Về mô hình tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG (Trang 57 - 96)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN

2.3.6. Về mô hình tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng

Mô hình tổ chức KTQT trong các DN hiện nay chưa rõ nét, các nội dung KTQT được đều được tổ chức thực hiện trong sự gắn kết với hệ thống kế toán theo từng phần hành kế toán. Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào sẽ thực hiện cả KTTC và KTQT. Ngoài ra, DN cần bố trí người thực hiện các nội dung KTQT chung khác. Mô hình này sẽ tiết kiệm chi phí tổ chức vận hành bộ máy kế toán nhưng hiệu quả không cao vì KTQT và KTTC tuân thủ những nguyên tắc khác nhau.

Để bộ máy KTQT vận hành hiệu quả, công tác lựa chọn, sắp xếp nhân sự thực hiện các phần việc của mình có vai trò quan trọng. Tổ chức bộ máy KTQT theo chức năng của hệ thống KTQT gồm 3 bộ phận: Bộ phận dự toán, bộ phận phân tích đánh giá, bộ phận tư vấn dự án. Hiện nay các DN mới tổ chức tốt bộ phận dự án, nhưng là bộ phận độc lập mà sự tham gia của kế toán là rất hạn chế. Bộ phận dự toán như đã nhận xét đánh giá ở phần lập dự toán trong các

DN tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Về bộ phận phân tích còn rất nhiều hạn chế, việc đánh giá các kết quả hoạt động thực tế so với dự toán, phân tích tìm ra nguyên nhân chênh lệch nếu có, đồng thời đánh giá trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong việc sử dụng chi phí chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Về bộ phận phận tư vấn dự án không được tổ chức riêng biệt mà nó được lồng ghép một cách rời rạch tại các bộ phận chuyên môn, không có được một đội chuyên gia tư vấn chuyên trách hay kiêm nhiệm.

Việc tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo kế toán cũng được thực hiện một cách linh hoạt theo đặc thù và quy mô hoạt động của các DN theo yêu cầu KTTC. Các DN tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý đã thiết kế thêm các các biểu mẫu, bổ sung các chỉ tiêu chi tiết nhưng còn rất nghèo nàn chưa đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp đề ra.

Tóm lại,tổ chức KTQT chi phí sản xuất trong các DN thuộc Tổng công ty Thăng Long hiện nay đã có những bước phát triển để phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế thị trường. Khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mức độ canh tranh trên thị trường xây dựng ngày càng gay gay gắt, các DN thuộc Tổng Công ty Thăng Long không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với đối thủ đến từ các nước phát triển. Tuy nhiên, hệ thống kế toán hiện nay tại các DN mới chỉ đáp ứng được yêu cầu của KTTC và hầu như không có vai trò gì trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị để ra các quyết định kinh doanh. Thông tin KTQT cung cấp chưa thực sự góp phần tăng cường công tác kiểm soát chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trên cơ sở lý luận về KTQT và tổ chức KTQT đã nghiên cứu ở chuyên đề 1, chuyên đề 2 của đề tài đã nghiên cứu thực trạng tổ chức KTQT nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong các trong các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thăng Long - CTCP.

Qua khảo sát tác giả có các nhận xét cụ thể về tổ chức KTQT ở các doanh nghiệp này. Chương 2 đã nghiên cứu cụ thể các nội dung từ tổ chức KTQT các

yếu tố sản xuất, tổ chức kế toán quản trị chi phí, công tác dự toán, hệ thống sổ KTQT, tổ chức kế toán trách nhiệm,... tác giả đã phân tích những điểm đạt được, tồn tại và những nguyên nhân để làm cơ sở hoàn thiện ở chương 3.

Kết luận chuyên đề 2

Trong chuyên đề 2 tác giả tập trung trình bày về phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã áp dụng khi thực hiện luận án. Đồng thời, tác giả đánh giá tổng quan tình hình và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Thăng Long - CTCP. Trên cơ sở đó, trình bày kết quả trắc nghiệm mô hình nghiên cứu kế toán quản trị chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp trên các nội dung: nhận diện và phân loại chi phí; lập dự toán chi phí sản xuất sản phẩm; đối tượng kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất; tổ chức thu thập thông tin thực hiện phục vụ yêu cầu kế toán quản trị.

PHỤ LỤC

Phụ lục số 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

KHẢO SÁT NHANH TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG -

CTCP

Kính thưa Quý Doanh nghiệp !

Nhóm nghiên cứu đang thực hiện đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Thăng Long - CTCP ”. Để cho việc nghiên cứu được khách quan, chính xác trên cơ sở đó có thể có được kết quả nghiên cứu hữu ích. Chúng tôi trân trọng đề nghị và mong muốn Quý Doanh nghiệp cùng tham gia nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra này. Mọi thông tin và ý kiến đánh giá của Quý Doanh nghiệp, chúng tôi không nêu trong báo cáo tổng hợp và hoàn toàn giữ kín.

