8. Bố cục của đề tài
3.3.2. Đối với cán bộ lãnh đạo công ty
Một là, bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với người lao động, giúp đỡ, giải đáp thắc mắc của NLĐ trong quá trình làm việc, tạo nên bầu không khí thoải mái, thân
67
thiện. Đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động một cách chính xác, khách quan.
Hai là, luôn hoàn thiện và đổi mới chính sách tạo động lực cho NLĐ, đóng góp sáng kiến trong việc thực hiện chính sách tạo động lực NLĐ. Cung cấp các thông tin cần thiết cho NLĐ về các chính sách tạo động lực cho người lao động.
Ba là, thực hiện nghiêm chỉnh về quy định, quy chế công ty và hoàn thành tốt công việc được giao để làm gương cho NLĐ. Cán bộ lãnh đạo cần có những biện pháp khích lệ nhân viên phù hợp, đồng thời tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu nhân viên.
Bốn là, thường xuyên kiểm tra, rà soát cơ chế chính sách tạo động lực cho người lao động, đảm bảo các chính sách được thực hiện công khai, công bằng, minh bạch. Đánh giá việc thực hiện tạo động lực sau thực hiện nhằm đưa ra ưu nhược điểm của các biện pháp đã thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp hơn.
3.3.3. Đối với người lao động
Một là, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của công ty, hoàn thành tốt công việc được giao. NLĐ cần mạnh dạn thể hiện và phát triển bản thân, điều đó sẽ giúp NLĐ tăng tính sáng tạo, khả năng linh hoạt, nhạy bén trong công việc.
Hai là, thực hiện tự đánh giá kết quả thực hiện công việc một cách chính xác, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả lương, thưởng. Xác định nhu cầu đào tạo phù hợp và ứng dụng tốt kiến thức kỹ năng sau quá trình đào tạo.
Ba là, tích cực tham gia các buổi hội họp, đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho người lao động. Khuyến khích NLĐ tìm hiểu về kiến thức động lực và tạo động lực cho NLĐ. Trong quá trình thu thập thông tin về nhu cầu NLĐ, NLĐ cần phối hợp nghiêm túc, đưa ra các nhu cầu chuẩn xác, khách quan nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt việc tạo động lực cho NLĐ.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 là tổng hợp những giải pháp và khuyến nghị đối với việc tạo động lực cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội. Để chính sách tạo động lực cho người lao động có hiệu quả, công ty
68
cần nghiên cứu và phân tích các biện pháp phù hợp, đặc biệt chú trọng đến tính ứng dụng của các biện pháp trong thực tế. Mặt khác, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội cần dành nhiều thời gian và tài chính hơn nữa trong việc thực hiện tạo động lực cho người lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu của NLĐ và phát triển doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, đất nước.
69
KẾT LUẬN
Ngày nay, nhu cầu và mong muốn phát triển, cạnh tranh của các tổ chức doanh nghiệp cần phải gắn liền trực tiếp với việc thực hiện tạo động lực cho người lao động bởi người lao động là một trong những nhân tố chủ yếu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động tạo động lực cho người lao động được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy phát triển và đảm bảo nguồn lực cho tổ chức cả về số lượng và chất lượng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nền kinh tế, xã hội đất nước sẽ phát triển và ổn định. Mặt khác, khi quy trình tạo động lực cho người lao động được thực hiện theo trình tự khoa học, hợp lý, thỏa mãn những nhu cầu của người lao động sẽ làm cho người lao động yên tâm làm việc gắn bó hơn với tổ chức, doanh nghiệp.
Đề tài “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội, thành phố Hà Nội” đã làm rõ thêm những lý luận về tạo động lực cho người lao động. Thông qua thực trạng tạo động lực cho người lao động làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội, đề tài đã đưa ra được những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao việc thực hiện tạo động lực cho người lao động tại doanh nghiệp.
