2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN
2.3.1. Về hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách
Sản phẩm xây dựng các công trình dân dụng có ảnh hưởng quan trọng đời sống và tính mạng của người sử dụng. Mỗi một CT, HMCT có tuổi thọ cao, có kết cấu và yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ riêng biệt đòi hỏi có sự chính xác rất cao từ khâu lập dự toán đến tổ chức thi công. Chính vì vậy các CT, HMCT xây dựng phải tuân thủ các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành và của từng doanh nghiệp chặt chẽ, đòi hỏi công tác xây dựng định mức, quản lý và theo dõi thực hiện các định mức trong các DN thuộc Tổng công ty Thăng Long - CTCP phải được thực hiện quy củ.
Qua khảo sát các DN, công tác dự toán thường có các hạn chế sau:
- Các DN mới chỉ xây dựng dự toán chi phí thi công và dự toán bảng tổng hợp giá trị hợp đồng phục vụ công tác đấu thầu. Hiện nay, chưa có DN nào thiết lập hệ thống dự toán hoàn chỉnh như nội dung chương 1 đã đề cập. Bên cạnh đó cũng chưa có DN nào phân tích "cách ứng xử" của chi phí đối với mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Giá vật tư xây dựng dự toán chưa bám sát giá thị trường, chưa tính đến yếu tố trượt giá đặc biệt trong thời gian vừa qua, trong quá trình thi công nhiều khi các
chi tiết của hạng mục công trình bị thay đổi nhiều so với bản thiết kế dẫn đến dự toán chi phí cũng thay đổi theo.
Công tác xây dựng, quản lý và sử dụng định mức dự toán hiện nay tại các DN chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp, hệ thống định mức và dự toán chưa đầy đủ và đồng bộ. Thực tế chưa có doanh nghiệp nào xây dựng được hệ thống định mức dự toán chi phí tiêu chuẩn hoàn thiện về lượng và đơn giá tiêu chuẩn. Đối với các định mức chi phí tại các doanh nghiệp đã được xây dựng khá cụ thể tuy nhiên mới chỉ áp dụng cho những công việc phổ biến, còn những công việc mang tính đặc thù thì vẫn chưa có định mức và đơn giá cụ thể. Bên cạnh đó thì việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống định mức, dự toán thực tế của các doanh nghiệp chủ yếu là các bộ phận chức năng như bộ phận kế hoạch, định mức, kỹ thuật mà chưa có sự tham gia hiệu quả của bộ phận kế toán. Thực tế công tác dự toán chi phí còn có những bất cập như đơn giá Nhà nước quy định thường không sát với thực tế còn có khoảng cách khá lớn không phù hợp với trình độ phát triển khoa học công nghệ và tình hình quản lý giá xây dựng hiện nay, trình độ cán bộ lập dự toán còn hạn chế không dự tính được hết các chi phí phát sinh, việc ứng công nghệ thông tin (phần mềm lập dự toán) ở một số doanh nghiệp còn chưa thực hiện, chất lượng thẩm định dự toán yếu. Để có những căn cứ làm cơ sở cho việc lập dự toán và làm tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thì việc vận dụng và xây dựng các định mức chi phí là rất cần thiết đối với các DN trong điều kiện hiện nay. Tại các DN đã có so sánh giữa chi phí thực tế với các định mức chi phí, xong việc tìm ra nguyên nhân chênh lệch và có các biện pháp cụ thể khắc phục nguyên nhân làm tăng chi phí so với định mức, dự toán còn hạn chế.
Như đã phân tích ở chương 1, dự toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của các nhà quản trị doanh nghiệp. Dự toán là cơ sở để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm khai thác các nguồn lực để thực hiện các hoạt động đó, đồng thời dự toán cũng là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp. Dự toán của doanh nghiệp cần
thiết phải được xây dựng chi tiết cho từng quá trình, như: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, và chi tiết cho từng nội dung. Các chỉ tiêu dự toán cần phải được gắn kết với nhau thành hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh góp phần tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh trong các DN.