Về tổ chức kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG (Trang 56)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN

2.3.4. Về tổ chức kế toán trách nhiệm

Các DN thuộc Tổng công ty Thăng Long - CTCP hiện nay chưa tiến hành tổ chức kế toán trách nhiệm và đánh giá hiệu quả các bộ phận chi tiết theo KTQT. Việc đánh giá hiệu quả mới chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả của từng CT, HMCT theo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của KTTC.

Như chương 1 đã phân tích, kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập và báo cáo các thông tin về doanh thu và chi phí theo nhóm trách nhiệm. Các cấp quản trị sẽ phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực hoạt động của mình, của thuộc cấp và tất cả các hoạt động khác thuộc trách nhiệm của họ. Tổ chức kế toán trách nhiệm có ý nghĩa quan trọng đối với các DN đặc biệt là các DN. Việc xây dựng hệ thống báo cáo sẽ từ cấp thấp nhất đến cấp trách nhiệm cao hơn. Nhà quản trị ở cấp cao hơn có thể bao quát toàn bộ các hoạt động của các bộ phận thuộc quyền quản lý của mình, KTQT có trách nhiệm cung cấp các báo cáo chi tiết khi nhà quản trị cần. Các DN với đặc điểm quy mô hoạt động rộng lớn, thực hiện phân quyền là một giải pháp cần thiết để tăng cường công tác quản lý trong các DN, việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp sẽ thông qua các trung tâm trách nhiệm. Việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động theo cách phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định góp phần quan trọng trong việc đánh giá đúng đắn hiệu quả của từng bộ phận, trên cơ sở đó nhà quản trị sẽ quyết định tiếp tục duy trì hay không tiếp tục duy trì bộ phận đó.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG (Trang 56)