Về hậu quả pháp lý sau khi giải thể doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 75 - 76)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

2.2. Thực tiễn thi hành Pháp luật về giải thể tại Công ty cổ phần JM

2.2.4. Về hậu quả pháp lý sau khi giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến xung đột với lợi ích chung của xã hội, đến tình hình trật tự an tại địa phương.

Các hậu quả pháp lý phát sinh sau khi doanh nghiệp giải thể chủ yếu là trách nhiệm của doanh nghiệp đã bị giải thể đối với bên thứ ba. Khi doanh nghiệp giải thể thì doanh nghiệp không còn tồn tại về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ chấm dứt. Vấn đề đặt ra là khi doanh nghiệp đă hoàn thành thủ tục giải thể nhưng do có sai sót, gian dối thì quyền của bên thứ ba có được bảo đảm hay không, bằng cách nào. Yêu cầu này xuất phát từ thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào các quan hệ. Vấn đề này được quy định hướng dẫn tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp.

Đối với trường hợp hoàn thành thủ tục nhưng hồ sơ có sự sai sót, gian dối: Nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba, quyền lợi của nhà nước khi doanh nghiệp giải thể, các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Nếu hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thì các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm, bao gồm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết; và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể.

Tuy vậy, thời điểm ràng buộc trách nhiệm cho những đối tượng trên là ở thời điểm nào, trước hay tại thời điểm giải thể, cũng không được xác định cụ thể. Cơ chế

để người có quyền đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán sẽ yêu cầu ra sao đối với những người này? Theo trình tự thủ tục nào? Khi mà các quyền và nghĩa vụ xác lập đối với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không còn tồn tại.

Một điểm cần lưu ý nữa là đối với các công ty cổ phần đă niêm yết, có hàng chục, hàng trăm cổ đông và khoản lợi nhuận còn lại sau khi tiến hành thanh lý tài sản công ty giải thể đã được chia cho các cổ đông. Vậy liệu khả năng đòi lại quyền lợi của bên thứ ba đối với trường hợp này có khả năng thi hành trên thực tế hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)