Định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với các tội liên quan đến đánh bạc trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa) (Trang 28 - 87)

1.2. Định tội danh, đặc điểm, ý nghĩa định tội danh các tội đánh

1.2.3. Định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

bạc (đối với tội phạm hoàn thành)

Định tội danh các tội đánh bạc; Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là một dạng áp dụng pháp luật trong thực tiễn đƣợc tiến hành theo bốn bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1. Xem xét toàn bộ hành vi nguy hiểm cho xã hội với các tình tiết phù hợp với hiện thực khách quan tức phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ thu thập đƣợc theo đúng quy định của BLTTHS hay các tình huống giả định xảy ra trên thực tế (phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy).

Hành vi đánh bạc thể hiện một cách đa dạng nhƣ: xóc đĩa thủ công, đánh bài 52 quân, đánh phỏm, ba cây, cá độ thể thao, lô đề, cá độ thể thao…

Hành vi tổ chức có các hành vi lôi kéo, rủ rê các cá nhân tham gia đánh bạc thậm chí quảng bá, lập các website để kích thích các thành viên tham gia đánh bạc dƣới dạng các trò chơi điện tử ăn thu bằng tiền có giá trị khác nhau từ bé đến lớn…, phân công nhiệm vụ giữa các đối tƣợng, cung cấp trang thiết bị đánh bạc...

Gá bạc là hành vi cho thuê địa điểm đánh bạc hoặc bố trí địa điểm đánh bạc cho các con bạc để thu tiền hồ.

Trong quá trình đánh giá các dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm đánh bạc cần chú ý hiện nay có một số hành vi nhìn thức biểu hiện thì giống với hành vi đánh bạc nhƣng thực tế thì lại là hành vi khách quan của tội danh khác nhƣ các tiểu xảo “mang tính chất gian lận nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác”[49], công cụ sử dụng để đánh bạc điều chỉnh kết quả của sự kiện làm căn cứ để xác định thắng thua ví dụ: dùng bát đặt “chíp” của trò chơi xóc đĩa, quay trúng thƣởng nhƣng máy quay đặt “chíp” hoặc cũng sử dụng các trang web để tổ chức đánh bạc nhƣng lại viết phần mềm để điều chỉnh kết quả cá cƣợc…(hành vi của tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 BLHS 1999);

Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hiện nay cũng diễn ra rất đa dạng, kín đáo (nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng) mà các văn bản hƣớng dẫn luật khó có thể bao trùm hết hành vi nhƣ tổ chức đánh bạc dƣới hình thức quản trị các website kiểm soát và cung cấp các tài khoản (acount) đánh bạc, thuê ngƣời khác thay mình kiểm soát, quản lý các con bạc, acount đánh bạc, quản lý tài sản cầm cố cho các con bạc…

Đối với gá bạc cũng có những thay đổi đối với loại hình đánh bạc trên mạng nhƣ cho thuê không gian mạng cho các cá nhân tổ chức đánh bạc thuê lại và thu tiền dịch vụ…

Bƣớc 2. Nhận thức chính xác nội dung các quy phạm pháp luật hình sự đang có hiệu lực thi hành (điều 248; 249) và các văn bản hƣớng dẫn còn hiệu lực có liên quan nhƣ Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003; Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006; Nghị quyết số 01/2010/NQ- HĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010; Công văn số 80/TANDTC-PC của Toà án nhân dân tối cao về việc xử lý hành vi đánh bạc trái phép dƣới 5.000.000 đồng;

Bƣớc 3: So sánh, đối chiếu và kiểm tra các dấu hiệu của cấu thành tội phạm quy định tại điều 248, điều 249 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung

2009) với hành vi khách quan xảy ra trên thực tế hoặc các tình huống giả định đang đƣa ra để định tội gồm:

1)Khách thể: Hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc xâm phạm vào quan hệ xã hội bị cấm thuộc chƣơng trật tự công cộng của BLHS Việt Nam hiện hành;

2)Hành vi khách quan: là chi tiết hành vi đánh bạc diễn ra trên thực tế (hoặc giả định) thể hiện dƣới hình thức nào (đánh bạc thủ công nhƣ xóc đĩa, bài lá, đánh “tá lả”, đánh “phỏm”, “ba cây”, “liêng”… hay các độ qua trò chơi truyền thống nhƣ đá gà, chọi trâu… hiện đại hơn là cá độ thể thao nhƣ đá bóng, tenis, bóng chuyền… hoặc đánh bạc qua mạng Internet, tƣơng tác với nhau bằng mạng máy tính, viễn thông, thiết bị số, dƣới bất cứ hình thức nào đƣợc phản ánh hoặc thể hiện trên tài liệu thu thập đƣợc; Số tiền sử dụng đánh bạc trực tiếp trên từng lần? số tiền mang theo sử dụng đánh bạc (tiền và tài sản mang theo phục vụ đánh bạc nhƣ tiền đem theo ngƣời, tài sản đem cầm đồ để đánh bạc tại chỗ, tiền trong tài khoản đánh bạc đã chuyển đổi thành số điểm điện tử để đánh bạc qua mạng…).

