Giới thiệu chung về Công ty cổ phần JM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

2.1. Bối cảnh giải thể công ty cổ phần JM

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần JM

2.1.1.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần JM

Tên công ty: Công ty cổ phần JM

Tên giao dịch: JM Việt Nam joint stock company Tên viết tắt: JM.,JSC

Địa chỉ trụ sở chính: 319 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103021886 Do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/01/2008, thay đổi đăng ký kinh doanh lần cuối ngày 14/10/2009.

Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng) Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng

Số cổ phần đã đăng ký mua: 30.000

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, mua bán, lắp đặt, xuất nhập khẩu thiết bị ngành điện, điện dân dụng, thiết bị âm thanh, ánh sáng, thiết bị ngành nước, xử lý nước, trang thiết bị nội ngoại thất, vật liệu xây dựng, thiết bị viễn thông (không bao gồm thiết bị nghe nhìn, sắt thép phân phối theo lộ trình), cáp vật liệu điện gia dụng, sản phẩm dây đồng, sản phẩm ống nhựa; Tư vấn xây dựng, thiết kế xây dựng; Dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh; Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị điện dân dụng, công nghiệp

Cơ cấu cổ đông: cơ cấu cổ đông của công ty theo danh sách cổ đông ngày

11/8/2011:

1. Khor Soon hui

Số cổ phần: 3.900 Tương ứng: 390.000.000 VNĐ

2. Công ty BaoHann SDN BHD

Đại diện Johan Siew Kok Hon

3. Hoàng Thị Thu Hiền

Số cổ phần: 15.300 Tương ứng: 1.530.000.000 VNĐ

Đại diện theo pháp luật của công ty: Trần Thị Bích Ngọc Chức danh: Giám đốc

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần JM

Trong giai đoạn năm 2008, Việt Nam đang thực hiện những nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư theo cam kết gia nhập thị trường thương mại thế giới WTO. Nhận thấy, Việt Nam là một thị trường tiềm năng và đây là cơ hội tốt để khai thác đầu tư và kinh doanh. Các nhà đầu tư đã cùng nhau góp vốn để thành lập Công ty cổ phần JM. Công ty cổ phần JM được thành lập và bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh từ năm 2008. Mục tiêu họat động kinh doanh của Công ty là thực hiện hoạt động sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu thiết bị ngành điện, điện dân dụng và viễn thông. Các cổ đông tham gia vào việc thành lập công ty bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Do tính chất đối vốn điển hình cũng như những ưu điểm trong việc huy động và chuyển nhượng vốn, công ty cổ phần thu hút những cá nhân có nhu cầu làm ăn kinh doanh với nguồn vốn có tính chuyển dịch cao. Mô hình các cổ đông lựa chọn là mô hình công ty cổ phần; qui mô vừa và nhỏ.

Trong đó, tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 49% vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư trong nước là 51%. Công ty thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.

Công ty ra đời vào thời điểm thị trường kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu của suy thoái, tuy nhiên, thị trường kinh tế trong nước vẫn còn sôi động và chưa bị ảnh hưởng nhiều. Vào thời điểm này, số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới gia tăng nhanh chóng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả cao. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Trong sự sôi động chung của thị trường Việt Nam. Công ty cổ phần JM đã được thành lập.

Công ty nhanh chóng hoàn tất các thủ tục thành lập, và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh thực tế. Thời điểm này, Việt Nam vừa thực hiện các nỗ lực đầu tiên về cải cách môi trường kinh doanh. Trong đó, chủ yếu là thực hiện các cải cách pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ra nhập thị trường. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, hành lang pháp lý đã cởi mở hơn, có những chuyển biến mạnh mẽ cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp, từ “cấp phép kinh doanh” sang “đăng ký kinh doanh”, loại bỏ nhiều thủ tục, giấy phép con chồng chéo, tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức và điều hành:

Ngay sau khi thành lập, công ty hoàn tất các thủ tục sau đăng ký kinh doanh, tại cơ quan thuế vào đầu năm 2008, Công ty bắt đầu tiến hành xây dựng bộ máy quản lý, tổ chức. Là một công ty vừa và nhỏ, mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần JM có phần gọn nhẹ và đơn giản nhằm đảm bảo cho các quyết định, tổ chức hoạt động được nhanh chóng và kịp thời.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

Cơ cấu nhân sự chủ chốt:

Giám đốc: Trần Thị Bích Ngọc Thành viên Hội đồng quản trị:

