Pronuptia de Paris Irmgard Schillgallis) của Liên minh châu Âu
Những án lệ đặc biệt liên quan đến nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh cho thấy quan điểm và cách xử lý của châu Âu không khác đáng kể so với những nguyên tắc của pháp luật cạnh tranh Mỹ. Cách tòa án Châu Âu giải quyết về quan hệ nhượng quyền thương mại khi quan hệ này mang màu sắc của cạnh tranh được thể hiện rõ trong án lệ Pronuptia de Paris - một án lệ điển hình của châu Âu. Một thực tế là hầu hết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại đều được Tòa án Pháp và khối cộng đồng chung châu Âu xem xét dưới góc độ án lệ Pronuptia.
Đối tượng của vụ kiện trong án lệ Pronuptia là việc giải thích Điều 85 của Hiệp ước thiết lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (Hiệp ước EEC) và Quy định số 67/67/EEC ngày 22/03/1967 của Ủy ban Châu Âu hướng dẫn áp dụng Điều 85(3) của Hiệp ước EEC đối với một số hợp đồng kinh doanh độc quyền [41]. Các câu hỏi của Tòa xét xử nhằm khẳng định liệu những căn cứ pháp lý đang được áp dụng có phù hợp với hợp đồng nhượng quyền thương mại hay không. Các câu hỏi này phát sinh trong quá trình xét xử tranh chấp giữa Pronuptia de Paris GMBH - một công ty con trực thuộc cơng ty Pháp có cùng tên, với bà Schillgalis - một nhà kinh doanh tại Hamburg dưới tên Pronuptia de Paris về nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ phí nhượng quyền trên doanh số bán hàng của bên nhận quyền từ năm 1978 đến năm 1980. Công ty Pronuptia tại Pháp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối áo cưới và trang phục cưới với thương hiệu Pronuptia de Paris. Ở Cộng hòa Liên bang Đức, những sản phẩm này được phân phối thông qua các cửa hiệu dưới sự điều hành trực tiếp của các công ty con và các cửa hiệu thuộc các nhà bán lẻ độc lập theo hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký với bên nhượng quyền hoặc với công ty mẹ do bên nhượng quyền đại diện. Với ba hợp đồng được ký vào ngày 24/02/1980, bên nhận quyền được quyền phân phối sản phẩm trên ba khu vực độc lập là Hamburg, Oldenburg và Hanover.
Tại phiên tòa sơ thẩm, phán xét của tòa đi ngược lại với quyền lợi của bên nhận quyền liên quan tới khoản nợ 158.502 Mark - khoản phí hoa hồng nhượng quyền tính trên doanh số của bên nhận quyền từ năm 1978 tới năm 1980. Bên nhận quyền kháng án lên Tòa Oberlandesgericht của Frankfurt. Tại phiên tịa này, để lẩn tránh thanh tốn khoản nợ hoa hồng nhượng quyền, bên nhận quyền lập luận rằng các hợp đồng được ký trái với Điều 85(1) của Hiệp ước EEC và không thuộc diện miễn trừ chung vốn được áp dụng với nhóm các hợp đồng kinh doanh độc quyền theo Quy định số 67/67. Với phán quyết ngày 2/12/1982, Tòa Oberlandesgericht của Frankfurt đã ủng hộ lập luận của bên nhận quyền. Tòa này cho rằng các nghĩa vụ chung giữa hai bên về cam kết loại trừ một số hoạt động đã tạo ra những hạn chế đối với cạnh tranh trên khu vực thị trường chung châu Âu, các tình huống này khơng thoả mãn được khuu chí miễn áp dụng quy định cạnh tranh theo Điều 85(3) Hiệp ước EEC, vì thế ba hợp đồng nhượng quyền thương mại này được coi là vô hiệu theo quan điểm của Tòa Frankfurt.
Bên nhượng quyền kháng cáo phán quyết của Tòa Oberlandesgericht lên Tòa xét xử cấp liên bang. Tòa Liên bang cho rằng kết luận phúc thẩm phụ thuộc vào việc giải thích luật của Cộng đồng chung châu Âu và do đó đặt ra một loạt các câu hỏi, trong đó có câu hỏi liệu Điều 85(1) Hiệp ước EEC có được áp dụng với các hợp đồng nhượng quyền thương mại hay khơng.
Lập luận đưa ra là hình thức nhượng quyền thương mại cho phép bên nhượng quyền được hưởng lợi từ những thành cơng của chính anh ta, và vì vậy tự nó khơng can thiệp tới sự cạnh tranh trên thị trường. Để hệ thống nhượng quyền thương mại hoạt động được, cần có hai điều kiện: (i) Một là, bên nhượng quyền phải có khả năng truyền đạt bí quyết của mình cho các bên nhận quyền và cung cấp cho họ những trợ giúp cần thiết để tạo điều kiện áp dụng được phương thức kinh doanh của mình và phải đảm bảo rằng những sự trợ giúp và bí quyết đó khơng mang lại lợi ích cho đối thủ cạnh tranh, dù là
gián tiếp; (ii) Thứ hai, bên nhượng quyền phải có khả năng thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì hiện diện và uy tín thương mại của mạng lưới mang tên thương mại và biểu tượng của mình. Từ đó, suy ra là những quy định xác lập các biện pháp quản lý cần thiết để đạt được mục tiêu bảo đảm tính bền vững của hệ thống nhượng quyền thương mại và uy tín của thương hiệu là không tạo nên các hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 85(1) Hiệp ước EEC.
