PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần hanotech việt nam (Trang 70 - 77)

- Kế toán xác định kết quả kinh doanh sau thuế TNDN

PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ

Từ ngày…..đến ngày…

Nhóm vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Số tiền

1 2 3 4

Ngày… tháng….năm….

Người giao (Ký) Người nhận (ký)

* Giải pháp 2: Về tài khoản sử dụng

- Trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa, công ty nên mở thêm các TK chi tiết của TK 511 và TK 632 cho từng loại doanh thu, giá vốn. Khi đó, việc hạch toán và kết chuyển kết quả kinh doanhsẽ trở nên dễ hiểu và chính xác hơn. Cụ thể như sau:

TK 511 có thể chi tiết thành các tài khoản chi tiết sau:

+ TK 5111: Doanh thu kết quả kinh doanhhóa: phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, trong đó lại chi tiết thêm thành:

TK 51111: Đồ lưu niệm

TK 51112: Sản phẩm từ giấy Plastic

+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ xây lắp.

Tương ứng với các TK doanh thu công ty nên chi tiết TK 632 thành các TK sau:

+ TK 6321: phản ánh giá vốn của hàng hóa được xác định là tiêu thụ trong kỳ của công ty, trong đó lại chi tiết thành:

TK 63211: Giá vốn của Đồ lưu niệm

TK 63212: Giá vốn Sản phẩm từ giấy Plastic

+ TK 6323: phản ánh giá vốn của khối lượng dịch vụ xây lắp đã hoàn thành trong kỳ của công ty.

TK 911 có thể chi tiết thành các tài khoản chi tiết sau:

+ TK 911: Kết quả kinh doanh: phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, trong đó lại chi tiết thêm thành:

TK 9112: Kết quả kinh doanh Sản phẩm từ giấy Plastic

* Giải pháp 3: Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Hanotech Việt Nam, có những khoản thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ, nhưng Công ty vẫn chưa có kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi.Vì vậy, để quán triệt nguyên tắc “Thận trọng” trong kế toán, công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi là cho phép doanh nghiệp được tính dự phòng bằng cách dành một phần lợi nhuận kinh doanh trong năm để chuyển sang năm sau nhằm để trang trải nợ phải thu khó đòi có thể phải xử lý trong năm sau, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm sau.Theo quy định về lập dự phòng phải thu khó đòi (Thông tư 228/2009/TT- BTC ngày 07/12/2009) thì:

- Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán được ghi trong Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

- Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi:

- Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Mức lập dự phòng theo quy định như sau:

- Đối với nợ phải thu qúa hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,

đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam gữi, xét xử hoặc đang thi hành án....thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu hồi được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập.

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 2293- Dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

+ Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được phép xoá nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi:

Nợ TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 1121- Phải thu của khách hàng Có TK 138- Phải thu khác

+ Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111, 112

Ví dụ: Tính đến ngày 31/12/2019 trong tổng số tiền còn phải thu của khách hàng có số tiền 261.921.929 đồng, trong đó theo các biên bản đối chiếu công nợ của kế toán thì số nợ khó đòi và các khoản nợ này quá hạn trong khoảng 6 tháng đến 1 năm là 79.452.721 đồng.

Như vậy mức dự phòng nên lập vào cuối kỳ kế toán năm tối thiểu là: Mức dự phòng phải thu khó đòi tối thiểu = 79.452.721 ×30%

= 23.835.816 đồng

Vì trước đó công ty chưa lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, do đó kế toán hạch toán khoản dự phòng này như sau:

Nợ TK 642: 23.835.816 đồng Có TK 2293: 23.835.816 đồng

Giải pháp 4: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Thực tế, lượng hàng tồn kho ở mỗi niên độ kế toán tại Công ty là không nhỏ. Do đó, để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp bất khả kháng như phải giảm giá hàng bán... thì việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết đối với Công ty.

Dự phòng giảm giá được lập đối với những hàng hoá mà giá bán trên thị trường thấp hơn giá gốc ghi sổ kế toán.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải đảm bảo các nguyên tắc sau. - Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho từng loại hàng hóa. - Đối với hàng hóa dự trữ cho hợp đồng không thể hủy bỏ được thì mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá gốc.

- Đối với hàng hóa tồn kho còn laị thì mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.

- Có chứng từ hợp lệ và hợp lý để chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

- Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho.

