3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong giả
3.2.8. Tăng cƣờng công tác tổng kết kinh nghiệm xétxử của ngành tòa
án làm cơ sở cho hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết án ma túy đƣợc thực hiện thống nhất
Muốn nâng cao chất lượng ADPL giải quyết án ma túy trong cả nước cũng như ở Sơn La và hạn chế những thiếu sót, thì hàng năm phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động ADPL là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của TANDTC và TAND cấp tỉnh đã được pháp luật quy định cụ thể là HĐTP TANDTC và UBTP TAND cấp tỉnh phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc ADPL để rút ra những mặt đã đạt được và những thiếu sót, những tồn tại về nhận thức pháp luật trong giải quyết án ma túy. Với những vụ án có tính mẫu mực cho toàn ngành học tập và những bản án, quyết định đã ban hành chưa chính xác, chưa thỏa đáng, còn có những sai lầm trong xem xét, đánh giá chứng cứ, trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật và ban hành các bản án, quyết định để rút kinh nghiệm cho toàn ngành. Tổng kết kinh nghiệm trong ADPL giải quyết án ma túy bao gồm cả việc xem xét, đánh giá kỹ năng xây dựng hồ sơ, chất lượng hồ sơ, cách sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ vụ án của thẩm phán và HTND; kỹ năng tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết những yêu cầu của vụ án và cả kỹ năng thực hiện các thao tác bắt buộc của quy trình tố tụng khi xét xử như xét hỏi, điều khiển phiên toà, tranh luận, nghị án, ban hành bản án và quyết định của Tòa án. Công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử giúp cho ngành TAND có điều kiện tìm ra những nguyên nhân xét xử đúng pháp luật và cả nguyên nhân sai lầm khi áp dụng các QPPL. Qua công tác tổng kết, từ đó có cơ sở đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, giải thích, hướng dẫn những QPPL điều chỉnh về lĩnh vực ma túy nhằm nâng cao tính khả thi pháp luật khi ban hành.
Thông qua công tác tổng kết kinh nghiệm ADPL trong giải quyết án ma túy ở tỉnh Sơn La, giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ tòa án có những bài học rút ra từ thực tiễn để nâng cao kỹ năng trong quá trình ADPL, giải quyết án ma túy, những nhận định và lập luận sắc sảo, chính xác sẽ cho những bản án, quyết định đúng có sức thuyết phục; những phương pháp xử lý tình huống thông minh,
đúng pháp luật khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tiến hành xét xử tại phiên tòa… sẽ giúp cho người thẩm phán có những bài học đúc kết từ thực tiễn. Những sai lầm của việc ADPL trong giải quyết án ma túy; những khiếm khuyết trong việc tổ chức và điều khiển phiên tòa; những bản án và quyết định chưa đúng pháp luật; chưa hợp tình, hợp lý… cũng là những bài học quý giá, bổ ích cho công tác của người Thẩm phán.
Như vậy, việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, đặc biệt là việc tổng kết kinh nghiệm trong giải quyết án ma túy của TAND ở tỉnh Sơn La có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng ADPL giải quyết án ma túy. Do vậy, TANDTC và Tòa án tỉnh Sơn La cần tập trung vào công tác kiểm tra, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử trong hoạt động giải quyết các loại án nói chung và án ma túy nói riêng. Qua công tác tổng kết kinh nghiệm giải quyết án ma túy của TAND cần được coi là một nguồn để sửa đổi, bổ sung, xây dựng các QPPL để thực hiện tốt chủ trương của đảng là ngăn chặn và đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng xã hội.
Kết luận chƣơng 3
Để ngày một nâng cao hiệu quả của việc ADPL trong quá trình giải quyết án ma túy, các chủ thể ADPL cần thực hiện theo những quan điểm cơ bản về ADPL. Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ, đồng bộ những giải pháp cụ thể như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của ngành tòa án nói chung và công tác giải quyết án ma túy nói riêng. Thực hiện thường xuyên những giải pháp nêu trên trong thời gian nhất định, mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giải quyết án nói chung của ngành tòa án và hoạt động giải quyết án ma túy ở tỉnh Sơn La nói riêng. Khi thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ở Chương 3, thì sẽ nâng cao được hiệu quả ADPL trong giải quyết án ma túy ngày một tốt hơn.
KẾT LUẬN
Áp dụng pháp luật trong giải quyết án ma túy là một hình thức thực hiện pháp luật nhưng là hình thức đặc thù vì các chủ thể ADPL là cá nhân, được nhà nước giao quyền như Thẩm phán, HTND và những người tiến hành tố tụng trong hoạt động ADPL giải quyết án ma túy. Nhưng trong quá trình giải quyết họ thực hiện những quyền mà nhà nước giao cho nhưng phải theo nguyên tắc của Luật Tố tụng hình sự, nhằm lựa chọn áp dụng các QPPL đúng đắn nhất để phân xử bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của việc APPL trong việc giải quyết án ma túy thì tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong các giai đoạn tố tụng, từ chuẩn xét xử mà chủ yếu là phân tích các tình tiết khách quan của vụ án, xét xử… đến khi ra quyết định, ra bản án để tuyên bố một người nào đó là có tội và áp dụng hình phạt trong bộ luật hình sự tương ứng với hành vi phạm tội.
