Nội dung tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn lalamove việt nam – chi nhánh hà nội, thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

8. Bố cục của đề tài

1.5. Nội dung tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp

18

1.5.1. Xác định nhu cầu người lao động

Xác định nhu cầu người lao động là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong tạo động lực cho NLĐ. Khi xác định nhu cầu NLĐ cần đảm bảo xác định đầy đủ nhu cầu của NLĐ về vật chất và tinh thần, cụ thể:

- Nhu cầu vật chất: Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản đảm bảo sự tồn tại của con người: Nhu cầu thức ăn thức uống, nhà cửa, quần áo… Nhu cầu vật chất được phát triển cùng sự tiến bộ của xã hội. Trong nội dung tạo động lực cho người lao động, nhu cầu vật chất bao gồm:

Tiền lương, thưởng: Tiền lương có tác dụng bù đắp sức lao động cho NLĐ. NLĐ chỉ có thể hoàn toàn yên tâm làm việc khi công việc đó đem lại cho họ nguồn thu nhập đủ để có thể thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Tiền thưởng giúp NLĐ nâng cao thu nhập cá nhân, cũng là động lực để NLĐ thực hiện tốt công việc.

Chế độ phụ cấp: Chế độ phụ cấp để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty, nhưng chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương.

Chế độ phúc lợi: Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động. Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, những phản hồi tích cực từ người lao động giúp tuyển mộ và gìn giữ một lực lượng lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp. Giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho người lao động như bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Nhu cầu tinh thần: Nhu cầu tinh thần được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu vật chất và được nhu cầu vật chất nuôi dưỡng. Nhu cầu tinh thần làm cho nhu cầu vật chất biến dạng cao thường phức tạp thêm lên. Trong nội dung tạo động lực cho người lao động, nhu cầu tinh thần bao gồm:

Được đào tạo phù hợp để nâng cao trình độ: Chính sách đào tạo được thực hiện phù hợp với nhu cầu của NLĐ và mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh

19

nghiệp sẽ giúp NLĐ nâng cao trình độ, hoàn thiện và phát triển bản thân, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng thực hiện công việc. Doanh nghiệp cũng vì vậy mà phát triển, tăng lợi nhuận.

Cơ hội thăng tiến: Cơ hội thăng tiến chính là cơ hội để NLĐ khẳng định năng lực của bản thân, đồng thời giúp NLĐ tăng thu nhập và các chế độ phụ cấp, phúc lợi khác. Cơ hội thăng tiến cũng chính là động lực để NLĐ phấn đấu hoàn thành tốt công việc, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.

Chế độ làm việc phù hợp: Người lao động luôn mong muốn có chế độ làm việc phù hợp, cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi. Mức độ hao phí về trí lực, thể lực ở mỗi công việc cần có sự cân bằng và phù hợp để NLĐ có thể hoàn thành tốt nhất công việc.

Điều kiện, môi trường làm việc: Một trong những yếu tố giúp NLĐ hoàn thành tốt công việc đó là sự đảm bảo điều kiện THCV như: Các trang thiết bị, máy móc cần được đảm bảo cho NLĐ trong quá trình THCV. Môi trường làm việc lý tưởng của NLĐ sẽ là môi trường mang tính năng động, chuyên nghiệp, cởi mở, thân thiện, điều đó sẽ giúp NLĐ cảm thấy thoải mái và có động lực khi THCV.

1.5.2. Thực hiện các biện pháp tạo động lực cho người lao động

- Tạo động lực bằng các biện pháp kích thích tài chính

Tiền lương: Tiền lương là một yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài. Chính sách lương thưởng phải rõ ràng, minh bạch và cạnh tranh. Quy chế lương thích hợp sẽ thúc đẩy năng suất lao động và văn hoá doanh nghiệp, ngược lại sẽ triệt tiêu động lực làm việc và tạo ra xung đột lợi ích, hành vi kém lành mạnh – ngắn hạn. Tiền lương phải là thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ, tiền lương cao sẽ thu hút và hấp dẫn NLĐ làm việc có hiệu quả. Tiền lương luôn là tiêu chí lao động tiêu chuẩn của đa số người lao động. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp tạo động lực cho NLĐ bằng tiền lương, việc trả lương trong các tổ chức, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề như: tuân thủ các quy định pháp luật về tiền lương như tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định; tiền lương được xác định trên cơ sở thỏa thuận

20

giữa người lao động và người sử dụng lao động; việc trả lương của doanh nghiệp phải được dựa trên kết quả lao động của người lao động và công bằng giữa người lao động với nhau. Sự công bằng sẽ khuyến khích người lao động hăng say làm việc và phải đảm bảo trả lương phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh; đảm bảo sự công bằng với thị trường lao động về mức lương của NLĐ giữa các ngành, nghề như nhau. Doanh nghiệp trả lương cho người lao động phải được thực hiện đúng hạn và đầy đủ. Tiền lương phải được đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

Tiền thưởng: Tiền thưởng có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động phấn đấu và sáng tạo trong quá trình lao động, bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực trả lương. Việc tổ chức, doanh nghiệp thực hiện trả thưởng cho NLĐ như là một chiến lược để ổn định lực lượng lao động tại chỗ, thu hút người lao động giỏi và phát triển về chất lực lượng lao động trong đơn vị, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Đối với việc trả thưởng cho NLĐ cần đảm bảo: Tiền thưởng cần dựa vào thành tích của mỗi cá nhân, xứng đáng với công sức NLĐ đã bỏ ra trong công việc. Các tiêu chuẩn xét thưởng phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp. Mức thưởng phải hợp lý, phải có ý nghĩa về mặt tài chính để người lao động cảm thấy phấn khởi, tích cực làm việc. Việc thực hiện xét thưởng, trả thưởng phải công khai, minh bạch, đúng lúc, kịp thời thì sẽ tạo động lực lao động cho người lao động.

