3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chứng minh trong gia
3.2.2. Giải pháp đối với chủ thể có trách nhiệm chứng minh
Trong quá trình chứng minh VAHS, chất lượng và hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào các chủ thể THTT, đặc biệt là các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm các cấp. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS, cần tiến hành các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát đủ về số lượng, giỏi về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao. Cụ thể là các giải pháp sau:
- Tăng cường, bổ sung nhân lực cho các CQĐT nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải trong quá trình điều tra, ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động chứng minh, nhất là các CQĐT cấp quận, huyện, miền núi, hải đảo xa xôi. Cần củng cố và hoàn thiện mối quan hệ của các CQĐT với các cơ quan khác hỗ trợ điều tra.
- Đảm bảo đủ về số lượng các chủ thể có trách nhiệm chứng minh, hạn chế tình trạng làm việc quá tải và làm tồn đọng án, chất lượng giải quyết vụ án được nâng cao. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyển dụng, bổ nhiệm các cán bộ, công chức và phân công công việc hợp lý.
- Đảm bảo về mặt chất lượng đội ngũ cán bộ có trách nhiệm chứng minh trong các cơ quan THTT. Cần thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật ngay từ khuân tuyển dụng, bổ nhiệm thật tột, đầy đủ, chính xác. Ngoài ra, cần phải có thêm yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học để có thể tiếp thu và ứng dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài về điều tra hình sự. Chế độ tuyển chọn phải công khai, công bằng, minh bạch… Xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên của nước ta có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp giỏi là yêu cầu cấp thiết. Nâng cao trình độ pháp lý nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của những người THTT.
Bên cạnh việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo quy định chung trong giai đoạn hiện nay thì đòi hỏi thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chứng minh cho những người THTT. Tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những tồn tại sai sót trong hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến đối tượng chứng minh để khắc phục, uốn nắn kịp thời. Làm rõ trách nhiệm đối với những người để xảy ra sai sót trên cơ sở đó xem xét xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Đối với những
người cố ý vi phạm thì cần nghiêm khắc xử lý để từ đó nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ những người THTT.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề về trình độ chuyên môn và kỹ thuật kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ Điều tra viên để đáp ứng yêu cầu về chất lượng của Điều tra viên. Việc đào tạo Điều tra viên tương lai ở các trường, Học viện của Bộ công an cần có sự đổi mớ về nội dung chương trình theo hướng cơ bản, tòa diện, gắn với thực tiễn để khi ra trường các học viên có khả năng nhanh chóng tiếp cận thực tế, vận dụng thành thạo lý thuyết được trang bị vào công việc của mình.