Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 40)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1.3. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục chung về giải thể doanh nghiệp là các bước, các thủ tục mà các doanh nghiệp phải thực hiện khi rơi vào các trường hợp giải thể. Thủ tục này được tiến hành theo một trình tự nhất định và mang tính bắt buộc. Trong đó, trước hết là doanh nghiệp xử lý các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, tiếp đến là xử lý các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bên thứ ba. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục giải thể thông qua các buớc:

1.3.1 Quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể chính là tuyên bố chính thức của doanh nghiệp về việc doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động, là cơ sở pháp lý đầu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. Trên cơ sở quyết định giải thể, các bước tiếp theo của thủ tục giải thể sẽ được tiến hành. Chính vì tính chất quan trọng như thế nên quyết định giải thể phải chặt chẽ về hình thức, đầy đủ về nội dung. Quyết định giải thể phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp ;

- Thời hạn, thủ thục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ, các bên có liên quan nên kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

- Cất giấu, tẩu tán tài sản

- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ

- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm

bằng tài sản của doanh nghiệp.

- Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh

nghiệp

- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản,

- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.

- Huy động vốn dưới mọi hình thức khác

Để những người có liên quan biết thực hiện quyền của mình đối với doanh nghiệp thì trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Ngoài ra, quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

1.3.2 Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

Sau khi ra quyết định giải thể, vấn đề quan trọng tiếp theo là thực hiện thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ. Khi thực hiện thanh lý tài sản và thanh toán nợ tức hoàn thành các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thực tế. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây [10, khoản 3 Điều 158]:

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của

pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

- Nợ thuế

- Các khoản nợ khác.

- Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

1.3.3 Hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, thủ tục giải thể chỉ được xem là hoàn thành khi cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Để hoàn tất thủ thục giải thể thì doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Các nghĩa vụ đó bao gồm nghĩa vụ đối với nhà nước, nghĩa vụ theo hợp đồng, nghĩa vụ đối với người lao động... Các nghĩa vụ này do chính doanh nghiệp chủ động tự thực hiện trên cơ sở đảm bảo chứng minh với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thực hiện đó thông qua hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh – khi đó doanh nghiệp xem như giải thể.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ

giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm [4, khoản 3 Điều 40]:

- Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp;

- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản

nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải

quyết;

- Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;

- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ gồm đầy đủ các giấy tờ trên và có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

1.4 Thực trạng giải thể doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay

Chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp ở Việt Nam có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt tăng nhanh về số lượng. Nhất là sau khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời.

Hình 2.1: Số lượng Doanh nghiệp đăng ký thành lập các năm 2005 đến năm 2011 160,864 39,959 46,663 58,907 65,318 84,531 89,187 77,548 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh Nghiệp

Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia-Cục quản lý đăng ký kinh doanh

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 31/12/2011, tổng số doanh nghiệp đăng ký theo Luật doanh nghiệp là 622.977 doanh nghiệp. Như vậy, số lượng doanh nghiệp đều tăng nhanh chóng qua các năm từ 2005 đến năm 2010. Riêng năm 2011, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới đạt 77.548 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký đạt trên 513 tỷ đồng, giảm khoảng 13% về số doanh nghiệp đăng ký mới và giảm 5.7% về số vốn đăng ký so với năm 2010 [19, tr 21]

Như vậy, bằng cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ đã làm gia tăng số lượng các doanh nghiệp được thành lập nhanh chóng. Đây là một tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng, thể hiện những tác động lớn của cải cách về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Kết quả đạt được là tín hiệu rất khả quan đối với nền kinh tế.

Đánh giá một cách chung nhất thì thủ tục đăng ký kinh doanh đã cải thiện rất nhiều và là một điểm sáng của môi trường kinh doanh Việt Nam. Thành tựu lớn nhất trong quá trình phát triển doanh nghiệp chính là sự cải thiện về khung pháp lý liên quan đăng ký kinh doanh và gia nhập thị trường. Theo đó, hiện tại, các doanh nghiệp gia nhập thị trường dễ dàng hơn rất nhiều so với các năm trước, thủ tục, thời gian và chi phí đã được cắt giảm, luật doanh nghiệp 1999 và năm 2005 là một bước tiến rất dài trong việc tạo lập môi trường minh bạch cho sự phát triển của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngược với thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp không được đánh giá cao. Chỉ tiêu “giải thể doanh nghiệp” đứng ở thứ hạng rất thấp (hạng 142/183 năm 2011).

