Sự cần thiết phải kiểm soát hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 25 - 26)

mại theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ

Một thực tế là càng được khuyến khích mở rộng, quan hệ nhượng quyền thương mại càng chứa đựng những khả năng gây ra tranh chấp giữa các bên liên quan. Việc quyền thương mại - vốn là tài sản thuộc sở hữu của bên nhượng quyền - được nhượng lại cho một chủ thể kinh doanh khác để cùng kinh doanh, cùng chia sẻ những lợi thế mà "quyền thương mại" đem lại, vì thế, chắc chắn sẽ gây ra khơng ít bất đồng. Sự khơng tuân thủ nghĩa vụ của bên nhận quyền đôi khi lại là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống, gây thiệt hại cho không chỉ những chủ thể của quan hệ này mà còn là cho cả nền kinh tế. Hơn nữa, khi một quan hệ xã hội mới xuất hiện luôn đặt ra một yêu cầu là Nhà nước phải xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đó nhằm đảm bảo được chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. Xuất phát từ các u cầu đó, địi hỏi các quốc gia phải đặt hoạt động này vào trong khn khổ pháp lý. Có thể nói, hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là hình thức thể hiện của các quan hệ nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại được ra đời. Sự tồn tại và phát triển của các hợp đồng nhượng quyền thương mại là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Có thể định nghĩa rằng pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Tuy vậy, pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại không phải là một chế định pháp luật hoàn toàn độc lập, khơng có quan hệ với các chế định pháp luật khác. Trái lại, với tư cách là chế định pháp luật điều chỉnh một loại hoạt động thương mại khá phức tạp, pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có những quy định liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, đặc biệt là pháp luật về sở hữu trí tuệ và cạnh tranh. Cụ thể, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại,

pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ đều là những bộ phận của hệ thống pháp luật thương mại, vì thế giữa chúng ln có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Hay nói theo quan điểm triết học Mác - Lênin, pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại và pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về sở hữu trí tuệ là những cái riêng trong một cái chung là hệ thống pháp luật thương mại.

Thêm vào đó, do tính chất của quan hệ nhượng quyền thương mại mà các bên chủ thể thường xây dựng các thỏa thuận có tính chất hạn chế cạnh tranh, có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh và tác động xấu tới lợi ích của người tiêu dùng và toàn xã hội. Ngoài ra, nếu quy định của pháp luật khơng đủ mạnh sẽ làm cho tình trạng xâm phạm các đối tượng sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tăng cao, gây kìm hãm sự phát triển của phương thức kinh doanh này, và có thể dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ thống nhượng quyền đang tồn tại, từ đó gây tổn hại tới lợi ích kinh tế của khơng chỉ các bên chủ thể trong quan hệ kinh doanh này.

Có thể nói, những quy định liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại trong pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại. Vì vậy, yêu cầu nghiên cứu mối quan hệ giữa hợp đồng nhượng quyền thương mại trên cơ sở các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh là rất cần thiết, nhằm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại của quốc gia một cách hợp lý và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)