Các hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc chỉ xảy ra khi có hành vi đánh bạc xảy ra và thể hiện bằng các hành vi lôi kéo, rủ rê ngƣời khác tham gia đánh bạc, tạo các điều kiện thuận lợi cho việc đánh bạc nhƣ bố trí lối thoát, bán các tài khoản đánh bạc cho các con bạc chơi (đánh bạc qua Ínternet)… hoặc các hành vi cho thuê địa điểm đánh bạc lấy tiền hồ, cho thê không gian mạng cho ngƣời tổ chức đánh bạc để thu tiền dịch vụ (đối với đánh bạc qua internet);

3)Mặt chủ quan: Các cá nhân tham gia đánh bạc thƣờng là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích sát phạt lẫn nhau bằng tiền đối với tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhằm vụ lợi về tiền bạc hoặc vật chất có giá trị.

4)Chủ thể: Là công dân mang quốc tịch Việt Nam, ngƣời không quốc tịch hay ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, đủ độ tuổi theo luật quy định từ 16 tuổi trở lên, đủ năng lực trách nhiệm hình sự;

Các văn bản pháp luật hƣớng dẫn đƣợc mô tả có “đồng nhất” không có thoả mãn quy định về mặt pháp luật không, các tình tiết liên quan tính chất hành vi, cấu thành cơ bản, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, hình phạt quy định cho từng cấu thành...

Bƣớc 4. Đối với cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao thẩm quyền xử lý vụ việc đƣa ra quyết định, văn bản áp dụng kết luận một cách khách quan có căn cứ pháp lý, đảm bảo tính khoa học phù hợp với tính chất của hành vi thực tế đã thực hiện với cấu thành tội phạm đƣợc quy định tại điều 248, 249 BLHS và các quy phạm pháp luật hình sự khác có liên quan nhƣ các nghị quyết hƣớng dẫn xử lý tội đánh bạc; Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc của Tòa án nhân dân tối cao.

Đối với các nhà khoa học, cá nhân nghiên cứu pháp luật hình sự thì tìm ra kết luận về mặt pháp lý của hành vi, chỉ ra những sơ hở thiếu sót trong các quy phạm pháp luật để phục vụ công tác tổng kết lí luận, đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy phạm pháp luật trong hoạt động lập pháp, giảng dạy hay hƣớng dẫn pháp luật, tƣ vấn…

1.2.4. Định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong những trường hợp đặc biệt bạc trong những trường hợp đặc biệt

Tội danh đánh bạc; Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định của BLHS hiện hành có cấu thành vật chất do đó hậu quả hành vi nguy hiểm hoặc mức độ xâm phạm quan hệ xã hội đƣợc BLHS bảo vệ phải ở mức độ nhất định thì mới cấu thành tội, nhƣ số tiền, hiện vật sử dụng đánh bạc phải từ 5.000.000 đ (Năm triệu đồng) mới xử lý về mặt hình sự (Công văn số 80 ngày 29/3/2016 về việc xử lý hành vi đánh bạc trái phép dƣới 5.000.000 đ) hoặc tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ cấu thành khi đủ các dấu hiệu quy định tại khoản 1,2,3 điều 2 Nghị quyết số 01 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao ngày 22/10/2010 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248, điều 249 BLHS), do đó đối với tội phạm chƣa hoàn thành theo quan điểm của GS,

TSKH Lê Cảm thì “Tội phạm chưa hoàn thành là hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tức là tội phạm chưa hoàn thành bao gồm hai giai đoạn đầu của hoạt động phạm tội sơ bộ do cố ý” [9, tr77] thì việc định tội danh các tội đánh bạc; Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội không có nhiều ý nghĩa thực tiễn, nếu ta chỉ xét đến hành vi chuẩn bị đánh bạc hay Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc mà đƣợc ngăn chặn hoặc nửa chừng chấm dứt tội phạm thì không thể xử lý về hình sự đối với hai loại tội danh này, nếu trƣờng hợp chuẩn bị tội phạm Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc có trang bị vũ khí quân dụng hay đủ yếu tố cấu thành một tội khác … cũng chỉ xử lý hình sự về tội danh khác đó. Nên ta chỉ định tội danh đối với hai trƣờng hợp là phạm tội chƣa đạt; Đồng phạm và trƣờng hợp nhiều (đa) tội phạm.