Nhìn chung, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện việc tạo động lực cho người lao động khá tốt. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tạo động lực cho người lao động tại đây vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định. Tôi hy vọng, đề tài “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội, thành phố Hà Nội” sẽ phần nào giúp việc tạo động lực cho người lao động tại công ty được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn nữa.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2009), Giáo trình Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Công ty TNHH Lalamove Việt Nam, Lalamove Việt Nam - Ứng dụng, <https://www.lalamove.com/vi-vn/> , xem 05/4/2022.
3. Phạm Văn Dũng và các tác giả khác (2017), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Loan, Ngô Xuân Thuỷ (2007), Giáo trình Quản trị học, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. MISA AMIS, Phần mềm AMIS HRM – Xu hướng quản trị nhân sự 4.0, < https://amis.misa.vn/amis-nhan-su/?utm_source=google&utm_medium=organic>, xem 5/04/2022.
6. Nguyễn Thị Thu Trang (2021), Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần May Xuất nhập khẩu Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Đoàn, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hồng (2020), Giáo trình tạo động lực lao động, Trường Đại học Lao động Xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
8. Phạm Sỹ Bách (2007), Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại Công ty Điện lực Hoàng Mai, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Phòng Hành chính Nhân sự, Quy trình tạo động lực cho người lao động, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội.
10. Phòng kế toán tài chính, Biến động Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế (LNST) của Công ty TNHH Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021, Công ty TNHH Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
11. Trương Thanh Hiếu (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: So sánh các yếu tố làm thỏa mãn và gây bất mãn.
(Nguồn: Frederick Herzberg, “Một lần nữa, làm thế nào để bạn tạo động lực cho nhân viên?” Harvard Business Review, tháng 1- 2 năm 1968, trang 57)
Phụ lục 2: Hệ thống nhu cầu của Maslow.
(Nguồn: Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương, Giáo trình Hành vi tổ chức Giáo trình Hành vi tổ chức, năm 2009, trang 95)
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát mức độ hài lòng về việc thực hiện tạo động lực tại Công ty TNHH Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
CÔNG TY TNHH LALAMOVE VIỆT NAM PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC I. Thông tin cá nhân Họ và tên : .….…….…….…….…….…….…….……….…….….……...
Vị trí : .….…….…….…….…….…….…….……….…….….……...
Bộ phận : .….…….…….…….…….…….…….……….…….….……...
Thời gian : .….…….…….…….…….…….…….……….…….….……...
II. Mức độ hài lòng của người lao động về việc thực hiện tạo động lực tại công ty
Mức độ hài lòng Rất hài lòng Hài lòng Khá hài lòng Chưa hài lòng
Tiền lương, thưởng Chế độ phụ cấp Chế độ phúc lợi Đào tạo nhân lực
Điều kiện, môi trường làm việc Cơ hội thăng tiến
Phụ lục 4: Đề xuất phiếu khảo sát nhu cầu tạo động lực cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
CÔNG TY TNHH LALAMOVE VIỆT NAM PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU NGƯỜI LAO ĐỘNG Để phục vụ cho việc tạo động lực cho người lao động, yêu cầu anh/chị trả lời đầy đủ các câu hỏi có trong phiếu khảo sát. Sự đóng góp ý kiến của anh chị sẽ giúp chúng tôi thuận lợi hoàn thiện tốt việc tạo động lực cho người lao động. Cảm ơn anh/ chị! I. Thông tin cá nhân Họ và tên : .….…….…….…….…….…….…….……….…….….……...
Vị trí : .….…….…….…….…….…….…….……….…….….……...
Bộ phận : .….…….…….…….…….…….…….……….…….….……...
Thời gian : .….…….…….…….…….…….…….……….…….….……...