Bằng cách quy định bên nhượng quyền có quyền kiểm soát việc lựa chọn hàng để bán của bên nhận quyền, người tiêu dùng sẽ được đảm bảo rằng họ có thể mua được hàng hóa có cùng chất lượng tại bất kì cửa hàng nhượng quyền nào. Trong một số trường hợp, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, và khi số lượng các cửa hàng nhượng quyền là quá lớn, việc quy định một tiêu chuẩn, quy cách cụ thể cho sản phẩm nhiều lúc là khơng khả thi vì khơng thể kiểm tra được, hoặc quá tốn chi phí, để kiểm tra tất cả mọi tuân thủ. Trong những trường hợp như vậy, một quy định đòi hỏi bên nhận quyền chỉ bán các sản phẩm được cung cấp bởi bên nhượng quyền hoặc bởi các nhà cung cấp khác do bên nhượng quyền lựa chọn (chỉ định) có thể được coi là cần thiết để đảm bảo uy tín của hệ thống. Hơn nữa, một quy định như vậy có thể khơng hạn chế việc mua bán sản phẩm giữa các bên nhận quyền khác nhau.
Liên quan tới vấn đề này, sự quan tâm của Tòa án liên bang tập trung vào quy định về nghĩa vụ của bên nhận quyền chỉ được bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trong phạm vi của hợp đồng nhượng quyền thương mại trên các khu vực lãnh thổ được ghi trong hợp đồng. Quy định này không cho phép bên nhận quyền được mở một cửa hàng thứ hai. Tác động của quy định này sẽ trở nên rõ ràng nếu nó được xem xét cùng với nghĩa vụ của bên nhượng quyền phải đảm bảo rằng bên nhận quyền có tồn quyền đối với tên thương mại và biểu tượng của bên nhượng quyền trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Để đáp ứng được nghĩa vụ này, bên nhượng quyền không những không được phép tự thiết lập một cửa hàng khác của mình trên lãnh thổ đó, mà cịn
phải quy định những bên nhận quyền khác cam kết không mở một cửa hàng thứ hai ngoài phạm vi lãnh thổ dành cho họ. Tổng hợp các quy định này dẫn tới một kết quả là sự phân chia thị trường giữa bên nhượng quyền và các bên nhận quyền và giữa các bên nhận quyền với nhau và do đó hạn chế cạnh tranh trong phạm vi các thành viên của hệ thống nhượng quyền thương mại. Theo án lệ ngày 13/07/1966 về các vụ kiện số 56 và 58/64 giữa Consten và Grundig của Ủy ban Châu Âu, ECR 299 ECR, sự hạn chế như vậy có thể tạo thành hạn chế cạnh tranh theo Điều 85(1) Hiệp ước EEC nếu nó liên quan tới một tên hoặc biểu tượng thương mại đã trở nên nổi tiếng. Tất nhiên, một khả năng có thể xảy ra là một bên nhận quyền sẽ không chịu rủi ro tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại, đầu tư vốn và trả phí gia nhập tương đối cao, rồi cam kết thanh tốn khoản phí nhượng quyền hàng năm rất lớn, trừ phi anh ta có hi vọng rằng với mức độ bảo hộ nhất định đối với cạnh tranh từ phía bên nhượng quyền và các bên nhận quyền khác trong hệ thống rằng công việc kinh doanh của anh ta sẽ có lãi. Tuy nhiên, lập luận này chỉ phù hợp khi xem xét hợp đồng nhượng quyền thương mại theo các quy định tại Điều 85(3) Hiệp ước EEC.
Mặc dù quy định về việc hạn chế bên nhận quyền tự do xác định mức giá riêng có thể gây hạn chế cạnh tranh, nhưng điều này không xảy ra khi bên nhượng quyền chỉ đơn thuần cung cấp cho bên nhận quyền sự chỉ dẫn về giá cả, miễn là khơng có hiện tượng thông đồng giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền hoặc giữa các bên nhận quyền với nhau về mức giá thực tế. Tại trường hợp vụ án này, Tòa án liên bang sẽ phải quyết định liệu đây có phải là trường hợp như vậy.
