Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 89 - 91)

Một là, pháp luật cần có các quy định về trách nhiệm của bên nhận

giao theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền có thể thiết lập các điều khoản xử lý vi phạm của bên nhận quyền đến mức độ nào. Hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, như vậy việc xử lý hành vi vi phạm của bên nhận quyền có thể áp dụng những quy định nào của pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, có thể áp dụng chung hay thiết lập các quy định riêng. Trong vấn đề này cũng cần có quy định rõ ràng về việc hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của bên nhận quyền liên quan đến tuân thủ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, điều kiện để hủy bỏ là gì, có thể hủy bỏ một phần hay toàn bộ, điều kiện áp dụng các hình thức xử lý đó.

Hai là, pháp luật về sở hữu trí tuệ cần phải quy định rõ các trường hợp

ngoại lệ hợp lý đối với việc khai thác, sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp với tư cách là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại căn cứ trên bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại. Theo đó, các quy định cấm chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hạn chế một số quyền trong hoạt động kinh doanh của bên được chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cần thiết phải có ngoại lệ đối với riêng quan hệ nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, pháp luật cũng cần đưa ra trường hợp ngoại lệ trong việc cấm chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không được chuyển nhượng tên thương mại nhằm tránh bóp méo quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và tránh tình trạng áp dụng pháp luật không đúng nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Đồng thời, pháp luật cũng cần có quy định về việc hạn chế sự sáng tạo của bên nhận quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp bởi lẽ cấm phát triển "quyền thương mại" theo ý chủ quan của bên nhận quyền chính là một biện pháp hữu hiệu để bên nhượng quyền có thể bảo vệ được một cách vững chắc nhất sự đồng bộ của hệ thống nhượng quyền thương mại, tránh đổ vỡ và rủi ro đối với chính gói "quyền thương mại" mà bên nhượng quyền đem đi kinh doanh.

Ba là, pháp luật về sở hữu trí tuệ cần đặt ra các quy định nhằm bảo hộ

một cách toàn diện "quyền thương mại" của bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nội hàm khái niệm "quyền thương mại" với những yếu tố cấu thành của nó như tên thương mại, bí quyết kinh doanh cần thiết phải được bảo hộ trong một chỉnh thể thống nhất. Ngoài ra, pháp luật cũng cần thiết phải đặt ra các quy định nhằm bảo hộ những sáng tạo đặc biệt của bên nhượng quyền khi bên này tiến hành xây dựng các cơ sở nhượng quyền thương mại, ví dụ như hệ thống cửa hàng nhượng quyền thương mại hoặc cách thức tổ chức kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật Sở hữu trí tuệ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)