II. Nhu cầu lao động
Nhu cầu Rất quan
trọng Quan trọng Khá quan trọng Không quan trọng
Tăng lương, thưởng Tăng chế độ phụ cấp Tăng chế độ phúc lợi
Đào tạo hợp lý
Điều kiện môi trường làm việc tốt Cơ hội thăng tiến
Phân công công việc hợp lý Đánh giá THCV công bằng
Góp ý khác về nhu cầu anh chị:
……… ……… ………
Phụ lục 5: Đề xuất quy trình thực hiện tạo động lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
1 2
(Nguồn: Theo đề xuất của tác giả)
Xác định nhu cầu
Phân loại nhu cầu
Thực hiện biện pháp kích thích tạo động lực
Xem xét và đánh giá kết quả tạo động lực lao động
Phụ lục 6: Đề xuất phiếu đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
CÔNG TY TNHH LALAMOVE VIỆT NAM
PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Để đánh giá việc tạo động lực cho người lao động một cách chính xác và khách quan, yêu cầu anh/chị trả lời đầy đủ các câu hỏi có trong phiếu đánh giá mức độ hài lòng của người lao động. Sự đóng góp ý kiến của anh chị sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện tốt việc tạo động lực cho người lao động. Cảm ơn anh/ chị!
Tiêu chí
Ý kiến đánh giá Đồng ý Trung lập Không
đồng ý 1. Văn hóa của công ty
Công ty luôn định hướng công việc cho người lao động
Khích lệ nhân viên tham gia đóng góp ý kiến phát triển tổ chức
Công ty luôn quan tâm đến tổ chức hoạt động tập thể như: văn nghệ, du lịch, ngoại khóa, thể thao…. Xây dựng các quy định, quy chế của công ty phù hợp
Chú trọng văn hóa ứng xử
Chú trọng tính cởi mở, chia sẻ và giúp đỡ
Lãnh đạo tôn trọng ý kiến của NLĐ, quan tâm đến cấp dưới và công việc.
Lãnh đạo có chuẩn mực đạo đức tốt Lãnh đạo có nguyên tắc lãnh đạo rõ ràng
Lãnh đạo là người có tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, lắng nghe và thấu hiểu nhân viên Lãnh đạo góp ý và đề xuất cách giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau
3. Bản chất công việc
Công việc phát huy tốt năng lực chuyên môn của các nhân
Công việc rất thú vị, hấp dẫn
Công việc có nhiều thách thức, khó khăn
Công việc có quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, phù hợp với từng vị trí, chức danh
Nếu thực hiện công việc tốt sẽ được công ty đánh giá tốt
4. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc áp lực cao Trang thiết bị đầy đủ, an toàn Bầu không khi làm việc thoải mái Cơ sở vật chất tốt
5. Tiền lương
Tiền lương xứng đáng với công sức anh chị làm việc
Tiền lương được trả công bằng với NLĐ có cùng chức danh, vị trí công việc
Anh/ chị được xét tăng lương theo định kỳ
6. Đào tạo thăng tiến
Công ty tạo điều kiện, cơ hội cho anh/ chị đào tạo và phát triển
Các chương trình đào tạo đã phù hợp đối với anh/ chị
Các phương pháp đào tạo hiện tại mang tính hiệu quả cao
Quá trình đạo tạo giúp anh/ chị có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc và tăng lương, thưởng
7. Sự hài lòng
Anh/chị cảm thấy rất hài lòng khi làm việc ở đây Anh/chị mong muốn gắn bó lâu dài cùng công ty Anh/chị cảm thấy tự hào về Công ty
Góp ý, đề xuất của anh, chị về việc thực hiện tạo động lực cho người lao động:……… ………. ………..
Phụ lục 7: Một số hình ảnh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
(Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội)
Hình 1: Cán bộ nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội.
(Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội)
Hình 2: Phòng Hành chính Nhân sự, Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
(Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội)
Hình 3: Hoạt động giao vận của đối tác tài xế xe máy, Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
(Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội)
Hình 4: Hoạt động giao vận của đối tác tài xế xe bán tải 500kg, Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
(Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội)
Hình 5: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội tổ chức du lịch cho cán bộ nhân viên làm việc tại công ty.
(Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam - chi nhánh Hà Nội)
Hình 6: Công ty trách nhiệm hữu hạn Lalamove Việt Nam – chi nhánh Hà Nội tổ chức “Tiệc tất niên” năm 2021.