Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
- Ban giám đốc: Gồm một Giám Đốc và một Phó Giám Đốc
+Tổng Giám Đốc: Là người đứng đầu của một công ty và đại diện cho toàn
cán bộ công nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước và cả đơn vị. Chịu trách nhiệm tiếp nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Giám đốc công ty có quyền ra nội quy của công ty.
Kế hoạch – kinh doanh Kỹ thuật Xuất nhập khẩu T.C.H.C Kế toán Xưởng SX
+ Phó Tổng Giám Đốc: Là người đứng thứ 2 công ty, sau Giám Đốc, và có
quyền quyết định các công việc của công ty theo sự ủy quyền của Giám đốc. Quản lý về mặt nhân sự của công ty; nhận các hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng của khách hàng.
+ Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc về
công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách, lao động tiền lương, công tác thi đua khen thưởng… và các mặt vệ sinh môi trường, văn hoá, an ninh…
+ Phòng kế toán: Thực hiện công việc mà Giám Đốc giao cho, giúp Giám
Đốc nắm bắt được thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý tài sản và sự vận động của tài sản trong kinh doanh và tài sản chính của Công ty.
+ Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo tạo mẫu mã mặt hàng theo
đơn đặt hàng và theo nhu cầu của Công ty.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Trực tiếp tổ chức theo dõi điều tiết kế hoạch
tiến độ giao hàng, thực hiện các nhiệm vụ bán hàng, tìm hiểu thông tin về sự biến động của thị trường để có kế hoạch thay đổi mẫu mã mặt hàng của Công ty đang sản xuất.
+ Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ chịu trách nhiệm nghiên cứu khảo sát thị
trường và lập kế hoạch sản xuất cho kịp đúng thời hạn được ký trong hợp đồng.
+ Xưởng sản xuất: Là bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất, nhằm thực hiện
hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ sản xuất. Như sơ đồ trên, ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty là một hệ thống được liên kết chặt chẽ. Đứng đầu công ty là Giám đốc, dưới là Phó Giám đốc và dưới là các phòng, bộ phận. Nhìn chung công ty được tổ chức theo mô hình kinh doanh rộng.
Tình hình nhân sự
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự công ty CP Hanotech Việt Nam năm 2020
STT Trình độ Tỷ lệ (%) Số người
01 Thạc sỹ - Đại học 57,14% 64
02 Cao đẳng – Lao động phổ thông 42,86% 48
Tổng cộng 100% 112
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
Qua bảng số liệu do Phòng hành chính – nhân sự cung cấp có thể thấy quy mô công ty Hanotech nhỏ nên nhân lực còn ít với số lượng 112 người làm việc trong
Kế Toán Trưởng
KT tập hợp chi phí và tính giá thànhKT tiền mặt, tiền gửi, tiền vay NHKT NVL và hàng tồn khoKT lương và trích theo lươngKT TSCĐ và XDCBKT Tổng Hợp các bộ phận. Trong đó số người có trình độ từ Thạc Sỹ, Đại học đạt trên 55% tổng số cán bộ nhân viên của công ty, tập trung nhiều ở các cấp quản lý, phòng kế toán, phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu. Nhóm nhân sự này được đào tạo bài bản qua trường lớp, có kiến thức vững chắc, trình độ chuyên môn cao, có năng lực, nhiệt huyết với công việc. Đây cũng là đội ngũ nhân sự chủ chốt trong các hoạt động hàng ngày của công ty, giúp đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
Nhân sự ở trình độ Cao đẳng – lao động phổ thông chủ yếu là nam ở độ tuổi dưới 30 tuổi, có sức khoẻ tốt, thích ứng nhanh với môi trường, có thể di chuyển nhiều và tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện tốt các công việc giao nhận hàng hoá.
2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Tổ chức bộ máy kế toán:
- Bộ máy kế toán của công ty gồm 7 nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán đã tốt nghiệp đại học, mỗi nhân viên đảm nhận một vị trí, có trách nhiệm kiểm soát tài sản và tiến hành các công việc, các nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh, dùng để thực hiện việc ghi chép, thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin, tổng hợp và lập báo cáo cho doanh nghiệp. Phòng kế toán tổ chức theo mô hình tập trung như sau:
Sơ đồ 2: Tổ chức phòng Tài chính Kế toán của công ty CP Hanotech Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán :
- Kế toán trưởng: Là người tham mưu cho Giám đốc công ty và thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và thông tin kinh tế của công ty. Chịu trách nhiệm pháp
luật trước về việc thực hiện chế độ kế toán tài chính trong công ty. Tổ chức hạch toán trong đơn vị theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán thống kê hiện hành của Bộ Tài chính. Nâng cao chất lượng công tác kế toán, trực tiếp giám sát kiểm tra chất lượng làm việc của nhân viên.
- Kế toán Tiền gửi, tiền vay ngân hàng: chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi số dư
tiền gửi, tiền vay, thực hiện nghĩa vụ vay-trả ngân hàng, lập báo cáo về nghiệp vụ ngân hàng.
- Kế toán nguyên vật liệu và hàng tồn kho: Quản lý theo dõi tình hình xuất nhập và
tồn kho vật tư, hàng hóa. Thực hiện các bước xuất nhập hạch toán, phân bổ vật tư cho từng đơn vị phụ thuộc.
- Kế toán Tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích và phân bổ
khấu hao TSCĐ cho từng công trình, từng đơn vị sử dụng.
- Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính và phân bổ tiền lương
các khỏan trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ. Tổng hợp và báo cáo quỹ lương cùng các yếu tố liên quan.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp doanh thu và các chi phí liên quan cho từng loại hàng
hóa, sản phẩm, dịch vụ theo từng tháng, quý, năm. Kết chuyển sang tài khoản nội bộ để báo cáo và hạch toán với Tổng công ty.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Là người chịu trách nhiệm tập hợp các
chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để từ đó tính ra các ra thành sản phẩm trong công ty.
b. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty