Thực trạng hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG (Trang 26 - 28)

sách trong các doanh nghiệp xây lắp

Định mức chi phí trong xây dựng là định mức kinh tế kỹ thuật về mức hao phí để cấu thành nên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch...) hoặc một loại cấu kiện hay kết cấu xây dựng (một bộ vì kèo, một kết cấu vì chống lò...) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, thiết kế và thi công. Định mức chi phí được lập trên cơ sở các quy chuẩn xây dựng, quy phạm thiết kế thi công, nghiệm thu và kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu xây dựng.

Qua khảo sát các DN, tác giả nhận thấy các DN này đều tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp quy về đinh mức chi phí như: Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Công văn số 1784/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng về định mức vật tư trong xây dựng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng vào việc lập định mức dự toán, quản lý vật tư, tính giá vật liệu xây dựng đến công trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ

Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình,....và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư đã có những sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, vấn đề quan trọng nhất và được quan tâm nhiều nhất của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu xây dựng là: xác định chính xác tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trong thực tế, đôi khi chỉ vì công tác lập dự toán công trình xây dựng không chính xác đã làm cho việc xây dựng các công trình bị kéo dài và gây lãng phí mất mát. Xác định được tính chất quan trọng của công tác dự toán, các DN đều rất quan tâm đến công tác lập dự toán công trình từ đầu tư nguồn nhân lực có trình độ cao đến trang thiết bị khoa học kỹ thuật và đặc biệt là tuân thủ các văn bản pháp quy liên quan như Thông tư số 04/2005/TT - BXD ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, Thông tư số 05/2016/TT - BXD ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Nhiều công ty nước ngoài tham gia vào xây dựng công trình khiến cho việc quản lý chi phí một cách có hiệu quả, chính xác ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp. Nhiều biện pháp đã được đề xuất để giải quyết vấn đề này và một trong các biện pháp đó là Phương pháp đo bóc khối lượng công trình xây dựng. Cùng với sự hội nhập và hợp tác quốc tế, phương pháp đo bóc khối lượng xây dựng ngày nay đã trở thành phương tiện cần thiết cho hoạt động của các chuyên gia định giá xây dựng, quản lý chi phí trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Phương pháp đo bóc khối lượng xây dựng đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và một số nước trong khu vực, nhưng ở nước ta cho tới nay chưa có hướng dẫn về

phương pháp đo bóc khối lượng đực chính thức công bố. Việc thiếu hướng dẫn này trên thực tế đã gây nên một số hạn chế trong việc kiểm tra. Nâng cao tính chính xác của khối lượng đo bóc cũng là nâng cao tính chính xác của việc lập dự toán chi phí, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra. Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã đưa ra trách nhiệm đối với cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng cần phải đưa ra “Phương pháp đo bóc khối lượng công trình". Sự chính xác và đầy đủ khi đo bóc khối lượng xây dựng là một trong những yếu tố quyết định trong khâu lập dự toán và hệ quả là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của dự án.

Thực trạng việc thực hiện đo bóc khối lượng công trình ở các DN thuộc Tổng công ty Thăng Long hiện nay chủ yếu được thực hiện theo cách thức tính toán số học đơn thuần và đếm số trực quan phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người đo bóc. Một thực tế đã diễn ra trong nhiều năm qua là không thống nhất trong cách xác định khối lượng xây dựng các công trình. Đó là việc xác định đơn vị tính, cách phân chia kết cấu, hạng mục,... dẫn đến sự thiếu chính xác khi đo bóc khối lượng để xác định chi phí xây dựng công trình và hậu quả dẫn đến trong giai đoạn thực hiện dự án đã nảy sinh rất nhiều vấn đề trong quá trình quản lý chi phí như: điều chỉnh dự toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dãn tiến độ thi công,... Theo kết quả nghiên cứu và tổng kết trong nhiều năm của công tác thẩm tra, thẩm định dự toán, tổng dự toán các công trình xây dựng tại Việt Nam của Viện Kinh tế Xây dựng cho thấy các sai số do tính toán không đúng khối lượng công tác xây dựng chiếm tỷ lệ khá cao từ 8,7% đến 32,78% trong nhóm các sai sót của công tác tư vấn khi xác định chi phí xây dựng trong giai đoạn thiết kế.

Công tác lập dự toán trong các DN thuộc Tổng Công ty Thăng Long hiện đã được cơ giới hóa. Việc lập dự toán được thực hiện bởi phòng kỹ thuật do các kỹ sư kinh tế đảm nhận.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w