Bảng 2.1: Một số chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam 2010-2011

Chỉ số thành phần Năm 2010 Năm 2011 Quốc gia vùng lãnh thổ

tốt nhất năm 2011

Lập doanh nghiệp 100 103 Niu-di-lân

Cấp giấy phép xây dựng 70 67 Hồng Kông

Đăng ký tài sản 43 47 Niu-di-lân

Vay vốn 21 24 Vương quốc Anh

Bảo vệ nhà đầu tư 172 166 Niu di lân

Đóng thuế 129 151 Ca-na-da

Thương mại quốc tế 65 68 Xin-ga-po

Thực thi hợp đồng 31 30 Lúc-xăm-bua

Giải thể doanh nghiệp 130 142 Nhật Bản

Điện lực 135 Ai-xơ-len

Nguồn: Báo cáo môi trường kinh doanh 2012 của ngân hàng thế giới

Trong số các chỉ số thành phần, chỉ có 3 chỉ số về “Cấp giấy phép xây dựng”, “Bảo vệ nhà đầu tư”, “Thực thi hợp đồng” tăng điểm xếp hạng nhưng mức độ cải thiện không lớn. Trong khi đó, 6 chỉ số thành phần còn lại đều giảm điểm, đáng chú ý 2 chỉ số giảm điểm nhiều nhất là „Đóng thuế” và “Giải thể doanh nghiệp” giảm hơn 10 điểm so với năm 2010. Tính trung bình số lần đóng thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam mỗi năm là 32 và thời gian để hoàn tất các thủ tục này khá dài, lên tới 872 giờ với tổng mức thuế suất các loại mà doanh nghiệp phải nộp lên tới 34,5% tổng lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, chi phí để có thể tiến hành hoàn tất giải thể. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp đang trong tình tình trạng cần tiến hành giải thể là rất lớn. Bởi trên thực tế số lượng doanh nghiệp thực sự đang hoạt động không nhiều như con số đăng ký.

Bảng 2.2:Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/2012 Tên tỉnh Tổng số doanh nghiệp Chia ra Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tý nước ngoài C 1 2 3 4 Toàn quốc (tổng số) 541103 4715 524076 12312

Toàn quốc (loại trừ DN không xác

minh được) 448393 4505 432559 11329 1 DN thực tế đang hoạt động SXKD 375732 3807 362540 9385 2 DN đã đãng ký nhýng chýa HĐ 17547 26 16505 1016 3 DN tạm ngừng SXKD 23689 35 23422 232 4 DN chờ giải thể 31425 637 30092 696

5 DN không xác minh được 92710 210 91517 983

Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp của Tổng cục thống kê năm 2012

Qua số liệu từ bảng trên, có thể thấy, trong tổng s ố 541.103 doanh nghiệp đang tồn tại về mặt pháp lý, có tới 92.710 doanh nghiệp hiện nay không thể xác minh được, trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 91.517 doanh nghiệp; 31.425 tổng số doanh nghiệp đang chờ giải thể. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê , trong tổng số 92.710 doanh nghiệp không xác minh được, có 60.454 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích.

Qua thực tế điều tra doanh nghiệp trong những năm gần đây của ngành Thống kê, số doanh nghiệp không xác minh được hoặc không tìm thấy thực chất là các doanh nghiệp hoạt động trá hình, thành lập để buôn bán hóa đơn thuế trị giá gia tăng, không thực hiện nghĩa vụ thuế, không có địa chỉ rõ ràng hoặc một số hộ kinh doanh cá thể có thành lập doanh nghiệp với hy vọng được hưởng chính sách ưu đãi

của Nhà nước nhưng không hoạt động theo Luật doanh nghiệp, không treo biển hiệu mà vẫn hoạt động như hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp này có tên trong danh sách đăng ký doanh nghiệp và danh sách được cấp mã số thuế (của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thuế tỉnh, thành phố) cộng dồn từ nhiều năm, nhưng còn treo thuế hoặc không thực hiện thủ tục phá sản, giải thể, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thực chất những doanh nghiệp này không còn tồn tại trong nền kinh tế, cần loại ra khỏi danh sách doanh nghiệp.

