

2.3.2. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phân bổ và quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh

2.3.2.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chấp hành chính sách pháp luật a) Vê phân bổ ngân sách

- Về phân bổ chi thường xuyên:

Giai đoạn 2018-2020, công tác phân bổ ngân sách trong lĩnh vực chi thường xuyên đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện, cụ thể:

+ Thời gian qua Huyện Đức Thọ đã thực hiện quy trình phân bổ ngân sách cơ bản hợp lý và được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định.

+ Việc phân bổ ngân sách cho các xã, thị trấn đã đúng nguyên tắc và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

+ Tổng phân bổ ngân sách chi cho lĩnh vực chi thường xuyên giai đoạn 2018-2020, cơ bản đảm bảo nguồn chi thường xuyên năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với khả năng cân đối của từng xã, thị trấn, đáp ứng thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước và nhu cầu kinh phí phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

+ Phân bổ ngân sách cho chi thường xuyên giai đoạn 2018-2020 dã được huyện phân bổ chi tiết cho các xã, thị trấn theo từng lĩnh vực cụ thể và đúng định mức của tỉnh ban hành.

+ Việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách đã góp phần tăng cường tính pháp lý và minh bạch trong quá trình phân bổ ngân sách.

- Về phân bổ chi đầu tư:

+ Việc phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN đã tuân thủ đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.

+ Công tác phân bổ chi đầu tư giai đoạn 2018-2020 đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong toàn huyện nói chung và tại các xã, thị trấn nói riêng, đồng thời góp phần quan trọng trong thực hiện các

chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân.

+ Định mức phân bổ ngân sách đã góp phần tăng cường tính pháp lý và minh

Một phần của tài liệu Quản lý phân bổ và quyết toán ngân sách cấp cấp xã trên địa bàn huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 58 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w