8. Bố cục của đề tài
3.2. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc tạo động lực cho người lao động tạ
3.2.4. Nâng cao vai trò của người quản lý, lãnh đạo trong việc tạo động lực cho ngườ
cho người lao động
Mục tiêu thực hiện: Người lãnh đạo hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, luôn lắng nghe và thấu hiểu nhân viên. Nhân viên được NLĐ quan tâm, dìu dắt và có động lực mạnh mẽ thực hiện tốt công việc được giao.
Nội dung thực hiện: Người lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện tạo động lực cho NLĐ, bên cạnh việc thúc đẩy các biện pháp tạo động lực tài chính và phi tài chính, phong cách và quan điểm NLĐ có tác động rất lớn đến tinh thần và động lực làm việc của nhân viên. Bản thân người lãnh đạo cần thấu hiểu được tâm lý nhân viên, tôn trọng giá trị của nhân viên, khiến nhân viên làm việc với tinh thần thoải mái và tích cực.
Phương pháp thực hiện: Người lãnh đạo cần lắng nghe những đóng góp, ý kiến từ phía nhân viên, những đóng góp đó chính là cơ sở để nhà quản lý hoàn thiện bản
66
thân và công việc. Bên cạnh đó, NQL cần thấu cảm nhân viên của mình, thấy được những đóng góp và khó khăn nhân viên gặp phải, biết động viên, khích lệ nhân viên đúng lúc, khen chê phù hợp với từng hoàn cảnh, trường hợp sẽ giúp nhân viên tiến bộ và có động lực trong công việc. Công ty cần họp để bàn về phong cách, thái độ của quản lý, lãnh đạo, tiến hành đào tạo cán bộ với chuyên gia để hiểu được tâm lý nhân viên, cách tạo động lực cho nhân viên có hiệu quả.
Kết quả dự kiến: Người quản lý thúc đẩy được NLĐ làm việc có hiệu quả, luôn đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ NLĐ. Người quản lý thật sự hiểu, thấu cảm nhân viên của mình, giúp đỡ nhân viên những khó khăn trong công việc và cuộc sống.
3.3. Khuyến nghị về tạo động lực cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội