CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
2.3. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về giả
về giải thể doanh nghiệp
Để việc tiến hành giải thể doanh nghiệp được tiến hành nhanh chóng và góp phần vào cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, tác giả luận văn xin đưa ra một số ý kiến đánh giá sự cần thiết hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động giải thể doanh nghiệp như sau:
2.3.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp được giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời tạo ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp không ngừng đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong xu thế cạnh tranh và toàn cầu hóa, tốc độ và chu trình vòng đời của doanh nghiệp cũng được rút ngắn hơn so, gia nhập thị trường hày rút lui khỏi thị trường là điều khó tránh.
Sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999, đặc biệt là Luật doanh nghiệp 2005 với tư cách là một đạo luật thống nhất đã góp phần cải thiện rất lớn môi trường kinh
doanh. Một trong những cải thiện rõ nét nhất đó chính là đơn giản hóa khâu gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khi vấn đề đăng ký kinh doanh có nhiều cải thiện, góp phần đẩy nhanh số lượng doanh nghiệp trong những năm gần đây thì pháp luật về giải thể doanh nghiệp lại không được quan tâm thích đáng. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc áp dụng thủ tục giải thể nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng tham gia vào một chu trình kinh doanh mới, cũng như góp phần hình thành một cơ chế pháp lý đồng bộ cho hoạt động chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp, nhưng tình hình thực tiễn giải thể các doanh nghiệp vẫn còn tốn kém nhiều chi phí thời gian cũng như tiền bạc và chưa đạt kết quả như mong muốn. Một số lượng lớn doanh nghiệp đã ngừng hoạt động trên thực tế nhưng vẫn không thể hoàn tất các thủ tục giải thể. Một số lượng lớn các doanh nghiệp khác thì lại không tiến hành giải thể theo quy định của pháp luật mà tự động rút lui khỏi thị trường. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho cơ quan nhà nước trong quản lý, kiểm soát các doanh nghiệp. Tiêu chí đóng cửa doanh nghiệp nói chung hay giải thể doanh nghiệp nói riêng là một trong những tiêu chí được đưa ra để đánh giá môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tiêu chí giải thể doanh nghiệp ngày càng tụt hạng và được đánh giá rất thấp. Nhà đầu tư muốn giải thể doanh nghiệp để bắt đầu một chu trình kinh doanh mới tốn thời gian khoảng 5 năm và mất 15% chi phí tài sản [8]. Giải thể doanh nghiệp càng nhanh chóng, chi phí thấp thì sức hút của nền kinh tế đó đối với các nhà đầu tư càng cao. Về phía doanh nghiệp, việc giải thể doanh nghiệp càng thuận lợi, sẽ cho phép tài sản của doanh nghiệp nhanh chóng tham gia vào một chu trình kinh doanh khác; quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp sớm được giải quyết; các khoản nợ sớm được thanh toán cho các chủ nợ, đưa vốn trở vào lại chu kỳ xoay vòng vốn của hệ thống tài chính.
Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi, nhanh chóng, giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp là một yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng như cầu từ phía các doanh nghiệp cũng như yêu cầu quản lý nhà nước đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi.
2.3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá qua thực tế giải thể tại công ty cổ phần JM, luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể như sau:
Thứ nhất, cần có hướng dẫn cụ thể để xác định thế nào là doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Khi đến Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các cơ hội đầu tư, điều kiện để biến cơ hội đó thành tiền, chuyển tiền về nước thế nào, c thực sự không quan tâm đến các tỷ lệ sở hữu một cách chi tiết. Trong khi đó, cơ quan quản lý xác định các tỷ lệ này nhằm mục tiêu gì, để kiểm soát các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay để khuyến khích họ. Do đó, trong kế hoạch hoàn thiện pháp luật, có thể xem xét khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các nước để xây dựng khái niệm cho phù hợp với mục đích. Định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được cân nhắc theo hai phương án.
Thứ nhất, đó là doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên (dựa trên Hiệp định chung về dịch vụ - GATS). Thứ hai, đó là doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 10% trở lên, trên cơ sở quy định của OECD”, điều quan trọng là phải thống nhất trong quy định và trong thực thi.
Thứ hai, cần phải thống nhất về tỷ lệ thông qua quyết định về giải thể doanh nghiệp tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, tỷ lệ thông qua quyết định là 65% đối với các vấn đề thông thuờng và 75% đối với các quyết định về giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp quy định một tỷ lệ khác. Trong khi đó, Tại Nghị quyết 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO (Nghị quyết 71/2006/NQ/QH11) về tỷ lệ thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông lại quy định: Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Tỷ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của Đại hội
đồng cổ đông. .. Hơn nữa, khi khái niệm thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có cách hiểu thống nhất thì tỷ lệ thông qua quyết định của doanh nghiệp sẽ áp dụng theo luật doanh nghiệp 2005 hay theo biểu cam kết gia nhập WTO cũng không rõ ràng.
Quy định một tỷ lệ cao khi thông qua các quyết định cao là nhằm mục đích bảo vệ các cổ đông thiểu số, tuy nhiên, đối với các công ty quy mô lớn, việc đạt được quyết định với tỷ lệ cao như thế là rất khó. Điều này dẫn đến, quy định này thường bị các cổ đông thiểu số lạm dụng. Theo tác giả, có thể áp dụng cách hiểu thống nhất như được nêu trong cam kết gia nhập WTO và áp dụng thống nhất chung cho các loại hình doanh nghiệp.
Thứ ba, bổ sung quy định trong thời gian chờ Tòa án, Trọng tài giải quyết đối với yêu cầu xem xét hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì quyết định đó vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, thời gian này sẽ được xem là trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán nợ trong quá trình giải thể.
Thứ tư, về điều kiện giải thể doanh nghiệp: Hiện tượng các doanh nghiệp sau khi đã thông qua quyết định giải thể, đang trong tiến trình thực hiện giải thể mới phát hiện ra doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện về giải thể. Đối với trường hợp
này, pháp luật về giải thể doanh nghiệp cần có hướng dẫn bổ sung như sau: Trường
hợp sau khi doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể mà có căn cứ xác định doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ trong vòng 06 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án có thẩm quyền. Quyết định giải thể doanh nghiệp sẽ hết hiệu lực kể từ thời điểm doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tránh sự không rõ ràng khi nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để giải thể nhưng vẫn tiến hành chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo thủ tục giải thể. Đưa ra yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp rơi vào trường hợp này phải thực hiện theo thủ tục phá sản doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong xã hội, tránh làm phương hại tới lợi ích của các bên liên quan.
Thứ năm, về trình tự thủ tục giải thể: Nghĩa vụ gửi quyết định giải thể doanh nghiệp kèm theo thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tới các bên liên quan.
Một là, về nghĩa vụ gửi thông báo về việc giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 07 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp. Quy định về nghĩa vụ gửi quyết định giải thể doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, trong điều kiện hệ thống thông tin doanh nghiệp chưa cho phép, phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư chỉ nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp khi có đầy đủ các đầu mục hồ sơ. Nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục tại cơ quan hải quan, thuế, bảo hiểm. Do vậy, có thể loại bỏ quy định về nghĩa vụ gửi quyết định giải thể doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau này, khi hệ thống thông tin doanh nghiệp đã được nâng cấp, thì doanh nghiệp có thể gửi thông báo kèm quyết định giải thể doanh nghiệp tới phòng đăng ký kinh doanh, và thông tin về doanh nghiệp giải thể sẽ được lưu trên hệ thống. Điều này sẽ vừa thuận lợi cho doanh nghiệp vừa thuận lợi cho cơ quan quản lý doanh nghiệp khi kiểm soát tiến trình giải thể doanh nghiệp.
Hai là, về nghĩa vụ gửi thông báo tới các chủ nợ, người có quyền lợi liên quan. Nhằm đảm bảo việc doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ gửi quyết định giải thể cho các bên có liên quan cũng như thông báo cho các chủ nợ, cần phải đưa ra chế tài mạnh mẽ để áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp vi phạm. Quyết định giải thể được gửi cho các chủ nợ, người có quyền và lợi ích có liên quan thì các chủ thể này mới có có sở và biết để thực hiện các quyền, lợi ích chính đáng của mình. Cần bổ sung quy định về chế tài áp dụng đối với trường hợp vi phạm như
sau: Trường hợp doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thông báo, doanh nghiệp (thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, Giám đốc, Tổng giám đốc, thành viên hợp danh) sẽ phải thực hiện thanh toán khoản nợ và chịu phạt trên giá trị nợ không thanh toán do vi phạm nghĩa vụ thông báo.
