Về điều kiện giải thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 63 - 65)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

2.2. Thực tiễn thi hành Pháp luật về giải thể tại Công ty cổ phần JM

2.2.2. Về điều kiện giải thể

Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Quy định về điều

kiện phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trước khi giải thể nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ và các bên có liên quan. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp tất yếu phát sinh các giao dịch với các bên liên quan. Các giao dịch này tất yếu cũng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của công ty với các bên. Về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ không được bảo đảm, quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp hoàn thành giải thể thì các quyền và nghĩa vụ của công ty sẽ chấm dứt, các quyền lợi của các bên có liên quan sẽ không được bảo đảm. Pháp luật đưa ra yêu cầu này là điều hợp lý, tránh trường hợp, một số công ty lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chiếm dụng vốn. Luật Công ty 1990 chỉ có quy định về các trường hợp giải thể mà không đưa ra điều kiện rõ ràng. Khoản 2 Điều 22 Luật Công ty 1990 quy định trường hợp giải thể khi “mục tiêu của công ty không thể thực hiện được nữa hoặc không còn có lợi”. Điều này dẫn tới việc trên thực tế, nhiều công ty không đủ điều kiện cũng xin giải thể mà thực chất là lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi.

Do vậy, điều kiện cần đối với Công ty cổ phần JM là phải thực hiện các nghĩa vụ nợ trước khi tiến hành giải thể. Chỉ khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ nợ của Công ty đối với các thành viên trong công ty, các bên liên quan Công ty mới có thể thực hiện quyền giải thể của mình tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ty cổ phần JM phải xác định được toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại trước thời điểm đưa ra quyết định giải thể Công ty.

Tuy nhiên, quyết định giải thể Công ty lại được Đại hội đồng cổ đông đưa ra khi thấy tình trạng công ty làm ăn thua lỗ mà chưa thực hiện đánh giá chính xác tình trạng tài sản còn lại của doanh nghiệp.

Sau khi đưa ra quyết định giải thể, Công ty xác định giá trị doanh nghiệp cụ thể để thực hiện thanh toán các khoản nợ, thanh lý các nghĩa vụ tài chính. Tổng giá trị tài sản còn lại của Công ty, Công ty không đủ khả năng thanh lý các khoản nợ của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các khoản vay nợ của Công ty đối với cổ

đông. Nhằm mục đích nhanh chóng thực hiện giải thể Công ty cổ phần JM, các cổ đông sáng lập của Công ty đành chấp nhận từ bỏ khoản nợ này.

Dù vậy, vấn đề đặt ra là trường hợp giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đã không còn đủ để thanh toán các khoản nợ khác như nợ thuế, nợ khách hàng,.... Trong khi thực tế, Công ty đã bắt đầu tiến trình giải thể và đang trong qúa trình giải thể. Và thông thường ở giai đoạn này thì doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh, chỉ còn thực hiện các hoạt động phục vụ cho công việc giải thể. Sau khi phát hiện ra tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp thì liệu doanh nghiệp có được chuyển sang thủ tục phá sản hay không?

Hơn nữa, theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn thanh toán nợ, thanh toán hợp đồng là không vượt quá 06 tháng. Tuy nhiên, do doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính trong thời hạn đó nên doanh nghiệp không thể hoàn thành thủ tục giải thể. Do vậy, không thể đặt ra vấn đề tiếp tục giải thể, vậy, liệu có được xem xét áp dụng thủ tục phá sản hay không?

Việc quy định giới hạn thời hạn thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng không vượt quá 06 tháng cũng là không hợp lý. Ở đây, có thể hiểu thời hạn thanh toán các nghĩa vụ nợ không được vượt quá 06 tháng tính kể từ thời điểm có quyết định giải thể. Tuy nhiên, sau khi đưa ra quyết định giải thể, công ty còn phải tiến hành thanh lý tài sản, thực hiện quyết toán thuế tại cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội để xác định chính xác số nợ của doanh nghiệp. Thông thường thời gian này thường kéo dài trên 9 tháng. Chưa kể đến, đối với những công ty có quy mô lớn, việc tất toán các khoản nợ thường kéo dài và không thể kết thúc trong vòng 06 tháng như quy định của luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)