TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội huyệnĐức Thọ Đức Thọ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đức Thọ
Đức Thọ là huyện có vị trí địa lí tự nhiên khá thuận lợi, hệ thống kênh mương sông ngòi thuận lợi cho việc tưới tiêu phát triển kinh tế và giao thông. Đức Thọ còn nằm ở vị trí tiếp giáp với nhiều huyện trong tỉnh, khá thuận lợi cho thông thương, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội: Phía Bắc giáp huyện Can Lộc, phía Tây Bắc giáp huyện Nam Đàn tỉnh, phía Đông Bắc giáp huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An), phía Tây giáp huyện Hương Sơn, phía Nam giáp huyện Vũ Quang, phía Đông giáp Thị xã Hồng Lĩnh. Chính vị trí thuận lợi như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Đức Thọ hòa nhập với quá trình phát triển năng động của các địa phương và giúp người dân trên địa bàn huyện dễ tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như chuyển giao nhanh các công nghệ và thiết bị công nghệ hiện đại.
Địa hình Đức Thọ nằm trên một dãi đất hẹp với chiều dài theo Quốc lộ 8A là 16km, chiều rộng tính theo trục đường Tỉnh lộ 5 đi qua đường 8B đến Đức Châu dài 25km, với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông suối, với không gian hẹp, trong đó núi đồi chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên. Dựa vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, đất đai, thổ nhưỡng, Đức Thọ được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng thượng, vùng trong đê và vùng ngoài đê. Mỗi vùng đều có thế mạnh riêng trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thương mại dịch vụ và du lịch. Đức Thọ năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm còn chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, do vậy Đức Thọ có hai miền khí hậu rõ rệt.
Huyện có 1.128,68 ha rừng và đất rừng chiếm 15,48 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng trồng là 836,73 ha và trồng xung quanh các trục đường giao thông, khuôn viên nhà trường, trụ sở và khu dân cư, độ che phủ rừng chiếm 38%. Rừng trồng chủ yếu là thông, bạch đàn và keo lá tràm. Hiện nay có khoảng 500 ha rừng thông nhựa đã và đang đưa vào khai thác với sản lượng hàng năm dự ước từ 500 đến 700 tấn, giá trị thu được từ bán nhựa thông 2,5 tỷ đồng/năm. Nếu làm tốt công tác khai thác và chế biến, kinh tế lâm nghiệp của huyện sẻ có những bước khởi sắc.
Trên địa bàn có mỏ măng - gan được hình thành nằm trên địa phận xã An Dũng và Tân Dân với trữ lượng khoảng trên 200.000 tấn, mỏ cao lanh để làm đồ gốm và đất chịu lửa làm vật liệu xây dựng ở xã Hòa Lạc với trữ lượng hàng triệu tấn, chưa kể đất sét làm gạch ngói. Ngoài ra còn có các khoáng sản như cát, than bùn, và mỏ sắt …nhưng chưa được đầu tư khai thác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến.
Đức Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng và chế biến. Đây là tiền đề để phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, điều kiện tự nhiên của huyện cũng mang lại những khó khăn như: Do vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ nên khi có lũ lụt lớn, gây thiệt hại sinh hoạt và sản xuất. Diện tích đất màu ít, chủ yếu là đất phù sa với thành phần đất thịt nhẹ. Đất đang bị thoái hóa dần do quá trình sản xuất nông nghiệp và thường xuyên bị xâm nhập mặn. Đây là điểm bất lợi với sản xuất nông nghiệp lúa nước.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Đức Thọ có 15 xã và 01 thị trấn, là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, phát huy truyền thống địa phương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua kinh tế - xã hội đã có bước phát triển khá. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 19%; Công nghiệp - TTCN - XD: 37,8%, Thương mại - dịch vụ:
43,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng. Sản lượng lương thực đạt 64,1 tấn năm 2020 (chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020 là 65,2 tấn). Tổng thu ngân sách trên địa đạt 209,5 tỷ đồng/170 tỷ. Nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kế hoạch như: chất lượng giáo dục luôn đứng tốp đầu của tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ 4,57% năm 2018 xuống còn 2,96% năm 2020), mức hưởng thụ các dịch vụ y tế, văn hóa, thông tin, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch tăng cao.
