Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của

Một phần của tài liệu Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của

nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1. Quy mô huy động vốn

Quy mô huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn không ngừng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

Quy mô huy động vốn KHCN là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng thể hiện qua chỉ tiêu tổng số dư huy động vốn KHCN (số dư cuối kỳ hoặc số dư bình quân). Tuy nhiên đây là một số tuyệt đối và nếu chỉ dùng đơn lẻ không thể phản ánh đầy đủ khả năng huy động vốn KHCN của một ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu này nhiều chỉ số tương đối được xác định như các chỉ số sau:.

Tỷ trọng nguồn vốn KHCN so với tổng nguồn vốn huy động.

Tỷ trọng nguồn vốn KHCN =

Số dư vốn huy động KHCN

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng vốn KHCN năm i = Quy mô vốn KHCN năm i x 100% Quy mô vốn KHCN năm i – 1

Tốc độ tăng trưởng > 100%: Vốn của ngân hàng tăng.

Tốc độ tăng trưởng < 100%: Quy mô vốn của ngân hàng giảm.

Vốn của ngân hàng gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định. Điều đó, một mặt giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng. Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của ngân hàng trong mắt công chúng.

1.2.2. Thị phần nguồn vốn huy động

Thị phần nguồn vốn huy động, được xác định qua công thức:

Thị phần nguồn vốn KHCN = Vốn huy động KHCN của NHTM x 100 % Tổng nguồn vốn huy động KHCN của các

NHTM trên địa bàn

Tỷ lệ này phản ánh khả năng chiếm lĩnh thị phần huy động vốn của NHTM so với các NHTM khác trên cùng địa bàn hành chính. Tỷ lệ này càng cao phản ánh qui mô nguồn vốn huy động và khả năng cạnh tranh của NHTM so với các NHTM khác. Thị phần huy động vốn từ KHCN càng phát triển đồng nghĩa với việc đẩy mạnh huy động vốn từ KHCN thành công.

1.2.3. Cơ cấu nguồn vốn

. Cơ cấu nguồn vốn huy động có ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động nếu phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng được yêu cầu sử dụng để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn với chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho

ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh.

Cơ cấu nguồn vốn từ KHCN là tỷ trọng mỗi loại nguồn vốn từ KHCN trên tổng nguồn vốn huy động từ KHCN theo các tiêu thức phân loại nguồn vốn nhất định.

Cơ cấu vốn huy động KHCN theo

tiêu thức i

=

Vốn huy động KHCN theo tiêu thức

i x 100%

Tổng nguồn vốn huy động KHCN

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn

Các chi nhánh NHTM do hạch toán phụ thuộc, thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động được giao để đánh giá kết quả huy động vốn KHCN.

Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn KHCN = Số dư huy động vốn KHCN x 100%

Kế hoạch huy động vốn KHCN được giao

Lãi cận biên ròng (NIM): chỉ số này được các ngân hàng quan tâm theo dõi vì qua đó ngân hàng có thể dự báo khả năng sinh lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lãi và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

Lãi cận biên

ròng =

Thu nhập lãi – Chi

phí lãi x 100%

Tổng tài sản có sinh lãi

Một phần của tài liệu Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 26 - 28)