Báo cáo cũng cho biết , các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng doanh nghiệp không xác minh được lớn so với tổng số doanh nghiệp phải rà soát gồm: thành phố Hồ Chí Minh 48.531 doanh nghiệp, chiếm 26,8%; Hà Nội 23.174 doanh nghiệp, chiếm 19,7%; Hải Phòng 3.431 doanh nghiệp, chiếm 26%; Nghệ An 2.413 doanh nghiệp, chiếm 23,9%; Đắc Nông 343 doanh nghiệp, chiếm 26,5%,...

Trong tổng số 448.393 doanh nghiệp rà soát tại thời điểm 01/01/2012 có 4.505 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 3.807 doanh nghiệp (chiếm 84,5%) thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn nhà nước chiếm 50% trở lên kể cả những công ty cổ phần thành viên có vốn nhà nước chiếm 50% trở lên); 26 doanh nghiệp (chiếm 0,58%) đã đăng ký nhưng chưa hoạt động; 35 doanh nghiệp (chiếm 0,82%) tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 637 doanh nghiệp (chiếm 14,1%) chờ giải thể.

Báo cáo cũng chỉ ra, trong tổng số 432.559 doanh nghiệp rà soát tại thời điểm 01/01/2012 có 362.540 doanh nghiệp (chiếm 83,8%) đang hoạt động sản xuất kinh doanh; 16.505 doanh nghiệp (chiếm 3,8%) đã đăng ký nhưng chưa hoạt động; 23.422 doanh nghiệp (chiếm 5,4%) tạm ngừng sản xuất kinh doanh và 30.092 doanh nghiệp (chiếm 7%) đang chờ giải thể.

Năm 2012, số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động lên khoảng 54.261 doanh nghiệp, tăng 6,29% so với năm 2011, trong đó doanh nghiệp giải thể là 9.355

tăng 22,9%, ngừng hoạt động là 44.906 doanh nghiệp, bằng con số ngừng hoạt động của cả 12 năm trước, số còn hoạt động cũng giảm mạnh công suất [20, tr 27].

Với những con số thống kê trên cho thấy một thực trạng khá nghiêm trọng của nền kinh tế. Kinh tế phát triển dựa trên sự hưng thịnh của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận tăng thì xă hội cũng sẽ phát triển theo.

Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, việc tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh là quy luật tất yếu của quá trình phát triển. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh doanh nghiệp sẽ quyết định tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không có lãi, xuất hiện khó khăn trở ngại…mà doanh nghiệp không khắc phục được thì việc lựa chọn chấm dứt hoạt động kinh doanh là giải pháp hợp lý. Theo tổng kết của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các doanh nghiệp trên thế giới ra đời phần nhiều là nhỏ, sau ba năm khoảng 25% doanh nghiệp không tồn tại được. Sau năm năm, số đó còn khoảng 50%, còn 50% giải thể, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc lĩnh vực hoạt động cách xa với ý tưởng ban đầu của người thành lập doanh nghiệp. Sau mười năm tồn tại được chỉ còn 30% tiếp tục phát triển theo đúng con đường của mình.

Tuy nhiên, tồn tại hiện nay là có ba cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp nằm ở ba cơ quan khác nhau và số liệu về số lượng doanh nghiệp của các cơ quan này đưa ra dựa theo tiêu chí khác nhau. Điều này dẫn đến sự chênh lệch số liệu của cơ quan phụ trách đăng ký doanh nghiệp, Tổng cục thuế và Tổng cục Thống kê. Bởi hệ thống đăng ký doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam chưa cung cấp được thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)