Từ khi xây dựng huyện nông thôn mới, đời sống của nhân dân không ngừng được ổn định và nâng cao. Đến năm 2020 huyện Đức Thọ có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có 02 xã đạt chẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thị trấn Đức Thọ có nhiều tiêu chí đạt chuẩn đô thị văn minh và huyện Đức Thọ được Chỉnh phủ trao Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện luôn được giữ vững, đồi sống nhân dân trong huyện không ngừng được nâng cao, Các nguồn huy động vào Ngân sách trên địa bàn ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng kịp thời các nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhờ sự chuyển biến khá tích cực trong phát triển kinh tế xã hội nên công tác quản lý ngân sách có những khởi sắc từ đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý phân bổ dự toán và quyết toán ngân sách xã.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Đức Thọ
Việc quản lý tài chính, ngân sách xã do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và công chức tài chính các xã, thị trấn thuộc huyện thực hiện. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các đơn vị như sau:
2.2.1. Phòng Tài chính - Kế hoạch
Là một trong hệ thống các phòng ban thuộc UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh với chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho UBND huyện về công tác Tài chính - Kế hoạch và ngân sách của huyện. Hiện nay, Phòng Tài chính - Kế hoạch gồm 2 bộ phận đó là Kế hoạch và Quản lý NSNN.
Người đứng đầu (Trưởng phòng), phụ trách chung của phòng, giúp việc cho Trưởng phòng có 01 phó phòng phụ trách mãng Kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh; 01 phó phòng phụ trách mãng ngân sách ( ngân sách huyện và ngân sách xã) và các bộ phận chuyên môn: Kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh; Quyết toán đầu tư các dự án hoàn thành và 1 bộ phận quản lý ngân sách huyện; ngân sách xã.
Bộ phận kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh:
- Tham mưu giúp Trưởng phòng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của huyện đồng thời kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch được giao.
- Thực hiện thẩm định các dự án đầu, lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu, trên cơ sở đó tham mưu giúp UBND huyện ra các văn bản, các quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế kỷ thuật, kế hoạch đấu thầu, kết quả dự thầu, theo thẩm quyền được phân cấp.
- Chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Thẩm định và thực hiện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền được phân cấp.
- Tham mưu trong việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án hoàn thành trên địa bàn huyện theo phân cấp trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công việc đấu giá quyền sử dụng đất.
Bộ phận quản lý ngân sách huyện:
- Đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mãng Ngân sách của toàn huyện, thực hiện một nhiệm vụ chính như sau:
- Tham mưu cho Trưởng phòng trong việc xây dựng dự toán Ngân sách, phân bổ dự toán thu, chi NSNN hàng năm cho toàn huyện.
- Thực hiện điều hành kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách được HĐND huyện phê duyệt hàng năm và phân bổ, giao dự toán, quyết toán thu chi ngân sách xã hàng năm.
- Hướng dẫn các đơn vị dự toán trực tiếp lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN trên cơ sở số dự toán do HĐND huyện giao. Điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết trình HĐND huyện quyết định nhằm hoàn thành các chỉ tiêu dự toán đầu năm. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán thu, chi ngân sách hàng năm tại các đơn vị dự toán trực thuộc. Thường xuyên phối hợp với Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước huyện nắm bắt tình hình thực hiện thu ngân sách trên cơ sở đó tham mưu giúp UBND huyện ra những quyết định điều chỉnh kịp thời để huy động tối đa nguồn thu vào ngân sách.
- Thực hiện thẩm tra và phê duyệt quyết toán thu, chi ngân sách tại các đơn vị dự toán thuộc huyện trấn theo quy định.
- Lập báo cáo thu chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của huyện trình HĐND huyện phê duyệt theo thẩm quyền và gửi Sở Tài chính theo quy định.
- Thực hiện quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động về tài sản của nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp; hướng dẫn các đơn vị quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Bộ phận quản lý ngân sách xã:
Đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mãng Ngân sách xã, thị trấn với các nhiệm vụ được giao cụ thế như sau:
- Phối hợp với Bộ phận ngân sách huyện trong việc lập và phân bổ dự toán, giao dự toán, quyết toán toán thu, chi ngân sách hàng năm đối với ngân sách xã.
- Tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm đối với ngân sách xã.
- Hướng dẫn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong việc lập dự toán, điều hành và quyết toán ngân sách hàng năm.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu, chi hàng năm tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, hướng dẫn các hoạt động thu, chi tài chính, ngân sách xã theo đúng quy định.
- Kiểm tra, hướng dẫn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện quản lý tài sản, huy động đóng góp và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo đúng quy định.
- Thực hiện xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Thọ
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Thọ