1)Định tội danh đối với phạm tội chƣa đạt (Giả sử các điều kiện khác trong cấu thành tội phạm đang nghiên cứu đã đầy đủ, chỉ xét về mặt khách quan của hành vi).

Trƣờng hợp thứ nhất: Phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành đối với hành vi đánh bạc; Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (điều 248, điều 249, BLHS), không cấu thành tội phạm vì trên thực tế có lý do nào đó con bạc và chủ bạc không thống nhất đƣợc hình thức đánh bạc, tỷ lệ cá cƣợc thắng thua; Xảy ra sự cố mà ngƣời đánh bạc và chủ bạc không thể thực hiện hành vi; Không thực hiện đến cùng hành vi đánh bạc làm cho mức độ nguy hiểm hành vi vi phạm chƣa đến mức phải xử lý về hình sự, ví dụ tình huống con bạc tham gia cá độ trái phép bóng đá (bóng chết, kèo tài, xỉu, với tỷ lệ cá cƣợc là “1 ăn 0,72”) một trận đá bóng cụ thể, việc đánh bạc qua điện thoại với chủ cá độ trái phép (chủ bạc nhắn tin cho các con bạc tỷ lệ “kèo”, con bạc chọn “kèo” cá độ và nhắn tên trận đấu bóng, số tiền cá độ), tiền đánh bạc (đủ định mức xử lý hình sự) thanh toán trƣớc bằng tiền mặt qua đối tƣợng trung gian (dƣới dạng cầm quỹ, ngƣời này chịu trách nhiệm thanh toán tiền thắng và thua giữa chủ bạc và

con bạc) đến khi trận bóng diễn ra nhƣng con bạc vì một lý do nào đó nhắn tin chậm hay nhắn tin mà chủ bạc không nhận đƣợc làm cho hậu quả của việc đánh bạc không xảy ra, ngƣời trung gian thanh toán tiền lại cho con bạc hoặc đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc khi chủ sới bạc chuẩn bị mọi phƣơng tiện, công cụ, nơi tổ chức đánh bạc, con ngƣời canh gác, tạo điều kiện để việc đánh bạc có thể diễn ra nhƣng khi chuẩn bị đánh bạc diễn ra thì có tin đồn cơ quan chức năng kiểm tra, các con bạc vì sợ bị bắt nên đã giải tán hoặc không tiến hành đánh bạc thì không thể xử lý về hình sự các đối tƣợng đánh bạc, tổ chức đánh bạc hay gá bạc với các tình huống nhƣ trên.

Trƣờng hợp thứ hai: Phạm tội chƣa đạt đã hoàn thành (Giả sử các điều kiện khác trong cấu thành tội phạm đang nghiên cứu đã đầy đủ, chỉ xét về mặt khách quan của hành vi).

Đối với tội đánh bạc khi con bạc đã thực hiện hết hành vi cần thiết của mặt khách quan nhƣng vì một lý do nào đó ngoài dự tính mà hậu quả lại không xảy ra hoặc xảy ra không nhƣ ý muốn ví dụ cũng tình huống con bạc cá độ bóng đá (ví dụ ở trƣờng hợp thức nhất) con bạc đã chuyển tiền cá độ cho bên trung gian thu tiền, tin đã đƣợc nhắn đúng trận đấu, đúng số tiền cá độ, đúng thời điểm, chủ bạc cá độ đã xác nhận tin nhắn “OK”, xác nhận với bên trung gian bằng tin nhắn hay cuộc gọi, trận đấu bóng diễn ra đúng dự kiến nhƣng khi lấy tiền thắng bạc thì ngƣời quản lý tiền cho chủ bạc đã “ôm toàn bộ số tiền đánh bạc của con bạc bỏ trốn”, liên lạc với chủ bạc thì chủ bạc cũng bỏ trốn không liên lạc đƣợc, vì căm phẫn chủ bạc nhiều con bạc đã đến cơ quan CSĐT đã để tự thú. Nhƣ vậy hành vi đánh bạc trong tình huống này đã đủ các dấu hiệu cấu thành theo quy định tại điều 248 BLHS hiện hành còn đối với chủ bạc thì tùy theo tính chất, quy mô, số tiền thu lợi bất chính theo (căn cứ vào Nghị quyết số 01 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao ngày 22/10/2010 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248,249

