Chi thường xuyên giai đoạn 2018 2020

Một phần của tài liệu Quản lý phân bổ và quyết toán ngân sách cấp cấp xã trên địa bàn huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 50 - 54)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số phân bổ Số thực hiện Số phân bổ Số thực hiện Số phân bổ Số thực hiện Chi thường xuyên

(triệu đồng) 110.596 178.420 108.160 195.825 111.730 197.370 Tỷ lệ thực hiện so

với phân bổ 161,3 181,05 176,6

Từ bảng 2.8 và 2.9 ta thấy tổng phân bổ ngân sách giai đoạn 2018 - 2020 cho lĩnh vực chi thường xuyên là 330.486 triệu đồng.

Số thực hiện phân bổ chi thường xuyên trong giai đoạn 2018 - 2020 luôn vượt so với dự toán đề ra, điều này cho thấy công tác phân bổ ngân sách đã đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên qua đây cho ta thấy các hạn chế trong công tác phân bổ thường xuyên đó là chưa bám sát thực tế nhu cầu chi; làm ảnh hưởng lớn kế hoạch sử dụng ngân sách của các xã, thị trấn. Bên cạnh đó cũng dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý và điều hành ngân sách xã tại huyện.

Biểu đồ 2.1: Phân bổ và quyết toán chi thường xuyên các xã, thị trấn giai đoạn 2018-2021

Các hoạt động chi thường xuyên đều có những đặc thù riêng nên công tác phân bổ ngân sách cũng có những đặc điểm riêng và cụ thể như sau:

Huyện lựa chọn tiêu chí phân bổ ngân sách lĩnh vực quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể giai đoạn 2018-2020 là biên chế cán bộ, công chức và tính khác biệt về vùng. Phân bổ ngân sách trước hết phải đảm bảo chi cho con người ( lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương…), và chi hoạt động quản lý hành chính tối thiểu 20%.

Việc sử dụng chỉ tiêu biên chế làm căn cứ tính định mức phân bổ lĩnh vực quản lý hành chính, đảng, đoàn thể luôn được huyện sử dụng để tính giao dự toán.

Do đó, việc lấy chỉ tiêu này làm căn cứ phân bổ cơ bản là hợp lý. Trong định mức phân bổ ngân sách đã tính đến sự khác biệt giữa các xã, thị trấn và vùng đồng bằng, miền núi. Ngoài ra, định mức phân bổ ngân sách các năm đã đảm bảo thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã theo quy định. Tuy nhiên, phân bổ ngân sách chi thường xuyên giai đoạn 2018-2020 vẫn còn một số tồn tại như chưa khuyến khích được các xã, thị trấn tinh giảm bên chế, chưa tạo được nguồn cải cách tiền lương.

Bảng 2.10: Phân bổ chi quản lý hành chính các xã, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số phân bổ Số thực hiện Số phân bổ Số thực hiện Số phân bổ Số thực hiện Chi thường xuyên

(triệu đồng) 110.596 178.420 108.160 195.825 111.730 197.370 Trong đó Chị Quản lý hành chính 88.322 123.204 85.942 138.888 86.614 141.759 Tỷ lệ thực hiện so với phân bổ % 139,49% 161,61% 163,67% Tỷ trọng % 79,86% 69,05% 79,46% 70,92% 77,52% 71,82%

Biểu đồ 2.2: Phân bổ chi thường xuyên và chi quản lý hành chính xã giai đoạn 2018-2020

Biểu đồ 2.3: Quyết toán chi thường xuyên và chi quản lý hành chính xã giai đoạn 2018-2020

Từ bảng 10, biểu đồ 2 và 3 cho thấy phân bổ chi cho lĩnh vực quản lý hành chính đạt tốc độ khá cao, đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm hoạt động cho bộ máy quản lý ở các xã, thị trấn. Tuy nhiên, qua phân bổ cho thấy chất lượng và hiệu quả trong công tác điều hành ngân sách nhất là chi cho quản lý hành chính vẫn chưa đạt được so với tốc độ phân bổ ngân sách. Ngoài ra, tỷ trọng chi thực tế cho chi quản lý hành chính hàng năm giảm không đáng kể ( năm 2019 giảm hơn so với năm 2018 là: 0,4%; nhưng năm 2020 tăng so với năm 2019 là: 1,94%) trong tổng số chi thường xuyên điều này cho thấy công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác chi quản lý hành chính của các xã, thị trấn vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, thực hiện phân bổ chi quản lý hành chính vẫn chưa đạt được các mục tiêu đề ra.

- Phân bổ NSNN cho lĩnh vực sự nghiệp kinh tế:

Đối với chi sự nghiệp kinh tế, tiêu chí phân bổ được tính 6% so với tổng mức chi thường xuyên (loại trừ kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và các chính sách do tỉnh ban hành). Việc sử dụng tiêu chí này làm định mức phân bổ là khá phù

hợp. Tuy nhiên, định mức này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với các xã có cơ sở hạ tầng yếu trong khi nông nghiệp vẫn là ngành phát triển chính. Bên cạnh đó hiện nay chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM thì tiêu chí quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chi còn lại.

Một phần của tài liệu Quản lý phân bổ và quyết toán ngân sách cấp cấp xã trên địa bàn huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w