Chế độ phụ cấp: Để thu hút người lao động làm việc, ngoài chế độ lương cơ bản phù hợp thì còn có các loại phụ cấp trong doanh nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi làm việc. Chế độ phụ cấp có thể bù đắp yếu tố điều kiện lao động; bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc; bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt và bù đắp các yếu tố thu hút lao động. Với các loại phụ cấp đã được phân chia cụ thể, rõ ràng trong các điều luật, người lao động vẫn cần phải đóng bảo hiểm xã hội. Với các mức phụ cấp riêng của từng doanh nghiệp, tổ chức tự quy định (ăn uống, đi lại, thâm niên công tác,…), người lao động không cần đóng bảo hiểm xã hội; Các khoản phụ cấp cần đảm bảo thỏa mãn nhu cầu và tạo động lực mạnh mẽ cho NLĐ, các khoản phụ cấp được chi trả công bằng, công khai, minh bạch giữa những người lao động.

21

Chế độ phúc lợi: Phúc lợi doanh nghiệp là những lợi ích vật chất, tinh thần của doanh nghiệp dành cho người lao động (ngoài tiền công, tiền lương), được phân bổ theo quy chế, quy định của doanh nghiệp nhằm chia sẻ, hỗ trợ người lao động trong những tình huống nhất định và động viên, khuyến khích người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Bên cạnh tiền lương, phúc lợi doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống của người lao động; bảo đảm tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Vì vậy, khi thực hiện chế độ phúc lợi để tạo động lực cho NLĐ, doanh nghiệp cần: thực hiện nghiêm chỉnh các phúc lợi bắt buộc theo quy định của nhà nước nhằm thỏa mãn phần nào nhu cầu an toàn của người lao động. Bên cạnh đó, tổ chức nghiên cứu, xây dựng và nâng cao chất lượng các chương trình phúc lợi tự nguyện để có thể hỗ trợ tốt hơn nữa cuộc sống của người lao động. Các chương trình phúc lợi phải được xây dựng rõ ràng, thực hiện một cách công bằng và bình đẳng đối với tất cả NLĐ.

- Tạo động lực bằng các biện pháp kích thích tài chính

Chính sách đào tạo: Đào tạo nhân sự là một trong những chính sách nhân sự cần có trong trong nghiệp. Hoạt động này giúp nhân sự mới nhanh chóng thích ứng với phong cách làm việc, văn hóa công ty. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo nội bộ cũng giúp nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn, tư duy và những kỹ năng ứng dụng. Đối với việc thực hiện chính sách đào tạo tạo động lực cho NLĐ, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu NLĐ và mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp, xác định nhu cầu đào tạo rõ ràng, cụ thể, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện đào tạo thường xuyên, chú trọng đến việc xem xét và đánh giá kết quả sau quá trình đào tạo.

Cơ hội thăng tiến: Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến cần được xây dựng rõ ràng, cụ thể. Đối với mỗi chức vụ, công việc cần có những điều kiện thăng tiến và tiêu chuẩn để thăng tiến khác nhau, lộ trình thăng tiến của mỗi NLĐ cần được đảm bảo công bằng và luôn tạo điều kiện thăng tiến đối với nhân viên.

Chế độ làm việc: Chế độ làm việc cần đảm bảo phù hợp, cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi để NLĐ có thể bù đắp sức lao động. Thời gian làm việc, làm thêm giờ, tăng ca cần tuân thủ theo quy định của pháp luật.

22

Điều kiện, môi trường làm việc: Điều kiện, môi trường làm việc là một trong những yếu tố quan trọng cần có để NLĐ thực hiện tốt công việc. Điều kiện làm việc phải được trang bị đầy đủ, các máy móc và thiết bị làm việc cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Đối với mỗi doanh nghiệp việc xây dựng môi trường làm việc lý tưởng là điều cần thiết, môi trường làm việc cần được xây dựng phù hợp, năng động, chuyên nghiệp để NLĐ có thể THCV một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

1.5.3. Điều chỉnh và đánh giá các biện pháp tạo động lực cho người lao động

Tạo động lực cho người lao động là việc bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tạo động lực cho NLĐ, không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, việc doanh nghiệp cần làm để khắc phục những sai sót và hoàn thiện việc tạo động lực đó là điều chỉnh và đánh giá các biện pháp tạo động lực cho người lao động.

Việc điều chỉnh và đánh giá các biện pháp tạo động lực cho người lao động cần đảm bảo chính xác, khách quan, đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp tạo động lực đã được thực hiện. Đối với việc đánh giá cần có sự phối hợp hai chiều từ phía người lao động và người quản lý, đưa ra khảo sát đối với NLĐ. Sau khi đánh giá, tiến hành điều chỉnh các biện pháp tạo động lực phù hợp với NLĐ (nếu có). Những biện pháp tạo động lực không còn phù hợp cần tiến hành đổi mới, những biện pháp đã thực hiện tốt cần hoàn thiện và nâng cao.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn lalamove việt nam – chi nhánh hà nội, thành phố hà nội (Trang 27 - 32)