Mối quan hệ giữa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và hợp đồng nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 65 - 68)

trường và hợp đồng nhượng quyền thương mại

Để tồn tại, đứng vững và chiến thắng trong nền kinh tế thị trường, bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn mình có được vị trí độc quyền. Đó là mong muốn chính đáng và là động lực, mục tiêu cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để có được vị trí độc quyền, doanh nghiệp buộc phải tham gia vào q trình cạnh tranh và chính trong q trình cạnh tranh đó, vị thế của họ trên thương trường dần dần được xác lập. Chính vì vậy, pháp luật khơng thể coi vị trí độc quyền mà các doanh nghiệp đã nỗ lực phấn đấu đạt được bằng năng lực của họ là vi phạm pháp luật. Nhưng khi đã đạt được vị trí độc

quyền, doanh nghiệp lại ln có xu hướng lạm dụng vị thế đó để nâng cao vị thế tuyệt đối của mình và gây thiệt hại cho xã hội. Trong trường hợp này việc lạm dụng đó được xem là hành vi vi phạm pháp luật và cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì thế, pháp luật cạnh tranh phải có nhiệm vụ kiểm sốt các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để bảo vệ thị trường, bảo vệ sự vận hành bình thường của quy luật cạnh tranh.

Những lợi thế nhất định của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong khi giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được xem xét dưới góc độ hành vi của một doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh, đối với một doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Hơn nữa, sự kết hợp của bên nhận quyền và nhượng quyền trong một nỗ lực chung là gạt bỏ các tác nhân có khả năng gây hại tới hệ thống nhượng quyền thương mại cũng có thể cấu thành hành vi của các doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường đối với các doanh nghiệp khác.

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể coi là một hành vi khá đặc biệt trong số các hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 3 Luật cạnh tranh. Trong khi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được thiết lập bởi ít nhất hai chủ thể kinh doanh, theo đó, các chủ thể này không nhất thiết phải kinh doanh trên cùng một thị trường liên quan và không phải là các thương nhân có quyền lực thị trường thì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường chỉ có thể được thực hiện bởi một hoặc một số chủ thể kinh doanh nắm trong tay quyền lực thị trường và phải cùng kinh doanh trên một thị trường liên quan. Tính chất đặc biệt về chủ thể thực hiện này làm cho hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tỏ ra rất có hiệu quả trong việc hạn chế cạnh tranh. Bằng quyền lực thị trường đã được xác lập, xét trên một góc độ nhất định, các thương nhân có thể sử dụng lợi thế mà mình có để làm gia tăng lợi nhuận và ở mức độ nhất định, việc khai thác lợi thế này của các thương nhân nắm quyền lực thị trường cịn có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh phát triển. Tuy

nhiên, việc sử dụng quyền lực thị trường này phải dừng lại ở giới hạn hợp lý. Nếu vượt qua giới hạn hợp lý, hành vi của các thương nhân nói trên sẽ trở thành hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh và có thể bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Căn cứ vào đối tượng chịu tác động, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được nhận diện ở hai dạng, gồm "đối tượng của hành vi là bên nhận quyền và đối tượng của hành vi là bên thứ ba" [39, tr. 125].

Thứ nhất, đối tượng bị ảnh hưởng của hành vi lạm dụng vị trí thống

lĩnh thống lĩnh là bên nhận quyền. Đối tượng thực hiện hành vi lạm dụng chính là bên nhượng quyền. Có thể nói rằng, trong quan hệ với bên nhận quyền thương mại, bên nhượng quyền ln có những lợi thế nhất định bất kể việc bên nhượng quyền có phải là một doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường hay không. Bên nhượng quyền, với tư cách là bên thiết kế và xây dựng thành công một tập hợp các "quyền thương mại", đến mức "quyền thương mại" đó thực sự có giá trị để có thể chuyển nhượng, có thể đưa ra rất nhiều điều kiện mà bên nhận quyền buộc phải thỏa mãn khi chấp nhận giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Chẳng hạn, trong hầu hết các quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền thường yêu cầu bên nhận quyền phải thực hiện các nghĩa vụ không giao kết hợp đồng với bên thứ ba, ký hợp đồng nhượng độc quyền hoặc chấp nhận mua hàng từ những nguồn nhất định do bên nhượng quyền chỉ định. Bên nhận quyền khi đứng trước những thuận lợi của phương thức nhượng quyền thương mại và lý do chính đáng của bên nhượng quyền về việc đảm bảo lợi ích, hạn chế rủi ro cũng như đáp ứng sự đồng bộ của hệ thống nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền khơng cịn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận ràng buộc mình vào những cam kết, thỏa thuận mà xét ở một góc độ nào đó thì thiếu vắng sự cơng bằng, bình đẳng.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc xem xét các lợi thế của bên nhượng quyền và việc bên nhượng quyền sử dụng những lợi thế đó như thế nào trong quan hệ với bên nhận quyền thì chưa đủ để kết luận rằng bên nhượng quyền thực hiện một hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh. Để có thể kết luận được về việc bên nhượng quyền có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay khơng cịn phụ thuộc vào thị phần mà bên này nắm giữ, và quan trọng hơn cả, đó là xem xét liệu có tồn tại hay khơng tính chất cạnh tranh giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

Thứ hai, đối tượng bị ảnh hưởng của hành vi lạm dụng vị trí thống

lĩnh là các bên thứ ba. Đối tượng thực hiện hành vi lạm dụng chính là bên nhận quyền và bên nhượng quyền. Trong trường hợp này, sự kết hợp hành vi giữa bên nhượng quyền thương mại và các bên nhận quyền sẽ cấu thành hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh với mục đích loại bỏ các bên thứ ba khỏi thị trường hoặc ngăn cản các bên thứ ba tham gia thị trường. Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp trên, pháp luật cạnh tranh chỉ có thể can thiệp nếu thị phần kết hợp của bên nhận quyền và bên nhượng quyền đủ lớn để tạo ra cho các bên này một vị trí thống lĩnh thị trường và việc các bên này cùng thực hiện các thỏa thuận của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được coi là cùng nhau thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)