Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La trong xét xử các vụ án ma túy (Trang 103 - 106)

3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong giả

3.2.5. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm nhân dân là chế định tiến bộ của pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Ở ViệtNam, lần đầu tiên được Hiến pháp 1946 ghi nhận với tên gọi là Phụ thẩm nhân dân “Phụ thẩm nhân dân được tham gia góp ý kiến nếu là việc tiểu hình và cùng quyết định với Thẩm phán nếu là việc đại hình” (Điều 65 Hiến pháp 1946). Với quy định này, hoạt động xét xử vụ án của Tòa án, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, được đảm bảo dân chủ, nhân dân được cử đại diện tham gia. Hiến pháp 1959 trao cho HTND có quyền năng lớn hơn đó là “Khi xét xử, Thẩm phán và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 130). Việc tham gia của HTND vào hoạt động xét xử của tòa án tiếp tục được thể hiện trong các Hiến pháp 1980, 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi,bổ sung năm 2013. Đây là biểu hiện tính ưu việt của một nền tư pháp hiện đại. Đa số các HTND tham gia hoạt động xét xử đã phát huy được vai trò là “Người đại diện của nhân dân” và là người chủ thể ADPL trực tiếp cùng với Thẩm phán. Tuy nhiên trong thời gian qua việc tham gia ADPL xét xử nói chung của HTND trên các lĩnh vực cũng như trong ma túy còn rất nhiều hạn chế nhất là trình độ kiến thức pháp luật, HTND do kiêm nhiệm nên thời gian dành cho nghiên cứu hồ sơ còn ít, khi tham gia xét xử việc thẩm vấn chủ yếu là do Thẩm phán thực

hiện. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ADPL trong hoạt động xét xử án ma túy của TAND, số lượng HTND số lượng phải tăng lên từ 9 đến 12 người thì mới thực hiện được quyền mà pháp luật giao cho, theo chúng tôi HTND chỉ tham gia vào xét xử các vụ án hình sự (như quy định của nhiều nước trên thế giới)

Thực hiện yêu cầu của cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao ngày 02/6/ 2005, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 49/ NQTƯ về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn bầu cử, bồi dưỡng, quản lý HTND nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò của HTND trong công tác xét xử.

Hiện nay cả hai cấp TAND ở Sơn La có 199 HTND được Hội đồng nhân dân địa phương bầu, chất lượng HTND tốt hơn so với nhiệm kỳ trước [49]. HTND là chủ thể ADPL trong hoạt động xét xử của TAND. Do đó việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ xét xử của HTND ở Sơn La là vấn đề cần quan tâm, cần phải nâng cao năng lực và trình độ của Hội thẩm tương đương với Thẩm phán trong TAND đây là một trong những việc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án ma túy.

3.2.6. Tăng cƣờng phƣơng tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La và hoàn thiện chế độ chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ tòa án

Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động xét xử và ADPL trong việc giải quyết án của TAND ở tỉnh Sơn La thì cần quan tâm đến việc tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc là một yêu cầu cấp thiết. Mặc dù đã được Nhà nước quan tâm và đổi mới, nhưng đến nay kinh phí hoạt động của ngành TAND nói chung và của TAND ở tỉnh Sơn La nói riêng vẫn còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác của thẩm phán trong giải quyết án ma túy còn hạn chế. Hoạt động xét xử của các TAND do vậy cũng bị ảnh hưởng nhất định, như những phiên tòa đáng ra phải được xét xử trong nhiều ngày nhưng do thiếu kinh phí nên thường phải rút ngắn thời gian xét xử, ảnh

hưởng tới việc xem xét và đánh giá chứng cứ, hoặc khi tiến hành định giá và các phiên tòa xét xử xét lưu động, nhất là ở cấp huyện, kinh phí hạn hẹp, không có ô tô vận chuyển các phương tiện phục vụ cho công tác nghiệp vụ của thẩm phán và cán bộ còn thiếu, các Thẩm phán thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, văn bản pháp luật. Văn bản Pháp luật mới được ban hành chưa đầy đủ và thường xuyên. Công tác theo dõi hồ sơ, số liệu, thụ lý vụ án và lưu trữ được thực hiện theo phương pháp thủ công, do đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc ngày càng đa dạng và phức tạp. Do vậy, cần tăng cường điều kiện về phương tiện cơ sở vật chất cho các TAND ở tỉnh Sơn La, cụ thể như sau:

- Hiện đại hóa các phương tiện làm việc và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử. Nhà nước nên có quy định rõ về việc cấp phát tài liệu và văn bản pháp luật cho Thẩm phán TAND hoặc trang bị cho mỗi thẩm phán một máy tính cá nhân và phần mềm lưu trữ văn bản pháp luật được cập nhật định kỳ, để các Thẩm phán có điều kiện thuận lợi trong việc đối chiếu quy phạm và ADPL. ứng dụng công nghệ thông tin và công tác thụ lý, theo dõi triệu tập những người tham gia tố tụng, công tác lưu trữ và cấp phát trích lục bản án sau khi xét xử.

- Tăng cường việc cấp tài liệu, sách báo về khoa học pháp lý cho các Thẩm phán và cán bộ, công chức tòa án, nhất là các tạp chí lý luận chuyên ngành để họ có thể kịp thời nắm bắt được những thành tựu và sự phát triển của khoa học pháp lý trong tình hình mới.

- Trang bị cơ sở vật chất và hiện đại hóa phòng xét xử của các TAND, đảm bảo cho hoạt động xét xử tại phiên tòa được thuận lợi, an toàn, phòng xét xử phải thể hiện được tính nghiêm trang, tạo ra ý thức tin tưởng vào công lý cho những người tham dự phiên tòa. Công tác bảo vệ cho tòa án và các phiên tòa cũng cần phải được chú trọng, tránh các hiện tượng gây rối tại phiên tòa ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm ở nơi công đường.

Bên cạnh việc tăng cường điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất, Nhà nước phải chú trọng đến việc hoàn thiện các chế độ chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ, công chức ngành Tòa án. Trong thời gian qua, chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ, công chức TAND đã được quan tâm, Thẩm phán có thang bậc

lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm, để họ yên tâm công tác và đầu tư nhiều thời gian vào công tác chuyên môn.

Thẩm phán trong quá trình hoạt động mang tính đặc thù riêng, vất vả, khó khăn, phức tạp, chịu nhiều áp lực, có khi còn gặp những nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Do vậy, cần xây dựng cơ chế bảo vệ đối với Thẩm phán và gia đình họ, xây dựng quy định về chế độ bảo hiểm để họ được hưởng bồi thường khi gặp rủi ro trong cuộc sống và trong nghề nghiệp.

Như vậy, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ và tăng cường điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất cho các TAND ở tỉnh Sơn La, nhất là đối với TAND huyện cần sớm được quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả ADPL trong hoạt động giải quyết án ma túy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La trong xét xử các vụ án ma túy (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)