Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG (Trang 45 - 49)

Các DN thuộc Tổng công ty đều tổ chức sổ kế toán để ghi chép tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận theo đúng quy định của chế độ kế toán theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Hệ thống sổ bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp bao gồm nhật ký, sổ cái và các sổ tổng hợp khác. Sổ kế toán chi tiết bao gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Đối với sổ kế toán chi tiết Nhà nước chỉ quy định

mang tính chất hướng dẫn. Cho nên tùy theo yêu cầu quản lý và hạch toán của các DN, kế toán có thể mở sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh từng CT, HMCT để cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị DN.

Qua khảo sát hầu hết các DN mới chỉ lập các báo cáo thực hiện theo số liệu thực tế phát sinh theo yêu cầu của kế toán tài chính. Chưa có DN nào thiết lập được hệ thống sổ định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả thực hiện, và báo cáo phân tích biến động giữa định hướng và kết quả thực tế phát sinh. Việc lập báo cáo thực hiện có sự phân tích so sánh giữa giá trị thực tế phát sinh với giá trị toán để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nắm bắt tình hình, trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp tuy có đơn vị lập nhưng còn sơ sài, mới chỉ dùng lại ở những nội dung liên quan đến chi phí nguyên vật liệu. Đội xây dựng số 11- Công ty XD và phát triển công nghệ Thăng Long cuối tháng lập Bảng tổng hợp vật tư phản ánh giá trị theo dự toán, số thực tế phát sinh và phần chênh lệch, qua đó góp phần đánh giá quá trình thực hiện từng nội dung chi phí, góp phần quản trị chặt chẽ từng nội dung chi phí nguyên vật liệu liên quan (Phụ lục 15).

2.2.5. Thực trạng mô hình tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Thăng Long - CTCP

Tổ chức bộ máy KTQT trong tại các DN trong mối liên hệ với bộ máy kế toán chung của doanh nghiệp đó chính là phần hành KTQT chi phí. Các DNXL thường tổ chức bộ máy phần hành kế toán chi phí như sau.

Sơ đồ 2.8. Tổ chức bộ máy KTQT chi phí của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thăng

Long - CTCP

Trong đó các nhân viên kế toán chi phí thường thực hiện các nhiệm vụ:

Phản ánh chi phí theo các đối tượng chịu chi phí, phân bổ các yếu tố chi phí gián tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí, xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ cho các đối tượng, xác định phương pháp tính giá cho các sản phẩm phù hợp, tính giá thành sản xuất của từng CT, HMCT, lập các báo cáo chi phí và báo cáo giá thành cần thiết. Nhìn chung các công việc kế toán đảm nhiệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng đều cung cấp thông tin cho 2 đối tượng sử dụng cơ bản: Các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài. Song thông tin kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu phục vụ cho việc xác định giá vốn của công trình tương ứng với doanh thu để

Kế toán trưởng Phó Kế toán trưởng Kế toán chi phí Kế toán giá thành Nhân viên kế

có căn cứ đưa ra quyết định quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chưa cung cấp một cách tích cực cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định ứng xử cho phù hợp.

Về hệ thống chứng từ: Qua khảo sát thực tiễn các DN thuộc các Tổng công ty Thăng Long như sau: hầu hết chứng từ của các doanh nghiệp qua khảo sát đều theo mẫu quy định của Bộ tài chính, đặc biệt các chứng từ chi phí có số tiền lớn như Hoá đơn giá trị gia tăng mua xi măng, sắt, thép, thiết bị lắp đặt CT. Bên cạnh đó còn nhiều các chứng từ mang tính chất tuỳ tiện, viết đơn giản không theo mẫu quy định, nội dung các yếu tố chứng từ còn bị thiếu, một số chứng từ chưa phản ánh thực chất nội dung kinh tế. Ví dụ như giấy biện nhận tiền vận chuyển đất khi đào móng CT, hợp đồng thuê nhân công theo thời vụ, hoá đơn mua lẻ như cát, dây buộc, dây thừng...

Sau khi chứng từ được tập hợp về phòng kế toán đều được nhân viên kế toán tiến hành kiểm tra về tính chính xác, tính pháp lý của chứng từ. Sau đó chứng từ được cập nhật vào phần mềm kế toán trên máy vi tính để lập các sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo yêu cầu thông tin của KTTC và KTQT. Cuối cùng chứng từ được sắp xếp một cách khoa học và đưa vào bảo quản.

Về tài khoản KTQT: các DN đều dựa vào hệ thống tài khoản KTTC. Các tài khoản cũng đã được mở chi tiết theo yêu cầu quản trị nhưng ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu thông tin của các cấp quản lý. Các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại các DNXL hiện nay chủ yếu được mở chi tiết cho từng CT, HMCT như TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK chi phí nhân công trực tiếp, TK chi phí sản xuất chung, TK chi phí sử dụng máy thi công. Cuối kỳ, số liệu trên các tài khoản chi tiết là số liệu chi phí thực tế phát sinh là cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng CT, HMCT. Thông tin chi phí để xác định kết quả của các CT chủ yếu do KTTC cung cấp.

Phần xây dựng tài khoản và sử dụng tài khoản KTQT của các DN hiện nay chưa rõ nét, thông tin cung cấp để quản trị nội bộ chưa cao. Các tài khoản chi

phí thực tế của các doanh nghiệp chưa hướng trọng tâm vào thông tin KTQT chi phí nhằm góp phần kiểm soát chi phí và phân tích chi phí trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận đạt được. Các tài khoản kế toán chưa mở chi tiết theo biến phí và định phí của từng đối tượng, chưa cập nhật thông tin chi phí để phân tích kết quả chi phí so với các dự toán nhằm điều chỉnh hướng biến động của chi phí.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊTRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG - CTCP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CÔNG TY THĂNG LONG (Trang 45 - 49)