* Cuối năm kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại hàng hóa dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho năm tiếp theo.

Số dự phòng cần trích lập cho năm N+1 = Số lượng hàng tồn kho ngày 31/12/N X Mức giảm giá hàng hoá

Mức giảm giá hàng tồn kho = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường

Nội dung TK 2294 - “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng giảm giá HTK

Kết cấu và nội dung TK 2294 như sau

Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá HTK được hoàn nhập ghi giảm giá vốn

hàng bán trong kỳ.

Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá HTK đã trích lập tính vào giá vốn của hàng

bán trong kỳ.

Trình tự hạch toán:

Cuối kỳ kế toán năm khi lập dự phòng giảm giá HTK lần đầu tiên kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo:

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn kế toán ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi:

Nợ TK 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán

* Giải pháp 5: Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán tại công ty

Nhìn chung hình thức sổ Nhật ký chung phù hợp với thực tế tại công ty, hệ thống sổ sách kế toán sử dụng đúng theo quy định của BTC, chế độ kế toán hiện hành, nhưng còn tồn tại một số hạn chế trong việc lập sổ chi tiết, các sổ nhật ký đặc biệt trong kế toán xác định kết quả kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng đến việc lập bảng tính kết quả kinh doanh, BCTC của công ty. Vì vậy công ty cần bổ sung thêm một số sổ chi tiết liên quan, đồng thời mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái trong trường hợp một số đối tượng kế toán

có số lượng phát sinh lớn.

Do công ty có nhiều cửa hàng kinh doanh nên việc ghi chép kết quả kinh doanhvào sổ nhật ký là rất cần thiết, đảm bảo tính kịp thời và chính xác. Căn cứ, trên các sổ chi tiết nhật ký kết quả kinh doanhcủa các cửa hàng kế toán của công ty cập nhật vào phần mềm kế toán cho toàn công ty

- Mở thêm sổ nhật ký đặc biệt: Sổ nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền, nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng

- Bổ sung các sổ chi tiết:

+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Để theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng, giá trị từng loại hàng hóa trong kho làm căn cứ đối chiếu với ghi chép của thủ kho và tiện theo dõi tình hình kinh doanh. Việc lập các sổ này căn cứ vào các chứng từ kế toán của công ty như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho...

+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ chi tiết để đối chiếu với số liệu của các TK 152, 153, 155, 156.

+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán): Để theo dõi tình hình thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng từng thời hạn thanh toán. Việc lập các sổ này căn cứ vào các chứng từ kế toán của công ty như phiếu chi, phiếu thu, giấy báo của ngân hàng... khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Sổ chi tiết bán hàng: Mở chi tiết cho từng mặt hàng đã bán mà khách hàng đã thanh toán ngay hoặc đã chấp nhận thanh toán. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho

Tên công ty: Công ty CP Hanotech Việt Nam

Mẫu số S20- DNN

(Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)

Địa chỉ:

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tên tài khoản

Đối tượng Loại tiền:VNĐ Ngà y thá ng ghi sổ Chứng từ Diễn giải T K Đ Ứ Số phát sinh Số dư Số hiệu N gà y th án g Nợ Có Nợ Có A B C D E 1 2 3 4 Dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Cộn g phát sinh Dư cuối kỳ Ngày … tháng … năm ... Người ghi sổ

* Giải pháp 6: Ứng dụng tin học vào tổ chức kế toán.

Trong thực tế hiện nay công ty đã sử dụng phần mềm kế toán Misa phiên bản Net 79 đã đạt hiệu quả cao của tổ chức kế toán. Tuy nhiên, phiên bản phần mềm của công ty đã trở nên quá cũ, không cập nhật kịp theo những thay đổi về chế độ kế toán cũng như ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế của Tổng cục thuế.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tổ chức kế toán, công ty nên nâng cấp phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 đây là giải pháp kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ưu điểm dễ sử dụng, được sử dụng phổ biến và đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Cập nhập chế độ kế toán mới theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 áp dụng cho các doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 gồm 13 phân hệ, được thiết kế dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu giúp doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều chi phí mà quản lý mọi hoạt động kinh tế phát sinh của mình. Đặc biệt, MISA SME.NET 2020 hỗ trợ doanh nghiệp tạo mẫu, phát hành, in, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần hanotech việt nam (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w