Hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Công Tác Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Eoc Vina, Chi Nhánh Vĩnh Phúc (Trang 30 - 34)

Bảng 3.1 Mức tiền thưởng doanh số đối với nhân viên phòng tuyển dụng

8. Cấu trúc của khóa luận

1.2. Nội dung của công tác tiền lương trong doanh nghiệp

1.2.7. Hình thức trả lương trong doanh nghiệp

1.2.7.1. Tiền lương sản phẩm

Tiền lương sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm người lao động đã hoàn thành theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

Tiền lương sản phẩm được tính theo công thức: TLsp= ĐG * Qtt Trong đó: TLsp: Tiền lương sản phẩm ĐG: Đơn giá

Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành

Hiện nay, hình thức trả lương theo sản phẩm được các doanh nghiệp ứng dụng với các cách thức đa dạng như:

* Chế độ trả lương trực tiếp cá nhân

Chế độ tiền lương này thường được áp dụng đối với những người lao động làm việc tương đối độc lập mà trực tiếp tạo ra sản phẩm tương đối hoàn chỉnh, được tính theo công thức sau đây:

TLsp = ĐG * Q Đơn giá sản phẩm được xác định:

Đ𝐺 = (Lcb + PC) Msl

hoặc: ĐG = (Lcb + PC )*Mtg

* Chế độ trả lương tập thể

TLsp = ĐG*Q Đơn giá sản phẩm trả cho tập thể:

ĐG = ∑Lcb

Msl = ∑Lcb

ĐG = Mtg * MLbq

Chế độ tiền lương tập thể thường được sử dụng với công việc có tính chất cần một nhóm lao động tham gia để hoàn thành hoặc có hiệu quả (vì mỗi vị trí trong nhóm có các tiêu chí và yêu cầu khác nhau). Tiền lương của người lao động cao hay thấp tùy thuộc vào kết quả hoàn thành công việc của nhóm, giá trị đóng góp của bản thân người lao động đó và được tính toán dựa vào bậc lương, thời gian làm việc thực tế của từng công nhân.

* Chế độ trả lương khoán

Tiền lương khoán là khoản tiền lương được xác định căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành sản phẩm, dịch vụ.

Công thức tính:

TL = MLK * % HTSP

Với hình thức trả lương khoán, người lao động có trách nhiệm với số lượng và chất lượng sản phẩm mình làm ra; có thể chủ động trong sắp xếp thời gian tiến hành công việc.

* Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Trả lương theo sản phẩm gián tiếp là chế độ tiền lương trả cho những người thực hiện công việc lao động phục vụ, phụ trợ mà có ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất của công nhân chính thực hiện, hưởng lương theo sản phẩm.

ĐG = Lcb M ∗ Qo Trong đó: M: Mức phục vụ

Qo: Mức sản lượng của công nhân chính Mức tiền lương của mỗi công nhân được nhận là:

TLsp= ĐG * Qtt Qtt: Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế

Tính tiền lương dựa vào năng suất lao động của công nhân chính: TL = ĐG ∗ Lcb M ∗ Qtt Qo = ĐG ∗ Lcb M ∗ In Trong đó:

In: Chỉ số hoàn thành năng suất lao động của công nhân chính

* Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng

Trả lương theo sản phẩm có thưởng là cách tính lương sản phẩm cá nhân kết hợp với hình thức tiền thưởng khi người lao động khi mức sản lượng đạt được cao hơn mức trung bình và so với quy định. Tiền lương theo chế độ này được xác định như sau:

TLspt = TLsp + (mh

100∗ TLsp) Trong đó:

m: tỷ lệ tiền thưởng so với tiền lương sản phẩm cho 1% vượt mức h: tỷ lệ hoàn thành vượt mức sản lượng

* Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến

TLKsp = TLsp + ( TLbq1sp + STvm1sp) * SPvm

Chế độ tiền lương này được triển khai, áp dụng tốt có tác dụng nâng cao năng suất lao động, phát huy chức năng kích thích của tiền lương. Người lao động sẽ cố gắng nâng cao trình độ, học tập,… hoàn thành tốt công việc, nâng cao năng xuất lao động. Nhờ đó, tiền lương của người lao động sẽ tăng cao.

1.2.7.2. Tiền lương thời gian

Tiền lương thời gian là tiền lương trả cho người lao động phụ thuộc vào khoảng thời gian làm việc thực tế theo tháng, theo tuần hay theo ngày, giờ với đơn giá tiền lương tương ứng.

Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

Tiền lương tuần được xác định trên cơ sở lương tháng nhân 12 tháng và chia cho 52 tuần.

Tiền lương ngày là mức lương tính trên một ngày làm việc bằng lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng, đảm bảo người lao động được nghỉ tháng ít nhất 4 ngày.

Tiền lương giờ bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường của người lao động trong ngày.

Tiền lương thời gian thường được áp dụng với các công việc khó có thể định mức hoặc với những công việc có mức độ cơ giới hóa cao, ứng dụng máy móc hoặc số lượng sản phẩm sản xuất đa dạng.

Công thức tính:

TL = LC + PC 26 ∗ N Trong đó: LC: Lương chính N: Số ngày làm việc thực tế

Hình thức trả lương theo thời gian dễ hiểu, dễ quản lý. Người quản lý và công nhân có thể dễ dàng tính tiền công của người lao động. Bên cạnh đó, hình thức này giúp thu nhập của người lao động ổn định, thể hiện được trình độ, điều kiện làm việc của từng người lao động. Tuy nhiên, trả lương theo thời gian chưa kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, còn có hình thức trả lương theo thời gian có thưởng. Đây là hình thức khắc phục được hạn chế của hình thức trả lương thời gian thông thường, áp dụng khi người lao động hoàn thành công việc vượt mức

Tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh, mục tiêu, chiến lược của tổ chức mà người sử dụng lao động lựa chọn các hình thức trả lương khác nhau đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của công tác tiền lương, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Với mỗi thời điểm khác nhau, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trả lương khác nhau, Tuy nhiên sự thay đổi quy định trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động.

Một phần của tài liệu Công Tác Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Eoc Vina, Chi Nhánh Vĩnh Phúc (Trang 30 - 34)