Phân theo cơ cấu sử dụng vốn 43.359 95.41 53.678 14.159 78.88 78

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI (Trang 56 - 61)

- Công tác đấu thầu:

2 Phân theo cơ cấu sử dụng vốn 43.359 95.41 53.678 14.159 78.88 78

2.1 Xây lắp 37.455 114.989 25.726 25.726 119.628 119.628

2.2 Thiết bị 708 147.205 26.523 26.523 143.55

4 143.554

2.3 Chi phí khác 5.196 33.227 1.429 1.429 15.700 15.700

3.2.3.4 Phân tích hiệu quả tài chính của dự án:

• Tổng vốn của dự án là 377.323 được chủ đầu tư là EVNHANOI vay từ 2 nguồn:

• Vay của Ngân hàng Tái thiết Đức KfW: 299.106.119.031 VNĐ; lãi suất 2,5%/năm

• Vay từ nguồn vốn đối ứng vay tín dụng thương mại: 78.216.997.396 VNĐ với lãi suất 10%/năm

• Thời gian trả nợ dự kiến: 9 năm (ân hạn trả gốc 3 năm đầu)

- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án theo báo cáo khả thi (2014):

Số TT

Vốn đầu tư (Xây dựng, thiết bị) (Tr.đồng) Lãi và phí vốn vay(%) (Tr. đồng)NPV ( % )IRR Trị sốB/C Thời gian hoàn vốn ( năm ) 1 377.323,10 4.05% 510.737,6 17,99% 1,11 6 năm

- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại thời điểm đóng điện vận hành dự án năm 2018:

Số TT Vốn đầu tư (Xâydựng, thiết bị) (Tr.đồng) Lãi và phí vốn vay(%) NPV (Tr. đồng) IRR ( % ) Trị số B/C Thời gian hoàn vốn ( năm ) 1 377.323,10 4.05% 424.035,3 11.06% 1,22 11 ăm

3.2.3.5 Các biến động và chi phí khác liên quan đến dự án:

• Công tác thỏa thuận kéo dài hơn so với ước tính.

• Sẽ phát sinh thêm chi phí do thiết kế chưa tính toán, định hướng được mọi tình hướng, còn nhiều hạng mục cần hiệu chỉnh, bổ sung.

• Giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra biến đổi làm thay đổi các chỉ tiêu của dự án.

3.2.4 Đánh giá công tác quản lý dự án của dự án “Trạm biến áp 110kV ThốngNhất và nhánh rẽ” Nhất và nhánh rẽ”

• Công tác thỏa thuận, trình duyệt các kế hoạch còn kèo dài dẫn đến việc chậm tiến độ triển khai dự án.

• Hiệu quả tài chính của dự án tại thời điểm khánh thành không đạt được như tính toán ban đầu khi NPV của dự án giảm ~ 86.7 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn kéo dài thêm 5 năm. Đó là còn chưa tính đến ảnh hưởng của dịch Covid vào năm 2020 cũng như các năm tiếp theo làm doanh thu của dự án suy giảm.

Hà Nội giai đoạn 2018-2020

3.3.1 Kết quả đạt được

3.3.1.1 Về khối lượng thực hiện:

Khối lượng thực hiện trong giai đoạn giảm dần do giá trị xây lắp giảm nhưng được bù lại một phần nhớ tăng khối lượng thiết bị nhập về. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều hạng mục dự án của năm 2020 không thể tiến hành thực hiện.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Xây lắp 722 446.4 359,8

Thiết bị 341 362 413,8

Khác 140 105.4 113,4

Tổng 1,203 913.8 887

Bảng 3.7: Khối lượng công việc thực hiện giai đoạn 2018-2020 3.3.1.2 Công tác chuẩn bị đầu tư:

T

T Mức độ hoàn thiện Loại dự án Năm2018 2019Năm 2020Năm 1

Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/ báo kinh tế kĩ thuật

Công trình 110kV 04 08 05

Công trỉnh trung hạ thế 13 03 01 Công trình đầu tư xây dựng

khác 01 02 01

2 Phê duyệt thiết kếkĩ thuật – dự toán

Công trình 110kV 04 04 01

Công trỉnh trung hạ thế 0 10 03 Công trình đầu tư xây dựng

khác 0 0 01

Tổng 22 27 12

Bảng 3.8: Khối lượng thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các năm 2018-2020

Đa phần các dự án thuộc sự quản lý của Ban QLDA đều bị chậm tiến độ ở giai đoạn chuẩn bị dự án (khâu thỏa thuận địa điểm) do vướng

+ Về giá trị giải ngân:

Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội đã hoàn thành đóng điện 24 công trình/ hạng mục công trình có tính chất quan trọng tăng cường khả năng cấp điện, đảm bảo cung cấp điện cho Hà Nội trong giai đoạn này.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị giải ngân 1.237 864 959

Bảng 3.9: Giá trị giải ngân giai đoạn 2018-2020 3.3.1.3 Tiến độ hoàn thành công tác thanh quyết toán

Nội dung công việc

Năm 2018 Năm2019 2020Năm Số lượng công trình/ hạng mục Giá trị (tỷ đồng) Số lượng công trình/ hạng mục Giá trị (tỷ đồng) Số lượng công trình/ hạng mục Giá trị (tỷ đồng) Công tác quyế t toán vốn Công trình đã hoàn thành 63 1,612 .5 48 - 17 844 Công trình hoàn thành trong năm 03 Đangthực hiện 04 354 Các công trình dừng thực hiện - - 15 - 02 - Công tác tăng tài sản Tạm tăng tài sản 08 148,56 - - 33 1.451 Hoàn thành tăng chính thức tài sản 08 148,5 4 25 1.528 25 1.551

Bảng 3.10: Khối lượng thanh quyết toán giai đoạn 2018-2020 3.3.1.5 Đánh giá kết quả thực hiện:

- Cùng với Tổng công ty, Ban Quản lý dự án đã góp phần phục vụ đảm bảo nguồn điện được ổn định, liên tục, an toàn cho các hoạt động chính trị, xã hội của Đảng, Chính phủ và Thành phố. Đặc biệt là kỷ niệm các ngày Lễ lớn của Thành phố tổ chức như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán, ngày lễ 30/4 và 1/5, 19/8 cùng các sự kiện chính trị, ngoại giao khác diễn ra trên địa bàn Thủ đô và hướng tới phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra vào đầu năm 2021.

- Đáp ứng nhu cầu điện cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô, đầu tư nâng công suất nguồn điện hiện có trong giai đoạn 2018-2020 và các giai đoạn tiếp theo.

- Góp phần làm giảm tổn thất lưới điện của EVNHANOI lần lượt 4.37%, 3.73%, 3.67%/năm trong giai đoạn 2018-2020.

3.3.2 Hạn chế, nguyên nhân

3.3.2.1 Nguyên nhân khách quan:

a Khó khăn về vốn:

Việc bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng của Tổng công ty trong năm cho các dự án còn gặp nhiều khó khăn, một số dự án được bố trí vốn viện trợ của nước ngoài nhưng chưa thực hiện được dẫn đến Tổng công ty phải điều chỉnh sang vốn tín dụng thương mại. Ngoài ra, một số dự án đã để lại trong danh mục vay vốn ODA nhưng cũng chưa thực hiện được vì chưa có thủ tục chấp thuận chính thức.

x. Công tác chuẩn bị đầu tư:

- Các thủ tục thỏa thuận địa điểm, hướng tuyến: Vẫn gặp các khó khăn vướng mắc, thời gian thực hiện do đó bị kéo dài, cần phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng khác nhau, thủ tục cũng phải qua nhiều giai đoạn, qua nhiều đơn vị liên quan và các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh đó, hướng tuyến cũng có thể bị thay đổi so với thoả thuận ban đầu. Nhiều quy hoạch, công trình cơ sở hạ tầng khác của địa phương xuất hiện ngay sau khi có thỏa thuận, các quy hoạch này lại thường hiệu chỉnh, bổ sung, nhiều khu vực còn chưa có quy hoạch ổn định dẫn tới phải điều chỉnh tuyến đường dây để phù hợp với quy hoạch mới và thực tế của địa phương. Ví dụ như: dự án trạm 220kV Hòa Lạc; đường dây 220kV cấp điện TBA 220kV Hòa Lạc….