BLHS) để xác định phạm tội đánh bạc với vai trò đồng phạm hay vai trò tổ chức (loại trừ các trƣờng hợp chủ nợ và ngƣời quản lý có ý định lừa đảo ngay từ đầu hoặc khi nhận đƣợc tiền cá độ rồi bỏ trốn vì thuộc khách thể xâm hại khác đƣợc BLHS bảo vệ).

Đối với hành vi gá bạc không xảy ra trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt đã hoàn thành vì ngƣời cho thuê địa điểm đánh bạc không nhận đƣợc tiền thì không cấu thành hành vi gá bạc, mà tùy tình huống thực tế mà có thể xem xét với các vai trò giúp sức của hành vi tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc.

2)Định tội danh đối với tội phạm đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc có đồng phạm và trƣờng hợp nhiều (đa) tội phạm

Khi nghiên cứu về vấn đề đồng phạm chúng ta đang gặp phải một số quan điểm chƣa có sự thống nhất giữa lý thuyết và quy phạm pháp luật của luật thực định - khi học tập nghiên cứu ta đều xem xét đến nhiều dạng đồng phạm nhƣ ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời thực hành và ngƣời giúp sức tuy nhiên BLHS hiện hành chỉ ghi nhận trƣờng hợp đồng phạm với vai trò của ngƣời thực hành (khoản 1, điều 19). Theo quan điểm nghiên cứu khoa học luật hình sự thì GS,TSKH Lê Cảm cho rằng:

Đồng phạm là hình thức phạm tội do cố ý đƣợc thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của hai ngƣời trở lên [9, tr91] và Định tội danh đối với tội phạm có đồng phạm là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện bởi sự cố ý cùng tham gia của từ hai ngƣời trở lên vào việc đó trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể [9, tr95].

Đồng phạm tội đánh bạc thông thƣờng tồn tại dƣới dạng đơn giản nhƣ rủ nhau đi đánh bạc, cá độ vòng ngoài với nhau…, bản thân các con bạc đều tham gia với vai trò ngƣời thực hành cùng hành động chung ý chí, cố ý thực

hiện“các con bạc tham gia vào các vụ án đánh bạc là đồng phạm của nhau”[47]; Phức tạp hơn là đồng phạm phức tạp tức có sự bàn bạc, thống nhất với nhau về phƣơng thức đánh bạc, có sự “ăn chia” thắng thua với nhau loại trừ “cờ bạc phím”, loại này con bạc hiểu biết và ăn ý với nhau, gắn kết với nhau chặt chẽ hơn có thể tạo thành ổ nhóm; Đồng phạm đánh bạc đơn thuần khó xảy ra đồng phạm đặc biệt là tội phạm có tổ chức, chỉ có tội phạm có tổ chức cùng tham gia đánh bạc ở một “sới bạc” nào đó do nhóm khác tổ chức hoặc tự tổ chức đánh với nhau; Đối với đồng phạm của tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc lại rất đặc thù bởi tính tổ chức chặt chẽ hầu nhƣ không có đồng phạm đơn giản mà chủ yếu là đồng phạm phức tạp và tội phạm có tổ chức thực hiện chúng có sự câu kết chặt chẽ, phân công cụ thể từ ngƣời tổ chức chỉ đạo, tín dụng, ngƣời cảnh giới, ngƣời cung cấp công cụ, dụng cụ để phục vụ đánh bạc, giám sát đánh bạc, giám sát đề phòng cƣớp bạc, gây rối, ngƣời giúp sức đối phó khi bị lực lƣợng chức năng tổ chức bắt, kiểm tra…thông thƣờng đồng phạm ở dạng phức tạp sẽ do một số ngƣời hoặc băng nhóm nhỏ, đồng phạm đặc biệt thƣờng do tội phạm có tổ chức thực hiện.

Định tội danh trong trƣờng hợp nhiều (đa) tội phạm đối với các tội đánh bạc; Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thƣờng rất phổ biến, thông thƣờng ngƣời đánh bạc khi đã lún sâu vào con đƣờng cờ bạc thành chuyên nghiệp thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với các tội liên quan đến đánh bạc trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa) (Trang 28 - 87)