3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong giả
3.2.1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tòa án nhân
dân tỉnh Sơn La nói chung và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án ma túy nói riêng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng và phát triển các cơ quan tư pháp nói chung và TAND nói riêng đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt và hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao. Kể từ sau Đại hội VI năm 1986, sự lãnh đạo của Đảng đối với TAND có được đổi mới, đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác Tòa án đặc biệt là ADPL trong giải quyết án ma túy, góp phần thúc đẩy về tổ chức vào hoạt động của TAND các cấp. Với mục đích tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong đấu tranh phòng chống ma túy, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy ngày 26 tháng 3 năm 2008 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ban hành Chỉ thị số 21- CT/TW, về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này trong công tác xét xử và ADPL, thời gian qua, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở tỉnh Sơn La cũng đã được cải tiến từng bước khắc phục các khuynh hướng sai lệch hoặc buông lỏng sự lãnh đạo đối với TAND các cấp đồng thời chú ý nhiều hơn đến công tác kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị
quyết của đảng. Ban cán sự đảng trong các cơ quan TAND ở tỉnh được thành lập, các tổ chức cơ sở đảng đã có sự phối hợp công tác giữa các cơ quan tư pháp và TAND với các cơ quan nhà nước và tổ chức khác. Các cấp ủy đảng và đảng viên trực tiếp hoạt động ADPL trong giải quyết án ma túy có nhiều cố gắng quán triệt đường lối chính sách của đảng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ADPL trong giải quyết án ma túy của TAND ở tỉnh Sơn La là cần thiết, để đảm bảo hiệu quả ADPL trong hoạt động xét xử nói chung và giải quyết án ma túy nói riêng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cấp TAND toàn diện và chặt chẽ về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với TAND ở tỉnh Sơn La trong giải quyết án ma túy tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
Các cấp ủy đảng ở tỉnh Sơn La quan tâm lãnh đạo, phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan khác trong hoạt động tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín hoặc né tránh, thiếu trách nhiệm; lãnh đạo sự phối hợp giữa TAND các cấp với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức đoàn thể và nhân dân bằng nhiều phương thức như giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm vận động nhân dân tích cực phòng chống các tội phạm ma túy.
Tỉnh ủy Sơn La cần chú ý lãnh đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có năng lực, quan tâm các Thẩm phán làm công tác giải quyết án ma túy, làm trong sạch nội bộ, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ tòa án thoái hóa biến chất, vi phạm pháp luật.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng cho các chi bộ Đảng TAND các cấp ở Sơn La; kiện toàn ban cán sự đảng về tổ chức và nội dung hoạt động, thực sự phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ADPL giải quyết án ma túy của tòa án ở tỉnh Sơn La.
Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với TAND các cấp nói trên, cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác TAND các cấp ở
tỉnh Sơn La. Đảng lãnh đạo TAND các cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thông qua đảng ủy, ban cán sự, tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong TAND, lãnh đạo bằng thuyết phục giáo dục, bàn bạc dân chủ; lãnh đạo bằng quyết định tập thể. Ban cán sự và Ban chấp hành Đảng ủy bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện thông qua kết quả ADPL giải quyết án ma túy. Đối với những vụ án phức tạp, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng ở địa phương về phương hướng, quan điểm và đường lối giải quyết vụ án.