Cuối cùng, cần bổ sung thêm rằng hợp đồng nhượng quyền thương mại phân phối hàng hóa có chứa những điều khoản phân chia thị trường giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền hoặc giữa các bên nhận quyền với nhau trong mọi trường hợp sẽ đều được coi là tác động tới thương mại giữa các
quốc gia thành viên mặc dù chúng được ký kết thông qua những cam kết được thiết lập trong phạm vi một quốc gia, miễn là chúng hạn chế người nhận chuyển nhượng không được thành lập cửa hiệu ở một quốc gia thành viên khác.
Trên cơ sở những lập luận trên, câu trả lời đối với câu hỏi được nêu ở trên sẽ là:
- Sự phù hợp của hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với Điều 85(1) Hiệp ước EEC phụ thuộc vào các quy định cụ thể trong hợp đồng đó cũng như hồn cảnh kinh tế của nó.
- Những quy định tuyệt đối cần thiết nhằm đảm bảo rằng các bí quyết và sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền khơng mang lại lợi ích cho các đối thủ cạnh tranh của anh ta và không được coi là hạn chế cạnh tranh theo Điều 85(1) Hiệp ước EEC.
- Những quy định thiết lập nên sự kiểm soát chặt chẽ cần thiết để duy trì uy tín và danh tiếng của hệ thống nhượng quyền thương mại được xác định bởi một tên hoặc biểu tượng chung không được coi là tạo ra hạn chế cạnh tranh theo Điều 85(1) Hiệp ước EEC.
- Các quy định về phân chia thị trường giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền hoặc giữa các bên nhận quyền với nhau được coi là hạn chế cạnh tranh theo Điều 85(1) Hiệp ước EEC.
- Việc bên nhượng quyền đưa ra các khuyến nghị về giá cho bên nhận quyền không được coi là hạn chế cạnh tranh, miễn là khơng có hiện tượng thông đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền hoặc giữa các bên nhận quyền với nhau về mức giá thực tế. Bởi nó khơng ảnh hưởng đến quyền tự do ấn định giá của bên nhận quyền, nên không vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Như vậy, qua án lệ Pronuptia, Tòa án tư pháp Châu Âu ECJ đã khẳng định nghĩa vụ không cạnh tranh của bên nhận quyền với bên nhượng quyền là cần thiết, và không hề vi phạm Điều 81(1) Hiệp ước EEC.
Cho đến nay, án lệ Pronuptia là vụ việc liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại đầu tiên và duy nhất mà Tòa án Tư pháp Châu Âu (EJC) xem xét dưới góc độ pháp luật cạnh tranh.
Nói tóm lại, theo pháp luật của cộng đồng chung Châu Âu, việc hợp đồng nhượng quyền thương mại có quy định theo đó bên nhận quyền có nghĩa vụ chỉ được bán hàng hóa được quy định theo hợp đồng ở các địa điểm bán hàng được bố trí và trang trí theo hướng dẫn của bên nhượng quyền là chấp nhận được hay những điều khoản nhằm duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới nhượng quyền thương mại, mà cụ thể là được thể hiện bằng các quy định đa dạng tại từng hợp đồng cụ thể, mặc dù có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh, nhưng lại có thể được đánh giá là cực kỳ cần thiết để bên nhượng quyền thực hiện quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền thương mại để duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới nhượng quyền thương mại. Bởi thế nên đã tồn tại một số trường hợp miễn trừ, mà cụ thể là: trên cơ sở phán quyết của Tòa án tư pháp Châu Âu ECJ trong án lệ Sylvania, Ủy ban Châu Âu đã ban hành 5 quyết định miễn trừ áp dụng Điều 81(1) Hiệp ước EEC cho các hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại liên quan đến độc quyền về khu vực kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh của bên nhận quyền, giới hạn về khách hàng,… Không những thế, Ủy ban Châu Âu cũng đã ban hành Nghị định số 4087/88 về việc áp dụng Điều 81(3) Hiệp ước EEC đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, theo đó một số hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại được tự động miễn trừ. Đến cuối năm 1999 trên cơ sở pháp luật cạnh tranh của châu Âu có sự thay đổi đáng kể, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Nghị định số 2790/1999 về việc áp dụng Điều 81(3) Hiệp ước EEC đối với các thỏa thuận theo chiều dọc và hướng dẫn áp dụng Nghị định này để điều chỉnh các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Như vậy, Cộng đồng chung châu Âu cũng quy định những ranh giới nhất định nhằm phân biệt giữa những thỏa thuận nhượng quyền thương mại
được coi là hợp pháp và những thỏa thuận bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh với sự tác động hạn chế đáng kể đối với cạnh tranh. Mặc dù ranh giới này rất khó xác lập và khó vận dụng trong việc xem xét tính có thể chấp nhận được của một thỏa thuận nhượng quyền thương mại cụ thể nhưng sự tồn tại của những ranh giới này chính là căn cứ để điều hịa lợi ích mà nền kinh tế có được từ quan hệ nhượng quyền thương mại với lợi ích mà cạnh tranh mang lại.