Đánh giá chứng cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 30 - 33)

1.2. Nội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra

1.2.3. Đánh giá chứng cứ

tin cậy, giá trị của từng chứng cứ cũng như tổng thể của nó và nguồn của chúng, trên cơ sở đó rút ra kết luận phù hợp về vụ án. Là một hoạt động tư duy logic, đánh giá chứng cứ được thừa nhận là một giai đoạn phức tạp trong toàn bộ quá trình chứng minh tội phạm” [16]. Từ đó, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra VAHS là hoạt động tư duy lôgíc của CQĐT, VKS trên cơ sở quy định của pháp luật, nhằm xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ và toàn bộ các chứng cứ đã được thu thập. Đây là một khâu phức tạp trong quá trình chứng minh VAHS, các chủ thể THTT sử dụng kết quả đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho các kết luận, quyết định giải quyết dứt điểm vụ án. Do đó, hơn bao giờ hết, hoạt động đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra VAHS phải thực hiện một cách cẩn trọng, triệt để tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động đánh giá chứng cứ, đây là hoạt động tìm kiếm giá trị chứng minh của chứng cứ được xác định bởi khả năng xác lập hay phủ nhận một hoặc một số tình tiết của đối tượng chứng minh trong các VAHS để làm rõ giá trị chứng minh của từng loại chứng cứ và tính đầy đủ của chứng cứ đã được thu thập. Tuy nhiên, khác với hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử, hoạt động đánh giá chứng cứ trong giai đoạn này nhằm đưa ra kết luận của CQĐT được thực hiện trước khi xét xử và nhằm mục đích phục vụ cho giai đoạn xét xử mà chưa có hiệu lực pháp luật. Chỉ trong trường hợp CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra thì việc đánh giá chứng cứ mới có tính quyết định.

Theo V.I. Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt tất cả các mối quan hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc” [30, tr 384]. Do đó, đánh giá chứng cứ ở giai đoạn điều tra cần áp dụng hai phương pháp sau đây:

Trước hết, đánh giá từng chứng cứ. Đây là hoạt động tư duy của Điều tra viên, Kiểm sát viên nhằm xác định sự hiện diện của chứng cứ thu thập được, mức độ tin cậy, giá trị chứng minh của từng chứng cứ được thu thập được trong vụ án.

Sau đó, đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ thu thập được. Hoạt động này là hoạt động nhận thức của các chủ thể đánh giá chứng cứ toàn diện trong mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình chứng minh. Từ đó, CQĐT ra Bản kết luận điều ra và các văn bản tố tụng khác góp phần giải quyết đúng đắn VAHS một cách khách quan.

Tuy nhiên, việc đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra VAHS chỉ mang tính sơ bộ, chưa cụ thể. Bởi lẽ, nó được thực hiện trước khi xét xử và chỉ nhằm phục vụ xét xử; chỉ trong trường hợp, CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra thì việc đánh giá chứng cứ ở giai đoạn này mới mang tính quyết định.

Điều tra viên, Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án phải luôn xuất phát từ thực tế của chính những dấu vết của tội phạm để lại một cách khách quan để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ đầy đủ những thông tin về vụ phạm tội như nó đã từng phản ánh và phát huy nỗ lực chủ quan của mình để nhận thức đúng sự thật của vụ án. Các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ có sự độc lập tương đối về tính chất, phương pháp và mục tiêu thực hiện những có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau, bước này tạo điều kiện cho việc thực hiện bước sau được thuận lợi và ngược lại. Kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ được sử dụng như phương tiện kiểm tra chứng cứ, kết quả hoạt động kiểm tra chứng cứ là cơ sở cho hoạt động đánh giá chứng cứ lại là cơ sở để xác định sự cần thiết phải thu thập thêm chứng cứ. Việc thực hiện không tốt dù chỉ một bước sẽ ảnh hưởng xấu đến các bước còn lại và toàn bộ quá trình chứng minh.

Trong quá trình điều tra, nhận thức cảm tính dễ dẫn đến sự ngộ nhận chứng cứ, vì quá trình này thường được bắt đầu từ việc điều tra viên thụ cảm những thông tin chưa được kiểm tra, xác minh như các dấu vết, lời khai mới được thu thập một cách riêng lẻ, chưa thể đi sâu tìm hiêu nguồn gốc và bản chất thực sự của những dấu vết và lời khai trong mối liên hệ tất nhiên hay ngẫu nhiên với hành vi phạm tội. Sự chủ quan thường xem xét sự vật theo nhận thức cảm tính mà không phải xuất phát từ mối liên hệ khách quan. Cách nhìn nhận, xem xét thiếu khách quan, không toàn diện trong thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra là những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)