Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La trong xét xử các vụ án ma túy (Trang 102 - 103)

3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong giả

3.2.4. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của thẩm

phán và cán bộ, công chức trong áp dụng pháp luật giải quyết án ma túy củaTòa án nhân dân ở tỉnh Sơn La

Để nâng cao hiệu quả của ADPL trong giải quyết án ma túy của TAND ở tỉnh Sơn La , yếu tố con người cũng đóng vai trò quyết định, đó là những Thẩm phán, chủ thể trực tiếp ADPL trong quá trình giải quyết án ma túy. Các chủ thể ADPL muốn thực hiện tốt vai trò của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì họ phải được làm việc trong một cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý.

TAND cấp huyện để có kế hoạch đề nghị bổ sung thêm số lượng Thẩm phán trực tiếp giải quyết án ma túy để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Ngoài ra, các TAND cấp huyện cũng phải chuẩn bị nhân sự để thay thế những Thẩm phán đến tuổi nghỉ hưu, thường là những Thẩm phán giữ chức vụ quản lý là Chánh án, Phó chánh án để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Bên cạnh việc kiện toàn cơ cấu tổ chức cho các TAND ở tỉnh Sơn La , để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất về ADPL trong hoạt động giải quyết án ma túy, thì phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực và bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho Thẩm phán làm công tác giải quyết án HN ma túy, cần quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán thường xuyên, chuyên sâu về nghiệp vụ đối với án ma túy. tổng kết công tác thực tiễn và học tập nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng một cách thường xuyên. Cần tạo điều kiện cho Thẩm phán trong nhiệm kỳ, có thời gian thích hợp để bồi dưỡng nghiệp vụ cập nhật những thông tin mới về khoa học pháp lý để họ không lạc hậu về kiến thức lý luận.

+ Tăng cường bồi dưỡng cho Thẩm phán giải quyết án ma túy những kiến thức pháp luật mới, kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Hàng năm tạo điều kiện cho các Thẩm phán, cán bộ thư ký đi thi học sau đại học để nâng cao trình độ.

+ Thẩm phán trực tiếp giải quyết án ma túy không chỉ mang tính khoa học pháp lý đơn thuần mà phải thể hiện tính Đảng, tính nghệ thuật. Do vậy phải thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ của thẩm phán trực tiếp giải quyết án ma túy, đồng thời phải kiện toàn cơ cấu tổ chức của các TAND ở tỉnh Sơn La , sao cho hợp lý, ngọn nhẹ, đó cũng là phương thức cải cách hành chính, kiện toàn tốt bộ máy tổ chức và làm tốt công việc bồi dưỡng về nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho Thẩm phán, là giải pháp trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả ADPL trong hoạt động giải quyết án ma túy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La trong xét xử các vụ án ma túy (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)