- Công tác thỏa thuận tổng mặt bằng, phương án kiến trúc: vị trí trạm biến áp dù đã được UBND Thành phố chấp thuận theo đề xuất của Quy hoạch và Sở Quy hoạch Kiến trúc; Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc đã duyệt, đơn vị đã phối hợp cùng UBND Quận/Huyện và UBND xã/Phường tổ chức cuộc họp để đối thoại với các hộ dân tại khu vực này để người dân hiểu và đồng thuận với việc triển khai dự án. Tuy nhiên, vẫn gặp phải sự không đồng thuận từ cư dân khu vực xung quanh dự án. Theo đó, thời gian một số dự án phải điều chỉnh thiết kế vị trí trạm và thực hiện thỏa thuận lại các bước chuẩn bị đầu tư như đo vẽ, chỉ giới đường đỏ, Tổng mặt bằng, phương án kiến trúc với các Sở Ban ngành. Ví dụ : Xây dựng mới trạm 110kV Hà Đông 2 và nhánh rẽ, xây dựng trạm biến áp 110kV Thanh Trì...

y. Công tác thực hiện đầu tư:

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng: luôn là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất

trong quá trình thực hiện dẫn đến quá trình thực hiện bị kéo dài chủ yếu do:

+ Đất dự án nhiều lần thay đổi quy hoạch dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất gặp nhiều khó khăn và kéo dài.

+ Cơ chế đền bù, bồi thường hỗ trợ chưa phù hợp .

+ Do chồng lấn ranh giới thu hồi đất của nhiều dự án dẫn đến việc bàn giao mốc giới để thực hiện bồi thường, GPMB mất nhiều thời gian.

+ Uỷ ban nhân dân quận (huyện) không có kế hoạch sử dụng đất của dự án.

+ Khó khăn về thủ tục giao đất các dự án được quy hoạch của tổ chức, doanh nghiệp giao trước

Một số dự án trong năm 2020 bị vướng mắc kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ dự án như: TBA Phú Xuyên (phần đường dây), TBA công viên Thủ Lệ, Đường dây 110kV Hà Đông- Sơn Tây, TBA 110kV Bắc Thành Công,…

- Công tác thi công:

Việc bố trí lịch cắt điện còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù phụ tải điện của Thủ đô, yêu cầu về thời gian cắt điện ngắn. Vì vậy, chủ đầu tư và đơn bị thi công phải đầu tư thời gian để lập, kiểm tra và lựa chọn phương án cắt điện phục vụ thi công cho phù hợp. Công tác đăng ký cắt điện để thi công cũng gặp khó khăn.

Một số dự án do ảnh hưởng của dịch Covid nên thiết bị về chậm, Tổng Công ty đã trình EVN chấp thuận dãn tiến độ đóng điện sang năm tiếp theo.

- Công tác thanh quyết toán: Do nhiều dự án hồ sơ thanh toán không đầy đủ

hoặc các hạng mục có liên quan chưa hoàn chỉnh hoặc còn phải xử lý tồn tại như SCADA, PCCC, … dẫn đến hồ sơ thanh toán bị kéo dài nên việc kiểm soát tính đồng nhất của hồ sơ dự án còn nhiều khó khăn.

3.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan:

Một số vấn đề khó khăn, vướng mắc tiềm ẩn chưa được phát hiện/ hoặc xử lý kịp thời luôn tồn tại trong các dự án gây ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công việc Công tác lập tiến độ của các công trình đầu tư đã được xây dựng chi tiết, tuy nhiên rất nhiều công việc dự án phụ thuộc, ảnh hưởng do tiến độ thực hiện của các bên có liên quan tác động chưa được xem xét đánh giá đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch dẫn đến thời gian thực tế thực hiện so với kế hoạch tiến độ lập còn chênh lệch và chưa chính xác. Một số dự án bị trượt tiến độ yêu cầu, giá trị khối lượng và giá trị giải ngân thực hiện không đáp ứng được theo đăng ký và giao kế hoạch. Ví dụ: trạm 110kV Công viên Thủ lệ , 110kV Phú Xuyên và nhánh rẽ, Dương Nội và nhánh rẽ,...

CHƯƠNG 4:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI (Trang 56 - 61)