Do tính đặc thù riêng của việc ADPL trong giải quyết án ma túy, TAND luôn giữ một vai trò rất quan trọng ở các giai đoạn tố tụng. Đồng thời, tòa án cũng là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giải quyết, xét xử các loại án theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan đưa ra phán quyết cuối cùng buộc người bị buộc tội là có tội và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.
Từ cơ sở lý luận, qua nguyên cứu thực trạng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những nguyên nhân và các quan điểm cũng như các giải pháp. Nếu thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả ADPL trong giải quyết án ma túy của TAND ở tỉnh Sơn La, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, làm giảm và tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng và bảo vệ chế độ, bảo vệ nền pháp chế XHCN và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2008), Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của và đề xuất
một số biện pháp hạn chế tội phạm ma tuý. Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Trung ương VIII của Bộ
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian
tới, Hà Nội.
3. Đảng bộ tỉnh Sơn La (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVI.
4. Đảng bộ tỉnh Sơn La (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII, 2006.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của
Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian
tới, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam(2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ
Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Hà Nội.
11. Đào Trí Úc (chủ biên) (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Đỗ Gia Thư (2004), "Thực trạng đội ngũ thẩm phán nước ta - những
13. Đỗ Văn Kha (2010), "Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các tội phạm về ma tuý", Kiểm sát.
14.Hoàng Thị Kim Quế (2005) Chủ biên, Giáo trình Lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,
16.Hồ Sỹ Sơn (2002), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và sự thể hiện
của nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
17. Khoa Luật (2011), Đại học quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn
thương trong tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18.Khoa Luật (2010), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hỏi đáp về quyền con người,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
19.Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự,
Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
20.Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003, 2007).
21. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. (Tái bản năm 2003, 2007).
22. Lê Thi ̣ Sơn (2003), "Chương 10: Các tội phạm về ma túy ", Trong sách:
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm ), (Do Lê Cảm chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Lê Thi ̣ Sơn (2006), "Chương XXIV: Các tội phạm về ma túy", Trong sách:
Giáo trình luật hình sự Việt Nam , Do Nguyễn Ngo ̣c Hòa chủ biên , Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
24. Lê Xuân Thân (2002), "Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người thẩm phán",
Tạp chí Tòa án nhân dân, (1), tr.6-7.
25. Ngô Minh Ngọc (2000), Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm,
26. Ngô Tự Nam (1998), Đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án Nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật.
27. Nguyễn Minh Đoan (1996), "Những yêu cầu đối với việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật", Tạp chí Luật học, 1996.
28. Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
29.Nguyễn Ngọc Hòa (2005) (Chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
30.Nguyễn Trọng Thóc (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Hiện (2001), "Tiêu chuẩn thẩm phán - Thực trạng và những
yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Tòa án nhân dân.
32.Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
33. Quốc hội Bộ luật hình sự, Hà Nội, 1985.
34.Quốc hội, Bộ luật hình sự, Hà Nội, 1999.
35.Quốc hội, Bộ luật hình sự, Hà Nội, 2009.
36.Quốc hội, Hiến pháp, Hà Nội, 1959.
37.Quốc hội, Hiến pháp, Hà Nội, 1980.
38.Quốc hội, Hiến pháp, Hà Nội, 1992.
39.Quốc hội, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung, Hà Nội, 2001
40.Quốc hội, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung, Hà Nội, 2013
41. Quốc hội, Luật tổ chức Tòa án nhân dân (2002), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003.
42.Quốc hội, Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội, 2003.
43.Thái Vĩnh Thắng (2005), những vấn đề lý luận về quyền tư pháp ở Việt Nam
44.Thái Vĩnh Thắng (2006), bàn về các nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội.
45.Thái Vĩnh Thắng (2009), Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ đảm bảo yêu cầu
phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, Viện nghiên cứu lập pháp.
46.Thái Vĩnh Thắng (chủ biên) (2013), Giáo trình Hiến pháp Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân.
47. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2013), Kết quả kiểm tra công tác xét xử và
giải quyết án các loại án đối với Tòa án nhân dân các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
48. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2012), Báo cáo tổng kết công tác Tòa án
năm 2009-2013.
49. Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La (2013) Bảng thông kê công tác tổ chức.
50.Tòa hình sự - Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tham luận về công
tác xét xử các vụ án hình sự trong năm 2006, 2007, 2008 và một số kiến
nghị, Hà Nội.
51.Tòa án nhân đân tối cao (2007),Tuyển chọn các quyết định giám đốc thẩm từ
năm 2000-2005, Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
52.Tòa án nhân dân tối cao (1998), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ
Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BNV ngày 2 tháng 1 năm 1998 của, hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật hình sự.
53. Trần Ngo ̣c Hương (2008), "Hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm đảm bảo
tính hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý - nhìn từ thực tế địa bàn tỉnh Sơn La", Nhà nước và pháp luật.
54. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
55. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1, tập
56. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2014.
57. Trương Quang Vinh (2008), "Bình luận các điều từ 241-256", Trong sách:
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (tái bản có sửa chữa, bổ sung), TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58.Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Báo cáo của UBND tỉnh Sơn La về tình hình
phát triển kinh tế - xã hội giai 5 năm (đoạn 2009 - 2013).
59.Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2008), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60.Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách