Nhóm giải pháp về tuyên truyền phổ biến pháp luật, đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với các tội liên quan đến đánh bạc trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa) (Trang 101)

3.4. Một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả định tộ

3.4.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền phổ biến pháp luật, đẩy mạnh

công tác nghiên cứu pháp luật hình sự tại các nhà trường

Tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật cho nhân dân về các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, tác hại của loại tội phạm này đối với nền kinh tế, TTATXH, dƣới nhiều hình thức đa dạng nhƣ: Báo chí, truyền thông, truyền hình, sân khấu... đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy pháp luật hình sự theo hƣớng chuyên sâu, đào tạo ra thế hệ học viên có kiến thức, khả năng nghiên cứu, kỹ năng thực tiễn tốt; Nghiên cứu pháp luật hình sự các quốc gia có nền lập pháp và mô hình tƣ pháp tiên tiến, góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đất nƣớc.

3.4.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp

Nƣớc ta đang trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo một cách toàn diện đối với Nhà nƣớc và xã hội do đó việc tăng cƣờng lãnh đạo của Đảng đối với công tác tƣ pháp có nghĩa là tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trên ba phƣơng diện: Lãnh đạo về chính trị, tƣ tƣởng; Lãnh đạo về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ; Lãnh đạo định hƣớng thực hiện nhiệm vụ chính trị cụ thể là công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đúng quy định của pháp luật nhằm xây dựng một nền tƣ pháp công bằng, dân chủ, nghiêm minh, vì dân.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Do chuyển biến của tình hình kinh tế, xã hội cũng nhƣ hình thức đánh bạc luôn luôn thay đổi theo thời gian mà quy định về các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong Bộ luật hình sự năm 1999 mặc dù đã có sự thay đổi bổ sung bằng BLHS năm 2015 để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên cho đến nay, quá trình áp dụng pháp luật trong định tội danh 2 tội ghi trên gặp một số khó khăn do chƣa có sự thống nhất về cách hiểu và áp dụng pháp luật. Một trong những nguyên nhân là các quy định trong điều luật chƣa rõ ràng về ngữ nghĩa, tính tổng quát về hành vi chƣa cao và chế tài chƣa đủ mạnh đảm bảo tính răn đe nên hiệu quả trong phòng ngừa tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc còn thấp. Nên việc nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, hƣớng dẫn luật là yêu cầu thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả đã cố gắng đƣa ra một số đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của điều 248, điều 249 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và điều 321, điều 322 BLHS 2015; Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 22/10/2010 về hƣớng dẫn áp dụng quy định tại điều 248, điều 249 BLHS năm 1999 đồng thời nêu một số nhóm giải pháp toàn diện về chủ thể định tội danh, kiện toàn hệ thống cơ quan thi hành pháp luật, hoàn thiện cơ chế bổ trợ tƣ pháp, tăng cƣờng kiểm tra, giám đốc xét xử và xây dựng án lệ về tội danh đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, giám sát của nhân dân đối với hoạt động tƣ pháp, tăng cƣờng mối quan hệ giữa các cơ quan tƣ pháp, tuyên truyền phổ biến, nghiên cứu pháp luật hình sự đối với tội danh đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tƣ pháp.

Thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ các nhóm giải pháp trên sẽ là cách chúng ta giải quyết thực trạng định tội danh đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc một cách triệt để, tạo ra những cơ sở cho việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất, khách quan, chính xác hạn chế tối đa oan sai, bỏ lọt tội phạm, tạo niềm tin của nhân dân đối với chính quyền Nhà nƣớc, cơ quan bảo vệ pháp luật góp phần vào công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trên thực tế.

KẾT LUẬN CHUNG

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tình trạng tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc diễn biến phức tạp dƣới nhiều hình thức tinh vi có sự ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mạng máy tính, mạng Internet, mạng viễn thông, thiết bị số để phạm tội và che giấu thông tin, xóa dấu vết phạm tội (sử dụng internet qua 3g, 4g, lƣu trữ thông tin đánh bạc, giao dịch tiền, hiện vật sử dụng đánh bạc ở máy chủ nƣớc ngoài…) gây nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin tài liệu, đánh giá chứng cứ, tang vật, xác định số tiền, hiện vật sử dụng đánh bạc, tiền thu lợi bất chính từ hoạt động phạm tội do tính chất đặc thù kỹ thuật không thể áp dụng phƣơng pháp điều tra thông thƣờng để chứng minh tội phạm, đang cản trở cho công tác định tội danh của các cơ quan tƣ pháp cũng nhƣ giám định thông tin về số liệu, dữ liệu điện tử của các cơ quan bổ trợ tƣ pháp.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích số liệu, tổng kết thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã nêu ra khó khăn, vƣớng mắc của công tác định tội danh các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc, rút ra đánh giá về tình hình, đặc điểm, nguyên nhân của thực trạng, chỉ ra những vấn đề còn chƣa phù hợp giữa luật thực định và quá trình áp dụng pháp luật hình sự đồng thời đƣa ra giải pháp đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại điều 248, điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và hƣớng dẫn tại Nghị quyết số 01/2010/ NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao ngày 22/10/2010, nhằm góp phần hoàn thiện hơn quy định pháp luật và nâng cao giá trị thực tiễn đối với hai tội danh đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Trên đây là nội dung toàn văn đề tài nghiên cứu về “Định tội danh các tội có liên quan đến đánh bạc được quy định trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam

thành của các quý thầy cô, bạn đọc và các cá nhân có quan tâm để đề tài có thể hoàn thiện hơn và tác giả đƣợc tiếp thu thêm kiến thức trong quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật.

Xin chân thành cám ơn các thầy cô, các đơn vị hữu quan đã giúp tôi hoàn thành đề tài này!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Văn Beo (chủ biên) (2008), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, trƣờng Đại học Cần Thơ, Phần 2.

2. Bình luận khoa học hình sự, Nxb Hồng Đức, năm 2013, “Tổng hợp theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP (12/5/2006)”.

3. Bộ trƣởng tƣ pháp (1957), Thông tư 2098/VHH-HS ngày 31/5/1957 bổ sung thông tư 301/VHH-HS ngày 14/01/1957, Hà Nội.

4. Bộ tƣ pháp (1957), Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/1/1957 về vấn đề bài trừ nạn cờ bạc, Hà Nội.

5. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), (Tái bản lần thứ nhất - 2003), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Lê Cảm - Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh (lý luận lời giải mẫu và 500 bài tập), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Chủ tịch nƣớc nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1948), Sắc luật 168/SL ngày 14/04/1948 về ấn định cách trừng trị tội đánh bạc, Hà Nội.

11. Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa (2016), Kết luận điều tra số 17/KLĐT, ngày 13 tháng 12 năm 2016, Thanh Hóa.

12. Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa (2016), Kết luận điều tra bổ sung số 165/KLĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2016, Thanh Hóa.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị Quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005;

15. Khổng Văn Hà (chủ biên) (2000), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, trƣờng Học viện CSND, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Hòa (2009), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 1, Đại học luật Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Hòa (2013), Giáo trình luật hình sự Việt nam tập 2, trƣờng Đại học luật Hà Nội.

18. Trần Minh Hƣởng, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Trần Minh Hƣởng (chủ biên) và tập thể tác giả Học viện CSND (2013),

Bình luận khoa học hình sự, Nxb Hồng Đức.

20. Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Tội phạm học,

Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

21. Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Đức Mai (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 phần các tội phạm, Nxb chính trị Quốc Gia- Sự thật- Hà Nội.

23. Đinh Văn Quế (2006), Bình luật khoa học luật hình sự phần các tội phạm tập X, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

24. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

26. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự số 37, Hà Nội.

27. Quốc hội (2009), Nghị quyết của Quốc hội số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/06/2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Hà Nội.

28. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

29. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014), Bản án số 83/2014/HSST ngày 25/9/2014 của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Thanh Hóa. 30. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015), Bản án số22/2015/HSST ngày

22/42015/ của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Thanh Hóa.

31. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của năm 1999, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự, Hà Nội. 34. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Công văn số 80 của TANDTC, ngày

29/3/2016.

35. Tòa án nhân thành phố Thanh Hóa (2017), Bản án số 53/2017/HSST ngày 9/3/2017 của Toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá, Thanh Hóa. 36. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam

(tập 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

37. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Phùng thế Vắc - Trần Văn Luyện - Phạm Thanh Bình - Nguyễn Đức Mai - Nguyễn Sỹ Đại - Nguyễn Mai Bộ (2001), Bình luận khoa học Bộ luật

39. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1992), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, Hà Nội.

40. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

41. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

II. Tài liệu trang Web

44. Bách khoa toàn thƣ Wiki, “Sòng bạc, tranh cãi về hiệu quả kinh tế”, 45. Bách khoa toàn thƣ Wiki, “Đánh bạc, nguồn gốc, tôn giáo”,

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1nh_b%E1%BA%A1c.

46. Bách khoa toàn thƣ Wiki, “Đánh bạc”,

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1nh_b%E1%BA%A1c.

47. Thái Chí Bình, Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện đối với hướng dẫn áp dụng tội “đánh bạc” http://www.toaan.gov.vn.

48. Trần Thị Thu Hà, Ban Tuyên truyền và thông tin, Liên minh HTX Việt Nam có nguồn tại website: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi- hanh-phapluat.aspx?ItemID=259.

49. Lê Văn Sua, Tội Đánh bạc - những vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/749.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với các tội liên quan đến đánh bạc trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa) (Trang 101)