- Khor Soon hui

GIÁM ĐỐC PHÒNG ĐIỀU HÀNH PHÒNG KINH DOANH VÀ DỰ ÁN BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ - KẾ TOÁN

- Johan Siew Kok Hon đại diện cho Công ty BaoHann SDN BHD

- Hoàng Thị Thu Hiền

Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2008, tuy nhiên trong giai đoạn này hoạt động công ty chủ yếu tập trung cho công tác xây dựng cơ sở vật chất ban đầu và hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức. Sang năm 2009, công ty vẫn tiếp tục hoàn thiện quá trình đầu tư, thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế trong năm 2009 chủ yếu là từ Quý 4/2009 với sản phẩm đầu tiên được công ty đưa vào sản xuất và kinh doanh là mặt hàng thiết bị điện dân dụng. Ngoài ra, công ty cũng tiến hành nhập khẩu lô hàng máy móc thiết bị điện dân dụng khác. Nhìn chung, trong cơ cấu doanh thu năm 2009 thì mặt hàng thiết bị điện dân dụng cung cấp cho các đối tác được xem là mặt hàng chủ lực của Công ty, đóng góp trên 80% doanh thu và lợi nhuận trong cơ cấu sản phẩm của Công ty. Từ cuối năm 2009, do có sự biến động từ thị trường tiêu thụ, các khách hàng tiềm năng của Công ty đã giảm dần nhu cầu sử dụng các thiết bị điện dân dụng. Điều này làm cho doanh thu của mặt hàng thiết bị điện dân dụng (mặt hàng chủ lực của Công ty trong năm 2009) đã giảm xuống đáng kể trong năm 2009.

Đến năm 2010 tỷ trọng doanh thu của mặt hàng thiết bị điện dân dụng giảm từ 85,28% năm 2009 xuống chỉ còn 14,11%. Hơn nữa, trước áp lực các chi phí cho sản xuất tăng cao, cùng với việc biến động của tỷ giá USD/VNĐ liên tục tăng khiến cho nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Để giải quyết khó khăn, Công ty buộc phải thực hiện các giải pháp vay vốn ngân hàng bằng cách giảm bớt lượng hàng tồn kho và nguyên liệu dự trữ để thu hồi vốn và thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng. Do đó, tỷ trọng doanh thu từ bán các thiết bị điện tử dân dụng trong năm 2010 chiếm 80,45% trong tổng doanh thu. Sự cơ cấu hoạt động kinh doanh kịp thời trong năm 2010 đã giúp Công ty bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh đến thời điểm này.

doanh các loại thiết bị điện tử dân dụng, doanh thu từ hoạt động sản xuất gần như không có.

Như vậy, tính từ năm 2011, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty gần như ngừng trệ, tinh giảm lao động trực tiếp để tránh tình trạng thua lỗ. Doanh thu của Công ty chủ yếu có được thông qua bán hàng. Tuy nhiên, việc chênh lệch tỷ giá đă ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua.

2.1.1.2 Bối cảnh giải thể Công ty cổ phần JM

Năm 2011, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến phức tạp. Nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức to lớn bởi nguy cơ đổ vỡ từ thị trường tài chính, tình trạng thoái vốn đầu tư và tăng trưởng không đồng đều ở các khu vực. Hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam lâm vào tình trạng phá sản, giải thể doanh nghiệp chỉ sau một thời gian ngắn tồn tại. Hoạt động kinh doanh của công ty đi xuống, các thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc cũng nảy sinh nhiều bất đồng trong việc tiếp tục quản lý điều hành.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần JM, một số thành viên của Hội đồng quản trị đề nghị thông qua việc yêu cầu ban điều hành xây dựng phương án giải thể, thanh lý tài sản trình đại hội đồng cổ đông. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề liên quan pháp lý mà không đề cập chi tiết tới các vấn đề tình hình tài chính. Đề nghị yêu cầu tiến hành họp giải thể Công ty vì những lý do sau:

- Nhận thấy việc tiếp tục kinh doanh không đạt được lợi nhuận. Kế hoạch kinh

doanh năm 2011 là không khả thi do thị trường tiêu thụ suy giảm, kinh doanh gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, Ban điều hành, Hội đồng quản trị chưa có kế hoạch chiến lược phát triển, không còn thống nhất trong điều hành kinh doanh. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi và giá trị tài sản cho các cổ đông, phương án thanh lý tài sản và giải thể công ty trong tình hình hiện tại là phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay.

- Việc duy trì và kéo dài tình trạng như hiện nay sẽ dễ dẫn đến thất thoát tài sản và thiệt hại cho các cổ đông.

Vì những lý do nêu trên, việc xây dựng phương án thanh lý tài sản và giải thể công ty cổ phần JM là phù hợp với bối cảnh hiện nay của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)