Trân trọng cảm ơn về sự hợp tác của Quý Doanh nghiệp !

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Tên doanh nghiệp: ... Địa chỉ:... Điện thoại:………...……….Fax: ……… Mã số thuế:... Hình thức sở hữu:... Ngành nghề kinh doanh:... Số lao động tại thời điểm điều tra (người):... Doanh thu của Quý (ước tính - triệu VND): ... Họ và tên người tham gia trả lời khảo sát:... Chức vụ: ... Giới tính:………...

Mobile:... Email:

PHẦN II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CPSX SẢN PHẨM

1. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết vị trí công việc mà Ông/Bà đang đảm nhiệm: - Kế toán trưởng

- Phó phòng kế toán - Kế toán tổng hợp - Cán bộ kế toán

2. Hiện tại đơn vị đang áp dụng chế độ kế toán:

- Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính

- Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính

- Chế độ kế toán khác

3. Hệ thống kế toán của đơn vị áp dụng hình thức ghi sổ nào? - Hình thức Nhật ký Chứng từ

- Hình thức Chứng từ - Ghi sổ - Nhật ký – Sổ cái

- Nhật ký chung

4. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, chi phí của đơn vị gồm:

Chi phí nguyên vật liệu Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí nhân công

Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Có Có Có Có Có Có Không Không Không Không Không Không

5. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí, chi phí của đơn vị gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung

Có Có Có Có Không Không Không Không

6. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, chi phí của đơn vị được chia thành: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đơn vị có phân loại chi phí sản xuất theo cách này không?

- Có - Không

7. Đơn vị có lập dự toán chi phí sản xuất sản phẩm không? - Không

- Thỉnh thoảng - Khá thường xuyên - Thường xuyên

8. Bộ phận nào của đơn vị tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất sản phẩm - Phòng kế hoạch kinh doanh

- Phòng kế toán của công ty - Phân xưởng/ Bộ phận sản xuất

- Bộ phận khác:……… 9. Thời điểm doanh nghiệp tiến hành dự toán chi phí sản xuất kinh doanh: - Trước khi bắt đầu thi công

- Đầu năm

- Cuối quý 4 năm trước

- Khác……… 10. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của đơn vị là:

- Theo công trình, hạng mục công trình - Theo đơn đặt hàng

- Theo từng phân xưởng, tổ đội

Không

Theo phân xưởng

 Theo công trình

 Theo từng đơn hàng

12. Đơn vị có mở sổ chi tiết các tài khoản 622 không? Không

Theo phân xưởng

 Theo công trình

 Theo từng đơn hàng

13. Đơn vị có mở sổ chi tiết tài khoản 627 theo phân xưởng không?

Có Không

14. Đơn vị có mở sổ chi tiết tài khoản 154 không? Không

Theo phân xưởng

 Theo công trình

 Theo từng đơn hàng

15. Đơn vị có phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại phân xưởng, công trình, hạng mục công trình không?

Có Không

16. Đơn vị phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức nào? - Doanh thu

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công liệu trực tiếp

- Khác………

17. Đơn vị có đánh giá sản phẩm dở dang không?

Có Không

18. Đơn vị áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nào? - Theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

- Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Theo sản lượng hoàn thành tương đương - Theo chi phí định mức

- Theo chi phí dự toán

- Khác………...

19. Đơn vị có tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm, từng đơn hàng không?

Có Không

20. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm của đơn vị là?

Tháng Quí Năm

 Khác………

21. Tại công ty có xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn không?

Có Không

22. Các tiêu chuẩn chi phí đó được xem xét lại theo định kỳ nào?

Quí Nửa năm Năm

23. Hệ thống chi phí tiêu chuẩn được sử dụng để làm gì? Đánh giá thực tế Phân bổ chi phí Không làm gì 24. Tại đơn vị ngoài những báo cáo tài chính bắt buộc còn có những báo cáo nội bộ nào về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm?

- Báo cáo sản phẩm theo phương pháp bình quân

- Báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước

- Khác……… ………... 25. Theo Ông/Bà, phần hành kế toán chi phí hiện nay tại đơn vị có mục đích chủ yếu là:

(Sắp xếp thứ tự quan trọng 1 – Quan trọng nhất;5 – Kém quan trọng nhất)

Lập báo cáo tài chính định kỳ Xác định giá bán sản phẩm

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

Kiểm soát (Quản lý) chi phí, ra quyết định

26. Ông/Bà có hiểu sâu về kế toán quản trị trong doanh nghiệp không?

27. Tại đơn vị có vận dụng những hướng dẫn của Luật Kế toán về công tác kế toán quản trị vào công tác kế toán của đơn vị không?

Có Không

28. Ông/Bà có hài lòng với phần hành kế toán chi phí sản xuất sản phẩm hiện nay tại đơn vị không?