Ba là, về việc xác định quyền đòi nợ:Có thể bổ sung quy định: “Trường hợp công ty đã tiến hành đầy đủ các bước thông báo cho chủ nợ nhưng chủ nợ không thực hiện quyền đòi nợ (kể cả trong trường hợp khách quan) thì doanh nghiệp tiến
hành giải thể. Sau khi doanh nghiệp giải thể thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh không phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ chưa thanh toán.”
Bốn là, quy định về việc đăng báo bố cáo giải thể doanh nghiệp:Cần có quy định hướng dẫn cụ thể các trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng báo giải thể doanh nghiệp. Việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh không yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành đăng bố cáo chấm dứt hoạt động chi nhánh. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng tại các cơ quan thuế, thì ba số báo liên tiếp đăng bố cáo chấm dứt hoạt động của chi nhánh vẫn là một yêu cầu bắt buộc. Chính sự không rõ ràng của các quy định pháp lý, dẫn tới những cách hiểu không thống nhất và áp dụng tùy tiện của các cơ quan có thẩm quyền. Và doanh nghiệp cũng không có cơ sở rõ ràng để bảo vệ được quyền lợi của mình. Về lâu dài, nên loại bỏ quy định về việc đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử, thay vào đó là việc xây dựng mạng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Thông tin về doanh nghiệp giải thể sẽ được hiển thị trên hệ thống này.
Năm là, về việc thanh lý tài sản: Bổ sung quy định “Trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng nhưng doanh nghiệp không thành lập thì chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, thành viên Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Trong trường hợp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản mà gây thiệt hại cho công ty thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường căn cứ trên thiệt hại thực tế phát sinh.”
Sáu là, về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng: Quy định về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng nhằm mục đích doanh nghiệp giải thể sớm thực hiện nghĩa vụ của mình với các chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan. Tuy
nhiên, để đảm bảo cho việc thanh toán nợ theo đúng thời hạn quy định và quy định được thực hiện trên thực tế thì cần phải bổ sung quy định:
- Cơ chế kiểm soát thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng của doanh
nghiệp giải thể. Có thể được thực hiện khi có hệ thống thông tin liên kết giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan Hải quan.
- Chế tài áp dụng đối với doanh nghiệp vi phạm về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng.
- Cho phép doanh nghiệp được kéo dài thời hạn khi có nguyên nhân khách
quan. Cụ thể: Thời hạn thanh toán các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng không quá
06 tháng kể từ ngày quyết định giải thể được thông qua. Trường hợp vì lý do khách quan thì doanh nghiệp được đề nghị kéo dài thời hạn thanh lý nhưng phải có văn bản giải trình với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bảy là, về thứ tự ưu tiên thanh toán khi giải thể doanh nghiệp: Một trong những khoản chi phí mà các doanh nghiệp đều phải bỏ ra khi thực hiện giải thể đó chính là các chi phí giải thể. Khoản chi phí này, như đã phân tích ở trên, chiếm một phần khá lớn trong giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí này lại không được đưa vào trong quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán. Cần bổ sung quy định ưu tiên thanh toán đầu tiên là các chi phí liên quan đến việc giải thể.
Tám là, về trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh: Bổ sung quy định thêm vào Khoản 3 Điều 158 Luật doanh nghiệp và Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP nội dung về trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh khi
doanh nghiệp giải thể như sau: Kể từ khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được
thông báo, quyết định giải thể của doanh nghiệp gửi tới, nếu doanh nghiệp gửi văn bản yêu cầu giúp đỡ thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải có trách nhiệm phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục giải thể mà doanh nghiệp gặp khó khăn. Nếu cơ quan đăng ký kinh doanh không thực hiện nhiệm vụ trên thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường cho doanh nghiệp nếu gây ra thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm của mình.”
Chín là, nhằm mục đích thống nhất và tránh nhầm lẫn khi xác định thời hạn