Lợi ích và hạn chế của KSNB

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Bình Điền – Ninh Bình (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Lợi ích và hạn chế của KSNB

Lợi ích

Đối với tất cả các tổ chức nói chung và đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng, việc thiết lập một HTKSNB hữu hiệu mang lại cho tổ chức những lợi ích sau:

Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị. - Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối phó với các sự kiện bất lợi trong việc thực hiện mục tiêu.

- Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu KSNB.

- Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các bộ phận với nhau hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra, động thời cũng giúp đánh gíá và hoàn thiện hơn những bẩt cập cần bổ sung của HTKSNB...

KSNB giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong tổ chức theo hướng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm

soát; đồng thời tạo lập một môi trường kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu.

Hạn chế

Ở bất kỳ đơn vị nào, dù KSNB đã đầu tư rất nhiều trong thiết kế và vận hành hệ thống, thế nhưng vẫn không thể có một KSNB hoàn toàn hữu hiệu. Bởi lẽ ngay cả khi có thể xây dựng được một hệ thống hoàn hảo về cấu trúc, tính hữu hiệu thật sự của nó vẫn phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu là con người, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và tính đáng tin cậy của lực lượng nhân sự. Nói cách khác KSNB chỉ có thể hạn chế tối đa những sai phạm, vì nó có các hạn chế tiềm tàng xuất phát từ các nguyên nhân:

- Những hạn chế xuất phát từ bản thân con người như sự vô ý, bất cẩn đãng trí, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới...

- Khả năng đánh lừa, che giấu của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các đối tượng bên ngoài đơn vị.

- Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên, do đó những sai phạm trong các nghiệp vụ này hay bị bỏ qua.

- KSNB thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra.

- Yêu cầu thường xuyên, trên hết của quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do nhầm lẫn hoặc gian lận gây ra.

- Luôn có khả năng là các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát đã lạm dụng quyền hạn của mình nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân.

- Điều kiện hoạt động của đơn vị thay đổi dẫn đến những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp.

Một KSNB hiệu quả làm giảm xác xuất không hoàn thành các mục tiêu. Tuy nhiên luôn có nguy cơ KSNB được thiết kế kém hoặc hoạt động không như dự định. Chính những hạn chế nói trên của KSNB là nguyên nhân khiến cho KSNB không thể đảm bảo tuyệt đối, mà chi đảm bảo hợp lý trong việc đạt các mục tiêu của mình.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KSNB TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÌNH ĐIỀN - NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Bình Điền – Ninh Bình (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w