- Rất hài lòng - Hài lòng - Chưa hài lòng

Hướng dẫn: Câu trả lời trong mỗi câu hỏi được thiết kế theo hình thức cho điểm. Ông/ Bà khoanh tròn điểm thích hợp mà mình lựa chọn.

PHẦN III: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LAO ĐỘNG 3.1. Đánh giá của Ông/Bà về tình hình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp của mình trong quý IV so với quý III:

Chỉ tiêu Tăng lên Cơ bản

ổn định

Giảm đi

i) Tổng doanh số 1 2 3

j) Giá nhận thầu 1 2 3

k) Lợi nhuận trên một công trình 1 2 3

l) Hiệu suất sử dụng máy móc thi công 1 2 3

m) Số lượng công nhân trực tiếp thi công 1 2 3

n) Năng suất lao động bình quân của CN 1 2 3

o) Giá thành công trình hoàn thành bàn giao 1 2 3

Chỉ tiêu Tốt lên Cơ bản ổn định Khó khăn hơn Tổng thể tình hình sx kinh doanh 1 2 3

3.2. Dự báo của Ông/Bà về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của mình trong quý IV so với quý III:

Chỉ tiêu Tăng lên Cơ bản ổn định Giảm đi Không a) Tổng doanh số 1 2 3 0 b) Giá nhận thầu 1 2 3 0

c) Lợi nhuận trên một công trình 1 2 3 0

d) Hiệu suất sử dụng máy móc thi công 1 2 3 0

e) Số lượng công nhân trực tiếp thi công 1 2 3 0

f) Năng suất lao động bình quân của CN 1 2 3 0

g)Giá thành công trình hoàn thành bàn giao 1 2 3 0

h) Công trình chưa được quyết toán 1 2 3 0

Tổng thể tình hình sx kinh doanh 1 2 3 0

Phần IV. CẢM NHẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Đánh giá quí hiện tại so với quí trước

4.1. Môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô: Đánh giá của quí doanh nghiệp về chuyển biến của các yếu tố sau trong tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của quí doanh nghiệp trong quý IV so với quý III:

Chỉ tiêu Tốt lên Không đổi Kém đi Không

a) Chất lượng (tính đơn giản, nhất quán, minh bạch, công bằng, và thực tế) của các quy định pháp lý, chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới ngành công nghiệp của quí doanh nghiệp

1 2 3 0

b) Thái độ, ý thức trách nhiệm, và năng lực của các cán bộ công quyền trong việc thực hiện các quy định pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính

1 2 3 0

c) Hiệu lực thực thi và áp dụng các quy định pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính trên thực tế

1 2 3 0

d) Sự ổn định của điều kiện kinh tế vĩ mô (tỷ giá, lạm phát, lãi suất tín dụng)

1 2 3 0

kinh tế vĩ mô

Bình luận cụ thể (nếu có):...

4.2. Các điều kiện sản xuất kinh doanh khác: Đánh giá của quí doanh nghiệp về chuyển biến của các yếu tố sau trong tác động đến kết quả sản xuất, kinh doanh của quí doanh nghiệp trong quý IV so với quý III:

Chỉ tiêu Tốt lên Không đổi Kém đi Không rõ

a) Các dự án nhận thầu có vốn trong nước 1 2 3 0 b) Các dự án có vốn của nước ngoài 1 2 3 0 c) Giá thành công trình 1 2 3 0 d) Tiếp cận vốn vay 1 2 3 0

e) Cung ứng lao động công nhân

bậc cao 1 2 3 0

f) Tiếp cận nguồn thông tin về thị

trường, công nghệ 1 2 3 0

g) Điều kiện máy móc thiết bị thi

công công trình 1 2 3 0

h) Điều kiện hạ tầng giao thông 1 2 3 0

i) Việc cấp đất và giải phóng mặt

bằng cho mở rộng thi công 1 2 3 0

j) Tổng thể điều kiện sản xuất -

kinh doanh 1 2 3 0

Bình luận cụ thể (nếu có):...

4.3. Môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô: Dự cảm của quí doanh nghiệp về chuyển biến của các yếu tố sau trong tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của quí doanh nghiệp trong quý IV so với quý III:

Chỉ tiêu Tốt lên Không

đổi

Kém đi Không

a) Chất lượng (tính đơn giản, nhất quán, minh bạch, công bằng, và thực tế) của các quy định pháp lý, chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới ngành xây lắp của quí doanh nghiệp.

1 2 3 0

b) Thái độ, ý thức trách nhiệm, và năng lực của các cán bộ công quyền trong việc thực hiện các quy định pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính

1 2 3 0

c) Hiệu lực thực thi và áp dụng các quy định pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính trên thực tế

1 2 3 0

d) Sự ổn định của điều kiện kinh tế vĩ mô (tỷ giá, lạm phát, lãi suất tín dụng)

1 2 3 0

e) Tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô

1 2 3 0

Bình luận cụ thể (nếu có):...

Các điều kiện sản xuất kinh doanh khác: Dự cảm của quí doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG (Trang 57 - 96)