Theo dõi 10 danh mục rủi ro hàng đầu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 28 - 29)

Theo Dõi Mười Danh Mục Rủi Ro Hàng Đầu là một công cụ phân tích rủi ro định tính, và ngoài việc xác định rủi ro, nó còn giữ được nhận thức về rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án bằng cách giúp quản lý những rủi ro này. Công cụ này bao gồm việc thiết lập một bản đánh giá theo thời kỳ cho những danh mục rủi ro quan trọng nhất đối với ban quản lý và, không bắt buộc, với cả khách hàng. Đánh giá này bắt đầu với những tóm tắt về tình trạng của mười nguồn rủi ro hàng đầu. Bản tóm tắt bao gồm xếp hạng hiện thời, xếp hạng trước đó, số lần xuất hiện trên danh sách trong một khoảng thời gian, và tóm tắt tiến trình giải quyết từ lần đánh giá trước của những rủi ro trong danh mục. Trong Microsoft Solution Framework (MSF) có một mô hình quản lý rủi ro mà bao gồm cả việc phát triển và quản lý tổng thể danh sách 10 rủi ro hàng đầu. MSF là một phương pháp Microsoft sử dụng để quản lý các dự án. Nó kết hợp những lĩnh vực của thiết kế và phát triển phần mềm, và xây dựng và triển khai cơ sở hạ tầng, thành một chu kỳ của một dự án duy nhất để chỉ dẫn mọi loại giải pháp công nghệ. (Tham khảo website của Microsoft để biết thêm thông tin về MSF)

Bảng 11-6 cung cấp một ví dụ về biểu đồ theo dõi mười rủi ro hàng đầu mà có thể được sử dụng ở một buổi họp đánh giá sự quản lý của một dự án. Ví dụ này chí đưa ra 5 sự kiện rủi ro hàng đầu. Hãy chú ý rằng mỗi sự kiện rủi ro được xếp hạng dựa vào vị trí của nó trong tháng này, tháng trước và số lượng tháng mà nó nằm trong danh sách. Cột cuối cùng mô tả ngắn gọn tiến trình giải quyết danh mục rủi ro cụ thể. Bạn có thể có những biểu đồ riêng biệt cho rủi ro tích cực và tiêu cực hoặc kết hợp chúng lại thành một biểu đồ.

Một đánh giá quản lý rủi ro phải đạt được một vài mục tiêu. Đầu tiên, nó phải giữ cho ban quản lý và khách hàng (nếu có) nhân thức được những ảnh hưởng chính mà có thể Trang 28 / 43

ngăn cản hoặc nâng cao sự thành công của dự án. Thứ hai, bằng cách để khách hàng tham gia, đội quản lý dự án có thể xem xét những kế hoạch thay thế để định vị rủi ro. Thứ 3, nó cũng là phải là một phương tiện để tăng cường sự tin tưởng vào đội quản lý dự án bằng cách chứng minh cho ban quản lý và khách hàng rằng đội quản lý luôn nhận thức được những rủi ro lớn, có một kế hoạch sẵn sàng, và đang tiến hành kế hoạch đó một cách hiệu quả.

Kết quả chính cuối cùng của phân tích rủi ro định tính là sự cập nhật danh mục rủi ro. Cột xếp hạng trong danh mục rủi ro cần được điền thông tin vào, cùng với giá trị số hoặc xếp hạng cao/trung bình/thấp của xác suất và tác động của sự kiện rủi ro. Thông tin bổ sung thường được thêm vào các sự kiện rủi ro, như là xác nhận của những rủi ro mà cần chú ý hơn trong kỳ hạn gần hoặc những rủi ro mà có thể được xếp vào trong danh sách lưu ý. Danh sách lưu ý là một danh sách gồm những rủi ro có quyền ưu tiên thấp, những vẫn được xem là rủi ro tiềm tàng. Phân tích định tính cũng có thể xác định những rủi ro mà nên được đánh giá định lượng, như được mô tả ở phần kế tiếp.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w